Đất trồng rừng:

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 120)

với chủ đất là CTy TNHH 1TV lâm nghiệp Hoành Bồ và hợp đồng với nhóm chủ hộ có đất theo cơ chế cùng đầu tư, cùng hưởng lợi với tỷ lệ ăn chia có phần ưu tiên hơn cho người trồng rừng để thu hút người dân địa phương tham gia.

- Xây dựng khu chế biến lâm sản tập trung, kết hợp với phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, phân tán ở trung tâm huyện Hoành Bồ, các xã nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng RSX, tạo thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Đầu tư các công nghệ mới, hiện đại, các dây chuyền sản xuất liên hoàn,… để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương về sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng RSX thâm canh, tập trung nói riêng chưa cao, vì vậy cần có giải pháp để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương, đặc biệt là các dân tộc ít người.

- Tuyên truyền những chủ trương chính sách mới của Nhà nước về trồng RSX, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về giá trị nhiều mặt của rừng (giá trị kinh tế, sinh thái, du lịch, bảo tồn,...).

- Tuyên truyền, giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp lâm sản và LSNG cũng như chức năng bảo vệ môi trường sinh thái của rừng, công việc này đòi hỏi các cán bộ truyền thông phải có trình độ nhất định. Để thực hiện được cần phải có sự phối hợp của nhiều tổ chức, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đồng thời người dân cũng cần hiểu có thể phát triển kinh tế hộ gia đình từ việc trồng RSX.

- Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Nhà nước, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng tới hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng rừng và bảo vệ rừng, ....

- Thông tin cho người dân địa phương biết về thực trạng trồng RSX của tỉnh Quảng Ninh, huyện Hoành Bồ và các chương trình, dự án quy hoạch vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, huyện, các giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao,... để mọi người có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, sản phẩm, giá cả,… cho người sản xuất.

- Phổ cập kỹ thuật, tổ chức cho người dân địa phương tham quan, học tập các điển hình trồng rừng, các mô hình trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững, qua đó phát động phong trào trồng rừng trong nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Công tác tuyên truyền và phổ cập đạt được kết quả cao cần phải áp dụng nhiều hình thức giới thiệu và phổ cập như loa đài, truyền thanh, tài liệu, tờ rơi, áp phích, biển hiệu,... ở mọi nơi, mọi chỗ như trụ sở làm việc của xã, trường học, nhà văn hoá,... Nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng; cần lồng ghép và phối hợp nhiều chương trình với nhau, gắn kết các thông tin sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là về các giống cây trồng và kỹ thuật mới, các hoạt động của các dự án bảo tồn, dự án lâm nghiệp xã hội,... Bên cạnh đó, chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phổ cập viên cấp xã, thôn và tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm việc; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa các cấp chính quyền với các bộ phận làm công tác tuyên truyền, phổ cập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Thực trạng rừng trồng sản xuất tại huyện Hoành Bồ

- Diện tích trồng rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 68.096,57ha

chiếm 80,62% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất rừng sản xuất là 37.206,18ha. Diện tích đất rừng đặc dụng là 15.637,5ha. Diện tích đất rừng phòng hộ là 15.252,89ha. Diện tích đất chưa có rừng rất lớn 12.487,54ha chủ yếu là các trạng thái rừng IA, IB và IC, nhìn chung tiềm năng phát triển trồng rừng sản xuất tại địa phương còn rất lớn.

- Cơ cấu cây trồng rừng sản xuất: phong phú và đa dạng thay đổi theo nhu cầu thị trường. Loài cây được chọn cho trồng rừng là những loài đã qua khảo nghiệm và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chu kỳ kinh doanh ngắn, phù hợp với trình độ canh tác và đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Keo lai, Keo tai tượng, giổi, Quế, Trám.

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Các BPKTLS được áp dụng trong trồng

rừng sản xuất đã được chú ý đến yếu tố thâm canh, từng bước đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất rừng trồng

- Nguồn vốn đầu tư: Trước vốn cho trồng rừng sản xuất được hỗ trợ từ các

dự án 327,661, PAM,... nhưng hiện nay nguồn vốn cho trồng rừng sản xuất là nguồn vốn tự có của người trồng rừng.

- Cơ chế chính sách: Địa phương vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách

của Trung ương, tỉnh, huyện vào hoạt động phát triển vốn rừng, trong đó chú trọng trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập trong vấn đề ưu đãi tín dụng, bao tiêu sản phẩm,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

1.2. Kết quả đánh giá mô hình điểm: Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn lai trồng theo phương thức trồng thuần loài

- Tỷ lệ sống ở thời kỳ khai thác của cả 3 loài biến động không đáng kể. Tỷ lệ này của Keo tai tượng là lớn nhất (78,07%), tiếp đến là Bạch đàn urophylla (76,43%) và cuối cùng là Keo lai (74,83%)

- Đường kính ngang ngực (D1.3) của Keo lai là tốt nhất (16,01cm), lượng tăng trưởng bình quân hàng năm là cao nhất (2,29 cm/năm) và kém nhất là Bạch đàn (D1.3 đạt 13,74 cm và D đạt 1,96 cm/năm). Keo tai tượng ở mức trung bình (D1.3:14,53 cm và D:2,08 cm/năm)

- Trữ lượng cây đứng mô hình Keo tai tượng cao nhất (171,3m3/ha), tiếp đến là mô hình Keo lai (131,12m3/ha), thấp nhất là mô hình Bạch đàn (98,78m3/ha).

