Cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 60)

3.1.5.1. Cơ chế chính sách

- Chính sách về quản lý rừng: Bao gồm một số chính sách quan trọng:

+ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, sửa đổi năm 2004.

+ Quyết định số 08/2001/TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

+ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng.

+ Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Áp dụng chính sách về quản lý rừng, huyện đã quy hoạch đất lâm nghiệp và đất dự phòng cho phát triển lâm nghiệp. Theo kết quả rà soát 3 loại rừng, diện tích đất rừng phòng hộ là 15.252,9ha chiếm 22,4% tổng diện tích đất lâm nghiệp, rừng đặc dụng là 15.637,5ha chiếm 23% tổng diện tích đất lâm nghiệp và 37.206,2ha là đất rừng sản xuất chiếm 54,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Việc quy hoạch đất lâm nghiệp này đã tạo điều kiện cho huyện chủ động trong việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tạo cho các tổ chức cá nhân yên tâm khi phát triển sản xuất nhất là trên những loại hình kinh doanh có chu kỳ dài.

- Chính sách về đất đai: Bao gồm các chính sách chủ yếu sau đây:

+ Nghị định 02/ CP ngày 15/01/1994 quy định việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

+ Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 về giao khoán đất và sử dụng rừng vào mục đích nông, lâm nghiệp.

+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

Thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh, huyện Hoành Bồ đã thực hiện khá tốt công tác giao đất giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

Bảng 3.6: Kết quả GĐGR ở tỉnh Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ

Đơn vị: ha Đơn vị Tổng diện tích đất lâm nghiệp Diện tích đất LN đã giao Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp Tổng diện tích % Tổng số Hộ GĐ, cá nhân Tổ chức Tỉnh Quảng Ninh 934.039 848.948 90,89 36.997 34.997 1.980 Huyện Hoành Bồ 68.096,5 101.144 91,95 4.616 4.430 186

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Về cơ bản tỉnh đã hoàn thành việc giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao là 848.95ha chiếm 90,89% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Tính đến nay, tổng diện tích huyện đã giao lên tới 101.144ha chiếm 91,95% diện tích đất lâm nghiệp của huyện. Trên số diện tích đất đã giao có 4.616 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho cá nhân hộ gia đình (4.430 giấy), tổ chức (186 giấy). Việc giao đất giao rừng đã gắn liền quyền lợi và trách nhiệm của người dân sống trên địa bàn với rừng.

Kết quả khảo sát và đánh giá ở huyện Hoành Bồ cho thấy ảnh hưởng của giao đất giao rừng tới rừng trồng sản xuất thể hiện ở một số nét chính được trình bày trong bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của GĐGR tới phát triền RTSX ở Hoành Bồ

Ảnh hƣởng tích cực Ảnh hƣởng tiêu cực

1. Đất được giao đã cơ bản được quản lý và sử dụng đúng mục đích, đang dần phát huy hiệu quả. Một số hộ gia đình, cá nhân đã có thu nhập từ rừng góp phần xóa đói giảm nghèo.

2. Phát huy quyền làm chủ, tạo động lực cho các chủ rừng đầu tư vốn trồng rừng, chủ động kế hoạch sản xuất hàng năm. 3. Diện tích và các mô hình RTSX tăng lên đáng kể, các sản phẩm lâm sản ngày càng được đa dạng hóa trên thị trường. 4. Nâng cao được ý thức trách nhiệm trong bảo vệ rừng, năng suất và chất lượng rừng trồng được nâng lên; hộ gia đình, cá nhân và tập thể đã tự bỏ vốn đầu tư trồng RSX.

5. Số lượng trang trại lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả xuất hiện.

6. Mô hình trồng RSX với các hình thức liên kết có xu hướng mở rộng.

1. Đất đai manh mún, nhỏ lẻ nên khó tạo ra số lượng nguyên liệu, hàng hóa tập trung quy mô lớn.

2. Đối với quy hoạch vùng nguyên liệu sau giao đất giao rừng sẽ rất khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục để đủ diện tích trồng rừng cần thiết.

3. Một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng chính sách giao khoán đất để đầu cơ, buôn bán và kinh doanh đất lâm nghiệp bất hợp pháp.

4. Diện tích rừng tự nhiên đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ngày càng giảm về chất lượng và số lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Nhìn chung việc giao đất giao rừng của huyện thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, các tổ chức, cá nhân hộ gia đình nhận rừng đều phấn khởi, yên tâm phát triển kinh tế đồng thời sử dụng rừng đúng mục đích. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập nhất định mà trong khuôn khổ trách nhiệm của huyện rất khó có thể giải quyết được như: việc xác định ranh giới trên thực địa của các chủ rừng là điều rất khó nên vẫn xảy ra tranh chấp, một số hộ gia đình khó khăn không đủ điều kiện để kinh doanh rừng nên đất rừng được giao không có tác động hoặc tác động nhưng hiệu quả rất thấp,…

- Chính sách về thuế, đầu tư, tín dụng: Bao gồm các chính sách chủ yếu sau:

+ Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi).

