Đánh giá hiệu quả về xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 76)

3.3.2.1. Tạo việc làm

Thành công lớn nhất đối với trồng rừng sản xuất là về mặt hiệu quả xã hội. Trên thực tế, những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ thu hút được các chủ đầu tư, đặc biệt sẽ góp phẩn giải quyết việc làm cho lao động địa phương, từ đó nâng cao khả năng phát triển sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân,… Với phạm vi nghiên cứu của để tài, việc đánh giá hiệu quả xã hội giới hạn trong phạm vi tạo việc làm (từ lượng công lao động sử dụng trong các mô hình sản xuất).

Bảng 3.12: Công lao động tạo ra từ các mô hình rừng trồng sản xuất Chỉ tiêu

Mô hình

Công lao động Tiền công ha/chu kỳ(đồng) Thu nhập BQ/ha/năm (đồng) Số công công/năm 1. Keo lai 118,3 16,9 7.228.110 1.032.587 2. Keo tai tượng 118,3 16,9 7.228.110 1.032.587 3. Bạch đàn 124,4 17,8 7.604.689 1.086.384

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Qua bảng 3.12 cho thấy công lao động ở các mô hình trồng rừng thuần loài có mật độ trồng ban đầu như nhau, công lao động trong một chu kỳ không có sự khác biệt rõ ràng. Mô hình Bạch đàn có số công lao động lớn hơn so với 2 mô hình còn lại là do điều kiện thi công trồng rừng khác so với mô hình trồng keo. Nếu đem quy đổi thành tiền và tính công lao động vào lợi nhuận thì mỗi ha rừng trồng sản xuất cho thu nhập từ 4.834.862 đồng/năm (mô hình trồng Keo lai) đến 11.118.185 đồng/năm (mô hình trồng Keo tai tượng). Hàng năm giải quyết được khoảng 16,9-17,8 công lao động/ha/năm.

Bảng 3.13. Thu nhập bình quân hàng năm của mỗi chu kỳ

Mô hình Tiền công 1ha/chu kỳ Lợi nhuận /1ha Thu nhập/1ha Thu nhập bình quân/ha/năm Keo lai 7.228.110 26.615.924 33.844.034 4.834.862

Keo tai tượng 7.228.110 70.599.183 77.827.293 11.118.185 Bạch đàn lai 7.604.689 59.665.409 67.270.098 9.610.014

Như vậy, các mô hình rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Hoành Bồ không chỉ đơn thuần hấp dẫn về hiệu quả kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân.

3.3.2.2. Giảm áp lực lên rừng tự nhiên, giải quyết nhu cầu về chất đốt

Trước đây, để đáp ứng nhu cầu chất đốt người dân thường vào đốn củi trong rừng tự nhiên, thậm chí đốn hạ những cây gỗ lớn, cây quý hiếm và những loài đang cần bảo tồn. Vấn đề bảo vệ rừng trở nên rất khó khăn, vấn đề củi đốt trở nên nghiêm trọng hơn khi chính phủ ra quyết định đóng cửa rừng tự nhiên. Tuy nhiên, việc phát triển RTSX có thể đáp ứng một lượng lớn chất đốt cho người dân thông qua việc tận thu các sản phẩm tỉa thưa, cành ngọn sau khi khai thác,… Như vậy, trong quá trình chăm sóc những cây sinh trưởng kém thường bị chặt tỉa thưa để tạo không gian cho những cây khỏe mạnh xung quanh phát triển đồng thời đây cũng là nguồn nguyên liệu chất đốt hàng năm góp một phần giảm áp lực lên rừng tự nhiên trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.3.2.3. So sánh tỷ lệ giảm nghèo trước và sau khi trồng rừng

Bảng 3.14. So sánh tỷ lệ giảm nghèo khi trồng rừng Trƣớc khi tham gia trồng rừng Khi tham gia trồng rừng

- Diện tích đất rừng bỏ hoang - Lượng lao động dư thừa lớn - Không đem lại nguồn thu nhập nào từ rừng

- Phá rừng tự nhiên lấy nguyên liệu chất đốt

- Đất thoái hóa, xói mòn

Trên diện tích đất rừng được giao, thực hiện trồng rừng sản xuất, người trồng rừng được hưởng lợi từ rừng:

- Hỗ trợ vốn trồng rừng (trồng rừng theo DA) - Cung cấp chất đốt cho hộ

- Hàng năm giải quyết được lượng lao động dư thừa

- Hàng năm hộ gia đình thu nhập thêm được 3,2 - 4,7 triệu đồng/năm từ MH trồng rừng

Như vậy, so với trước đây người dân được hưởng lợi rất lớn từ mô hình trồng rừng. Ngoài việc giải quyết vấn đề về chất đốt, nhân công lao động hàng năm thì mỗi mô hình trồng rừng còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)