Nghiên cứu về các biện pháp KTLS tác động

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 120)

Các biện pháp KTLS tác động nhằm nâng cao năng suất cây trồng trong những năm gần đây rất được chú ý. Tùy theo đặc điểm loài, điều kiện lập địa, cường độ kinh doanh mà có những kết quả nghiên cứu khác nhau.

1.2.4.1. Ảnh hưởng của xử lý thực bì và làm đất đến sinh trưởng của rừng trồng

Tùy vào điều kiện đất, loài cây trồng và phương thức trồng rừng mà đất có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. Sau khi xử lý thực bì, làm đất được tiến hành theo theo phương thức làm đất cục bộ hay toàn diện, tuy nhiên trong một số điều kiện nhất định, đất được xử lý bằng cách lên líp trước khi đào hố.

Thí nghiệm về trên líp rừng trồng được tiến hành tại Quảng Trị, trên vùng đất cát nội đồng có lượng mưa trung bình năm đạt 2200-2800mm/năm và thường hay bị ngập lụt vào mùa mưa (Nguyễn Thị Liệu, 2004) [16]. Thí nghiệm được tiến hành với Keo lá tràm (A. auriculiforimis) và Keo lưỡi liềm (A. crassicapar). Kết quả cho thấy sau 4,5 năm trên líp làm tăng một cách có

ý nghĩa về đường kính và chiều cao của Keo lưỡi liềm. Tuy nhiên, với Keo lá tràm sự khác nhau rõ rệt chỉ xảy ra đối với đường kính. Kích thước líp thích hợp để trồng keo lưỡi liềm là cao 0,2m, rộng 4m và Keo lá tràm là 0,2m chiều cao và 1,5m chiều rộng.

Biện pháp KTLS tác động đầu tiên trong trồng rừng thì phương pháp làm đất là chính. Ngoài những nghiên cứu làm đất thủ công trước kia, xu hướng hiện nay được các nhà lâm sinh quan tâm đó là áp dụng cơ giới trong làm đất. Trong nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001)[23], thông qua thí nghiệm cày ngầm để trồng rừng Bạch đàn Urophylla trên đất thái hóa

ở Phù Ninh – Phú Thọ cho thấy sau 8 năm tuổi năng suất cây đứng đạt 16m3/ha/năm, nhưng nơi làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5m3/ha/năm. Ngược lại, trên đất dốc thoái hóa ở Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng (2005) [6] đã thử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nghiệm hai phương pháp làm đất thủ công và cơ giới để trồng rừng Keo lai, kết quả cho thấy sinh trưởng của Keo lai ở phương pháp làm đất thủ công lại tốt hơn phương pháp làm đất cơ giới sau 3 năm tuổi.

Năm 2001, thí nghiệm về làm đất được tiến hành với Keo lá tràm (Phạm Thế Dũng, 2005) [6]. Sau 4 năm, chiều cao của cây trong thí nghiệm đối chứng (không cày) tốt hơn rõ rệt so với cây trong công thức làm đất bằng phương pháp cày toàn diện. Nguyên nhân có thể do trong công thức cày toàn diện đất bị rửa trôi và xói mòn. Sự sai khác có ý nghĩa cũng được ghi nhận đối với tăng trưởng đường kính thân cây là trữ lượng lâm phần.

Vũ Đình Hưởng và cộng sự (2006) [12] khi nghiên cứu về các biện pháp xử lý thực bì đối với rừng trồng Keo lá tràm đã cho thấy: việc kiểm soát cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ xung quanh gốc cây rộng 1,5m đã làm tăng lượng tăng trưởng cao hơn 45% so với không kiểm soát thực bì khi cây rừng ở tuổi hai và khi phun thuốc diệt cỏ trên toàn diện tích lô rừng không có tác dụng lớn tới tăng trưởng hàng năm; ngoài ra thực bì sau khi phát để tự phân hủy cũng đã làm tăng trữ lượng lâm phần cao hơn 7% so với việc phát và lấy thực bì ra khỏi rừng.

Nguyễn Ngọc Đích (2004) [7] sau khi nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh một số dòng Bạch đàn tuyển chọn đã chỉ ra rằng, khi áp dụng sử lý thực bì bằng khung rà rễ (dọn sạch rễ cây) sau đó cày ngầm theo đường đồng mức sâu 50 cm, khoảng cách giữa các rạch là 1m, cuốc hố 30x30x30 cm,… đã làm tăng trữ lượng cây đứng từ 47,9% đến 100,7% so với làm đất thủ công; Tăng trưởng bình quân năm đạt từ 23-25m3/ha/năm.

