Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 38)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương

1.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội

1.3.2.1. Điều kiện dân sinh ở Hoành Bồ - Quảng Ninh

Huyện được chia thành 13 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Trới và 12 xã: Kỳ Thượng, Hồ Bình, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Vũ Oai, Thống Nhất, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Dân Chủ, Bằng Cả, Tân Dân.

Dân số tồn huyện có 45.647 người, trong đó: thành thị có 10.759 người, chiếm 23,57%, khu vực nông thôn 34.888 người, chiếm 76,43% dân số toàn huyện. Mật độ dân số trung bình là 541 người/km2

nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn Trới mật độ dân số 8.819 người/km2, còn lại ở các xã như Đồng Sơn, Đồng Lâm, Kỳ Thượng... dân cư thưa thớt trung mình khoảng 150 người/km2. Dân số Hoành Bồ gồm nhiều dân tộc: Kinh 71%, Dao 18,8%, Sán Dìu 5,4%, Tày 3,3, Nùng và Hoa là 1,2%,...

1.3.2.2. Điều kiện kinh tế

Tổng số lao động tồn huyện Hồnh Bồ có 27.909 người, chiếm 61,1% tổng dân số. Phân chia lao động theo ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là 23.524 người, chiếm 87,05%; ngành công nghiệp - xây dựng là 2.199 người, chiếm 8,1%; các ngành dịch vụ là 1.300 người, chiếm 4,8%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm 20% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Phần lớn các hộ nơng nghiệp ở vùng núi của huyện đều có 3 nguồn thu chính là nơng nghiệp, khai thác sản phẩm ở rừng tự nhiên và nguồn thu từ rừng trồng. Khai thác lâm sản trong rừng tự nhiên hiện vẫn đang là nguồn thu nhập trực tiếp chủ yếu của các hộ, đặc biệt là các hộ nghèo.

Theo đánh giá của người dân, hiện tại giá trị của nhóm các sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên vẫn lớn hơn nhóm các sản phẩm rừng trồng. Tuy nhiên, giá trị của loại sản phẩm từ rừng trồng đang tăng dần và trong tương lai sẽ là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ.

Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,96 triệu/người/năm, tăng 2,6 lần so với năm 2000. Tỷ lệ hộ nghèo (tính theo tiêu chí mới) chỉ còn 10,53% (Phòng Kinh tế huyện, 2009).

1.3.2.3. Cơ sở hạ tầng

- Giao thơng: Hồnh Bồ được đánh giá như một huyện ngoại ô và là vệ

tinh của thành phố Hạ Long, có quốc lộ 279 từ thị trấn Trới đến xã Tân Dân với chiều dài 34,72km và tỉnh lộ 326 từ thị trấn Trới đi xã Hịa Bình dài 28,31km. Hệ thống đường liên huyện có 70,24km nối liền các trung tâm xã đến thị trấn. Với hệ thống đường giao thông khá phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu kinh tế với các khu công nghiệp, du lịch Hạ Long và các đô thị khác. Đồng thời, Hồnh Bồ cũng có khả năng phát triển thêm nhiều tuyến điểm du lịch bên cạnh di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

- Thủy lợi: Trên địa bàn huyện có 40 hồ, đập lớn nhỏ để cung cấp nước

tưới, nước sinh hoạt cho nhân dân trong huyện và vùng lân cận. Hệ thống đê vùng Bắc Cửa Lục dài 32,5km, bảo vệ diện tích 27,95ha. Hệ thống kênh mương bao gồm kênh chính, kênh nhánh, kênh tiêu dài 109,4km, cung cấp nước tưới tiêu cho diện tích 29,05ha. Tuy nhiên, do đặc điểm là huyện miền núi, ruộng đất phân tán các cơng trình thủy lợi với quy mơ nhỏ nên chưa đáp ứng được yêu cầu thâm canh tăng vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Điện lưới: Hệ thống lưới điện đã phủ kín tồn huyện, với tổng số hộ

dân được sử dụng điện lưới thắp sáng đạt 85% còn lại 15% số hộ dùng thủy điện nhỏ ở các xã Kỳ Thượng, Đồng Sơn và Đồng Lâm.

- Trường học: Tổng số trường học từ mầm non đến trung học phổ

thơng là 28 trường. Trong đó, 3 trường Trung học phổ thơng, 9 trường Trung học cơ sở, 10 trường Tiểu học, 6 trường Mầm non. Toàn huyện đã cơ bản hồn thành chương trình phổ cập THCS, 7/13 xã, thị trấn có trường học cao tầng, 135 phịng học kiên cố chiếm 41,2% tổng số phòng học, 2 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

- Y tế: Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện tuyến huyện, 1 phòng

khám đa khoa khu vực, 14 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số 110 giường bệnh. Số cán bộ y tế trong tồn huyện có 125 người, trong đó có 30 bác sỹ, 45 y sỹ. Trong những năm qua, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân được nâng lên, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)