- Năng suất rừng ở mô hình Keo tai tượng cao nhất là 24,5m3/ha/năm, tiếp đến là mô hình Keo lai 18,7m3/ha/năm, thấp nhất là mô hình Bạch đàn 14,1m3/ha/năm,

1.3. Đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng rừng

- Hiệu quả kinh tế:

Chỉ số đánh giá giá trị hiện tại ròng của mô hình trồng rừng - NPV: Qua phân tích các chỉ tiêu kinh tế, mô hình trồng Keo tai tượng thuần loài do có chỉ số NPV cao nhất (39.064.108 đồng) và thấp nhất là rừng trồng Keo lai (12.479.428 đồng)

Chỉ số đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất (BCR) mô hình trồng keo tai tượng cho giá trị cao nhất (2,9) và giá trị thấp nhất là mô hình trồng Keo lai (2,1). Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy ở mô hình trồng keo tai tượng cho hiệu quả kinh tế cao nhất vì cứ đầu tư 1 đồng tiền vốn ban đầu thì thu lại 2,9 đồng sau 7 năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Chỉ số khả năng thu hồi vốn đầu tư - IRR ở tất cả các mô hình đề cao hơn so với mức dự toán (6,7%). Đạt cao nhất là mô hình trồng Keo tai tượng thuần loài (51%) và thấp nhất là mô hình trồng Keo lai (29%). Nhìn chung các mô hình đều có hệ số an toàn rất cao, đảm bảo chắc chắn người trồng rừng có lãi.

- Hiệu quả xã hội:

Hàng năm giải quyết lượng nhân công lao động dư thừa góp phần làm tăng thêm thu nhập cho người người trồng rừng. Với mỗi chu kỳ kinh doanh rừng (tính cho 1ha rừng trồng) trung bình cần khoảng 118,3 – 124,4 công/ha/chu kỳ nếu quy đổi thành tiền và công lao động trong 1 năm thì mỗi ha rừng trồng cho thu nhập từ 1.032.587 đồng/năm đến 1.086.384đồng/năm. Hàng năm giải quyết được khoảng 23,3-23,5 công lao động/năm. Đời sống của người trồng rừng được cải thiện.

Bên cạnh giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người trồng rừng thì trong quá trình chăm sóc, tỉa thưa đã cung cấp một lượng củi nhất định giải quyết vấn đề chất đốt, tránh tình trạng dân vào phá rừng làm củi đun.

-Hiệu quả môi trường:

Các mô hình trồng rừng đều là các loài cây mọc nhanh, đến năm thứ 3 bắt đầu khép tán, công chăm sóc, xới xáo cũng chỉ thực hiện đến năm thứ 3 là kết thúc, do đó tác dụng của lớp thảm tươi có khả năng hạn chế xói mòn bề mặt. Đặc biệt đối với loài cây họ đậu (keo lai và keo tai tượng) bộ rễ có nốt sần cố định đạm nên ngoài khả năng bảo vệ đất, hạn chế xói mòn bề mặt thì còn có khả năng làm đất tơi xốp, cải thiện môi trường.

Khả năng phòng hộ của mô hình Keo tai tượng thể hiện khả năng phòng hộ tốt nhất hơn. Tuy nhiên sự khác biệt giữa khả năng phòng hộ tốt (mô hình trồng keo tai tượng) và khả năng phòng hộ trung bình (mô hình trồng bạch đàn và keo lai) không quá lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Như vậy, các mô hình rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Hoành Bồ không chỉ đơn thuần hấp dẫn người lao động về hiệu quả kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân đồng thời giữ đất, cải thiện môi trường.

1.4. Thực trạng nhu cầu sử dụng gỗ, thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng tại huyện Hoành Bồ

Huyện Hoành Bồ mới chỉ hình thành cơ sở chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng với quy mô sản xuất vừa và nhỏ; cơ sở vật chất còn thiếu thốn, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp; lượng lao động thường xuyên thấp (3 - 6 người/xưởng); loại gỗ rừng trồng cung cấp cho các xưởng sản xuất cũng khá đơn điệu chỉ có gỗ của 2 loài Thông mã vĩ, gỗ Keo các loại tuy nhiên sản lượng còn thấp; sản phẩm chủ yếu là dạng thô, sản phẩm tinh còn ít; vấn đề vướng mắc lớn nhất của các xưởng tư nhân đó là đầu ra sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

1.5. Đề xuất giải pháp phát triển

1.5.1. Các giải pháp về kỹ thuật

- Quy hoạch vùng nguyên liệu

Xác định rõ, cụ thể lập địa trồng rừng phù hợp với từng loài cây trồng và mục tiêu sản phẩm.

Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung tiến tới xây dựng nhà máy chế biến lâm sản. Phát triển các khu công nghiệp chế biến gắn với rà soát và xây dựng các vùng nguyên liệu công nghiệp tập trung.

- Về chiến lược sản phẩm:

Căn cứ nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên ở địa phương cần xây dựng một chiến lược sản phẩm rõ ràng cho RTSX có thể tập trung vào 4 nhóm sản phẩm chính: gỗ gia dụng, nguyên liệu giấy, dăm; gỗ xây dựng; lâm sản ngoài gỗ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Về cơ cấu loài cây và kỹ thuật gây trồng

- Cơ cấu loài cây cho trồng rừng sản xuất bám sát chiến lược sản phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế của địa phương, đồng thời phải bám sát điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất kinh doanh nên tập trung cho 4 nhóm sản phẩm đã nêu ở trên.

- Về kỹ thuật lâm sinh cần tác động theo hướng thâm canh, chăm sóc rừng đúng kỹ thuật, kịp thời đặc biệt là những loài cây bản địa. Phương thức trồng, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài, ngoài việc thực hiện phương thức trồng thuần loài tập trung, cần tiến hành trồng hỗn loài theo đám, theo lô, theo khoảnh,...

- Khâu khai thác, chế biến

- Đối với nhóm cây nguyên liệu nên chọn chu kỳ khai thác từ 6-7 năm, phương thức khai thác là khai thác trắng, sau khi khai thác cần trồng lại rừng ngay.

- Chế biến lâm sản: cần xây dựng kế hoạch nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ hiện có bằng cách đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật bậc cao. Trước hết thu mua các sản phẩm rừng trồng hàng năm người dân trong huyện khai thác được đồng thời có kế hoạch đảm bảo đầu ra lâu dài và ổn định cho người trồng rừng.

1.5.2. Các giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện

- Giải pháp về cơ chế chính sách

Cần ra soát và tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng, xá định rõ ranh giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng luật định. Thường xuyên kiểm tra giám sát và xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích. Thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích và trách nhiệm, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của người dân với rừng đồng thời khuyến khích phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Về vốn đầu tư: Nhà nước cần có chính sách bảo hộ, ổn định lãi suất vay ưu đãi tập trung trong 1 - 3 năm đầu và trong suốt quá trình đầu tư trồng rừng. Tạo cơ chế thông thoáng hơn để người dân được tiếp cận với vốn vay ưu đãi, tăng cường mức hỗ trợ từ nguồn vốn nhân sách cho các tổ chức, hộ gia đình trồng rừng sản xuất, đối với dự toán trồng rừng nguyên liệu cần tính đủ theo mức độ thâm canh, về giá cả thị trường, đồng thời có cơ chế chính sách hỗ trợ cho sản xuất giống cây lâm nghiệp.

- Có chính sách khuyến khích tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng RSX. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện Hoành Bồ về vốn, thị trường. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình liên doanh liên kết giữa trồng RSX và chế biến tiêu thụ sản phẩm.

- Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Kiện toàn mạng lưới chỉ đạo phát triển sản xuất lâm nghiệp và trồng rừng sản xuất từ huyện đến xã; tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về chất lượng giống cây lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, thực hiện kế hoạch trồng rừng, chế biến lâm sản và hoạt động khác liên quan đến rừng trồng sản xuất

- Xây dựng tổ chức chuyên trách chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách. Lồng ghép các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp trên cùng một địa bàn; phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng cấp quản lý, từng cán bộ chỉ đạo; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công trình, hướng dẫn kỹ thuật đến các hộ dân. UBND huyện cần khuyến khích hỗ trợ thành lập các hội, đội sản xuất, chế biến, kinh doanh lâm đặc sản. - Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ chỉ đạo hiện trường, các khuyến lâm viên, kiểm lâm viên, cán bộ lâm nghiệp của xã; phổ cập kỹ thuật, tổ chức cho người dân tham quan, học tập các điển hình trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững qua đó phát động phong trào trồng rừng trong nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

1.5.3. Các giải pháp về kinh tế - xã hội

Xây dựng khu công nghiệp chế biến lâm sản tập trung nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng RSX, tạo thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2. Tồn tại

Do thời gian có hạn, đề tài mới chỉ tập trung đánh giá 3 mô hình điển hình với phương thức trồng thuần loài, ở tuổi 7, chưa đánh giá được các mô hình trồng rừng hỗn giao và ở các cấp tuổi khác nhau.

Các đề xuất về BPKTLS chỉ dừng lại ở khía cạnh quan sát, phân tích

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)