+ Quyết định số 264/92/CP ngày 22/2/1992 về Chính sách đầu tư phát triển rừng.

+ Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 Quy định chi tiết thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.

+ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và QĐ 199/2001/TTg ngày 28/12/2001 về Đối tượng miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

+ Nghị quyết Quốc hội 2003 về Miễn giá thuế sử dụng đất nông nghiệp. + Nghị định 106/2004/CP 1/4/2004 về Tín dụng đầu tư phát triển.

+ Quyết định số:147/2007/QĐ-TTg về Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.

Trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu là Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Hoành Bồ sử dụng vốn tín dụng để trồng rừng nguyên liệu. Suất đầu tư cho trồng rừng tại huyện Hoành Bồ phụ thuộc vào nguồn vốn được cấp, mỗi nguồn vốn có những quy định mức đầu tư khác nhau:

+ Rừng trồng theo dự án PAM người dân được cung cấp cây giống, phân bón và được hỗ trợ 100kg gạo cho 1ha rừng trồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Rừng trồng theo Dự án 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: mức đầu tư ngoài giống, phân bón người dân được hỗ trợ từ 1,7 triệu/ha sau đó nâng lên 2,5 triệu/ha , 4 triệu/ha, 6 triệu/ha; Ngân sách chỉ hỗ trợ 2 triệu/ha chủ yếu là để mua cây giống, phân bón và thuê thiết kế, người dân tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc và bảo vệ (Thông tư 02/2008/TTLT-BKH-BNN-BTC).

+ Rừng trồng nguyên liệu do Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Hoành Bồ đầu tư: Hộ dân nhận trồng rừng nguyên liệu được vay toàn bộ số tiền đầu tư cho 1 chu kỳ kinh doanh (theo dự toán của công ty). Tiền vay được giải ngân theo tiến độ trồng rừng và phụ thộc vào loài cây trồng. Cụ thể: Keo tai tượng đầu tư 8.580.000 đồng/ha/chu kỳ, Keo lai đầu tư 9.533.000 đồng/ha/chu kỳ, (phụ lục 04, 05, 06)

+ Rừng trồng nguyên liệu do Cty TNHH 1TV Innovgreen Quảng Ninh đầu tư cho 1 chu kỳ kinh doanh Bạch đàn khoảng 8.272.000 đồng/ha/chu kỳ (theo dự toán của công ty), mức thâm canh rừng trồng tương đối cao.

Nhìn chung, suất đầu tư cho trồng rừng và mức thâm canh rừng trên địa bàn huyện Hoành Bồ ở mức độ trung bình. Các chính sách đầu tư, tín dụng, thuế sử dụng đất lâm nghiệp đã tương đối mở như về ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế sử dụng đất cho những vùng đặc biệt khó khăn,… Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư mới chỉ dừng ở đầu tư trong nước là chủ yếu, đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

- Chính sách về khai thác, vận chuyển lâm sản và thị trường:

+ QĐ 136/CP ngày 31/7/1998 về Sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu gỗ lâm sản.

+ Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng.

+ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.

+ Quyết định 02/1999/BNN/PTLN ngày 05/01/1999; Quyết định 04/2004/BNN/LN (sửa đổi) ngày 02/02/2004 và Quyết định 40/2005/BNN (sửa đổi) ngày 07/7/2005 của Bộ NN&PTNT ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.

+ Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Rừng sản xuất được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 2 triệu/ha sau khi khai thác chủ rừng được hưởng lợi 100% sản phẩm và được miễn thuế.

Trồng rừng nguyên liệu từ vốn vay của Công ty Lâm nghiệp Hoành Bồ sau khi khai thác (6-7 năm) chủ rừng nộp sản phẩm cho công ty từ 42-64 m3/ha (tùy theo loài cây) số sản phẩm còn lại chủ rừng có thể tự bán hoặc bán lại cho công ty.

Nhìn chung, chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm thông thoáng, ít gây phiền hà và có lợi cho chủ rừng. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn chưa có tính hấp dẫn với các chủ rừng bởi lẽ đặc điểm của cây lâm nghiệp là chu kỳ kinh doanh dài, thiếu vốn đầu tư, cơ chế phân chia sản phẩm (trường hợp vay vốn) vẫn thiệt thòi cho chủ rừng,…

Cơ chế tiêu bao sản phẩm chưa hấp dẫn người dân, giá thu mua gỗ nguyên liệu thấp. Việc tổ chức thu mua thiếu hợp lý (địa điểm, thời gian,...) người dân bán sản phẩm vẫn thường bị ép giá. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa các Ban quản lý, các bộ phận có liên quan trên cùng một địa bàn chưa chặt chẽ, chưa lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn của các dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.5.2. Tổ chức thực hiện

- Tổ chức sản xuất lâm nghiệp

Tổ chức sản xuất hình thành 2 hệ thống: hệ thống các phòng ban tại huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn từ các ban ngành trên tỉnh, mạng lưới hoạt động lâm nghiệp tại xã được đặt dưới sự chỉ đạo của các phòng ban tuyến huyện

Huyện có Phòng Nông nghiệp huyện, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, Hạt kiểm lâm, Trạm khuyến nông-khuyến lâm

Mỗi xã có 1 cán bộ phụ trách lâm nghiệp và phát triển rừng, 1 cán bộ khuyến lâm viên, 1 cán bộ kiểm lâm viên.

