Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 85)

triển rừng trồng sản xuất ở huyện Hoành Bồ

Kết quả phân tích SWOT về phát triển RTSX ở huyện Hoành Bồ được trình bày ở bảng 3.19.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.19: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về phát triển RTSX ở huyện Hoành Bồ

Điểm mạnh

- Diện tích đất quy hoạch để phát triển rừng trồng sản xuất còn rất lớn với 15.837,02 ha.

- Lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.

- Người dân có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp và quan tâm gắn bó với rừng.

- Hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp đã được cải tiến và củng cố.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài cây trồng lâm nghiệp. - Hệ thống chính sách về cơ bản đã khuyến khích được người dân tham gia phát triển RSX thông qua việc thực hiện tốt cơ chế hưởng lợi ích, chính sách giao đất giao rừng tại địa phương. - Các biện pháp kỹ thuật được thiết kế chi tiết cụ thể; thiết kế kỹ thuật đã qua nghiên cứu, điều tra khảo sát.

Điểm yếu

- Địa hình bị chia cắt mạnh, xa trung tâm công nghiệp của tỉnh, huyện và xa các nhà máy chế biến.

- Điều kiện giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm gây khó khăn cho việc khai thác, vận chuyển tới nơi chế biến. - Trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều giữa các vùng.

- Đời sống nhân dân còn thấp, người dân sống xen kẽ với rừng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thị trường tiêu thụ hẹp, chưa phát triển, khó khăn cho đầu ra từ các sản phẩm từ rừng trồng.

- Tập quán chăn thả gia súc bừa bãi, phá rừng, đốt nương làm rẫy gây khó khăn cho công tác phát triển RTSX. - Việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất chưa nhiều, chưa đi sâu vào kinh doanh RTSX theo hướng thâm canh.

Cơ hội

- Có nhiều diện tích đất chưa có rừng và một số diện tích rừng tự nghiên nghèo kiệt có thể chuyển đổi thành RTSX. - Sự hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật,… của các dự án trồng rừng đã và đang được triển khai như: 661, Đề án hỗ trợ phát triển RTSX trên đất canh tác nương rẫy,… - Các chính sách và đầu tư thuộc dự án 661 được điều chỉnh và sửa đổi qua hàng năm.

- Quảng Ninh là tỉnh được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và của tỉnh để phát triển tăng độ che phủ rừng, do vậy có nhiều cơ hội nhận vốn, hỗ trợ kỹ thuật từ phía nhà nước, các dự án đầu tư trong và ngoài nước để phát triển lâm nghiệp.

Thách thức

- Hệ thống cán bộ phụ tránh lâm nghiệp còn mỏng, cán bộ phụ trách nhiều xã, kiêm nhiều mảng, không có hoặc rất ít phụ cấp hỗ trợ.

- Suất đầu tư còn thấp, đầu tư trong các hạng mục không hợp lý, không theo giá cả thị trường.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng thấp, kinh tế còn nhiều khó khăn, … gây khó khăn cho việc trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh.

- Do việc TRSX còn manh mún, tự phát chưa có quy hoạch, kế hoạch nên việc xây dựng các địa điểm vận chuyển, vận xuất, cũng như xây dựng các cơ sở chế biến, quy hoạch vùng nguyên liệu gặp nhiều khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)