- Chỉ đạo thực hiện

Hàng năm tỉnh có quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của từng dự án xuống cơ sở, sau đó ban quản lý dự án huyện tiến hành hợp đồng tư vấn thiết kế, lập hồ sơ dự toán các hạng mục công trình lâm sinh.

Ban quản lý dự án tỉnh thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban quản lý dự án cấp huyện thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng kế hoạch và phương án được phê duyệt.

Ban quản lý cấp huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý cấp tỉnh, trực tiếp ký kết hợp đồng trồng rừng với chủ rừng, giám sát, kiểm tra và nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, báo cáo định kỳ với cấp trên,…

-Công tác khuyến lâm

Công tác khuyến lâm của tỉnh cũng như của huyện trong thời gian qua luôn được quan tâm, chú trọng. Nội dung của hoạt động chủ yếu tập trung tập huấn và chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn về giống mới. Theo số liệu điều tra tại huyện Hoành Bồ, hiện nay các loài cây dùng để trồng rừng trên địa bàn huyện đều đã có quy trình cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn như: Keo tai tượng, keo lai, bạch đàn, trám trắng, thông nhựa, luồng,… Hàng năm số cán bộ tham gia mạng lưới khuyến lâm từ huyện đến xã đều được dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ khuyến lâm do Trung tâm khuyến nông tỉnh tổ chức với 80% cán bộ đã được dự các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ.

3.2. Đánh giá chất lƣợng sinh trƣởng rừng trồng trong mô hình điển hình

Qua điều tra khảo sát địa điểm nghiên cứu, mô hình trồng rừng được chọn đưa vào đánh giá phải thỏa mãn điều kiện sau:

- Loài cây trồng chính phù hợp với chính sách phát triển lâm nghiệp chung của Nhà nước và của địa phương.

- Loài cây trồng rừng được lựa chọn đang là loài được trồng phổ biến hoặc đang được trồng thử nghiệm nhưng có tiềm năng, có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, có giá trị kinh tế cao, có thị trường rộng và được người dân ưa thích.

Dựa trên một số tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn ra 3 mô hình trồng rừng sản xuất thuần loài, mật độ trồng ban đầu là 1650 cây/ha (cự ly cây 2m, cự ly hàng 3m)

- Rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tuổi 7 - Rừng trồng Keo lai (Acacia hybrid) tuổi 7

- Rừng trồng Bạch đàn lai (Eucalyptus urophylla x E. Grandis) tuổi 5 Trên cơ sở các mô hình trồng rừng sản xuất đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành đánh giá tình hình sinh trưởng, mật độ hiện tại, năng suất và chất lượng rừng trồng tại thời điểm điều tra (10/2012) như sau:

3.2.1. Mật độ và chất lượng cây trồng

Kết quả điều tra mật độ (N) và chất lượng sinh trưởng của cây trồng trong 3 mô hình điển hình tại thời điểm điều tra như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.8: Tỷ lệ sống và chất lƣợng sinh trƣởng trong mô hình điểm

Mô hình N (cây/ha) N (%) Chất lƣợng sinh trƣởng (%) Tốt Trung bình Xấu N % N % N % Keo tai tƣợng 1296 78,07 780 60,19 460 35,49 56 4,32 Keo lai 1242 74,83 514 41,38 660 53,14 68 5,48 Bạch đàn 1223 76,43 371 30,33 780 63,78 72 5,89 Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy mật độ hiện tại của 3 mô hình trồng rừng sản xuất dao động từ 74,83% đến 78,07%. Trong đó mô hình Keo lai duy trì mật độ thấp nhất đạt 74,83% và cao nhất là mô hình trồng Keo tai tượng đạt 78,07%.

Hình 3.1: Chất lượng sinh trưởng cây trồng trong 3 mô hình

- Mô hình rừng trồng Keo tai tượng có tỷ lệ phẩm chất cây tốt cao nhất

(60,19%) và cây xấu thấp nhất (4,32%). ( Hình 3 phụ lục 07)

- Mô hình rừng trồng Keo lai so với 2 mô hình Keo tai tượng và Bạch

đàn thì chất lượng sinh trưởng ở mức trung bình, tỷ lệ cây tốt, xấu giữ ở mức trung bình. ( Hình 1 phụ lục 07)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Mô hình trồng Bạch đàn lai có tỷ lệ cây xấu cao nhất (5,89%) và

lượng cây tốt thấp nhất (30,33%) đa số chất lượng sinh trưởng của cây ở mức trung bình (63,78%). ( Hình 2 phụ lục 07)

Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp người trồng rừng (phụ lục 07), sau khi trồng, tỷ lệ sống của rừng trồng đạt khoảng 97 - 98%. Tuy nhiên trong quá

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)