1.2.4.2. Ảnh hưởng của bón phân tới sinh trưởng của rừng trồng

Nhằm nâng cao sản lượng rừng trồng, từ năm 1990 phân bón được sử dụng khá phổ biến trong trồng rừng tại Việt Nam. Do điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau giữa các vùng nên tùy vào loài cây trồng và đặc điểm của đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn mà phân bón được sử dụng với liều lượng và chủng loại khác nhau. Các loại phân thông thường hiện đang được sử dụng là NPK tổng hợp, đạm, lân, phân chuồng và phân vi sinh. Các thí nghiệm về bón phân cho cây lâm nghiệp được nhiều tác giả đề cập như:

Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) [23] đã bố trí 14 công thức bón phân khác nhau cho Keo lai trên đất phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, sau 2 năm tuổi cho thấy Keo lai sinh trưởng tốt nhất ở những công thức bón từ 150- 200g NPK kết hợp với 100g phân vi sinh, tăng trưởng về thể tích cây đứng đạt tới 26m3/ha/năm.

Nguyễn Đình Hải (2003)[8] đã bố trí 8 công thức bón lót khác nhau cho 3 giống Thông caribeae (P. caribeae var bahamensis; P. caribeae var hondurensis và P. caribeae var hondurensis) trên đất nghèo xấu ở Cẩm Quỳ

(Hà Nội), kết quả cho thấy từ 14-36 tháng tuổi cả 3 giống Thông trên đều sinh trưởng tốt ở công thức bón phân 200g P2O5/gốc.

Phạm Thế Dũng và các cộng sự (2003) [5] đã thử nghiệm các công thức bón lót khác nhau cho các loài Bạch đàn E. camadulensis E. tereticornis trên đất chua phèn tại Thanh Hóa (Long An), kết quả chỉ ra ở

công thức bón phân 50-100g NPK kết hợp 50-100g P/gốc đã làm tăng lượng sinh trưởng về chiều cao từ 31-36 cm so với đối chứng giai đoạn 3,5 tuổi. Đặc biệt, Ngô Đình Quế và các cộng sự (2004) [21] đã tập hợp kết quả các công trình nghiên cứu trước đây và nghiên cứu bổ sung đã xây dựng được quy phạm kỹ thuật bón phân cho 4 loại cây trồng chủ yếu là Keo lai, Bạch đàn Urophylla, Thông nhựa và Dầu nước,…

Việc bón lót trước khi trồng đã làm tăng tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của các giống Keo lai. Trong một thí nghiệm, Nguyễn Huy Sơn và các cộng sự (2006) [27] đã chỉ ra rằng sinh trưởng của Keo lai tốt nhất tại công thức bón 200g NPK (28g N, 8g P, 10g K) và 100g phân vi sinh. Tăng trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn bình quân tại công thức tốt nhất đạt 36,7m3/ha/năm so với 28,8m3/ha/năm của công thức không bón phân.

Trong một thí nghiệm bón lót với Keo lưỡi liềm (A. carassicarpa) với các loại phân khác nhau gồm phân NPK, phân lân và phân vi sinh được tiến hành tại Quảng Trị nơi có tọa độ 16,5o

vĩ Bắc 105o17” độ kinh Đông với lượng mưa trung bình là 2.300mm. Nguyễn Thị Liệu (2004) [16] đã cho thấy sau một năm thí nghiệm tăng trưởng chiều cao và đường kính của cây tại các công thức bón phân NPK và phân vi sinh cao hơn so với công thức chỉ bón phân lân và công thức không bón phân. Tuy nhiên, sau 54 tháng sự khác nhau giữa các công thức bón phân không còn khác nhau, nhưng tốt hơn ở mức có ý nghĩa so với công thức không bón phân.

1.2.4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của rừng trồng

Ở Việt Nam tăng trưởng đường kính của Keo lai có thể đạt từ 2,5 - 3,5 cm/năm và chiều cao đạt 2,0 - 3,5m/năm. Tuy nhiên, nếu trồng cây với mật độ quá cao có thể làm giảm sức tăng trưởng. Tại Tuyên Quang, Keo lai được trồng với mật độ 4.444 cây/ha, sau 3 năm đường kính trung bình chỉ đạt 4,2cm và chiều cao trung bình đạt 7,5m. Hơn 10.000 ha Keo lai đã được trồng trong thời gian từ năm 2000-2003 mặc dù cây trồng đã được bón lót 5kg phân chuồng hoai và 200g phân lân. Tuy nhiên, sau 3,5 năm đường kính ngang ngực chỉ đạt 5,5cm và chiều cao đạt 7,5m. Như vậy tăng trưởng trung bình hàng năm chỉ đạt 1,8cm về đường kính và 2,5m về chiều cao.

Phạm Thế Dũng (2005) [6] cho thấy rằng Keo lai trồng với mật độ 1111 cây/ha (3m x 3m) cho sinh trưởng tốt nhất sau 3 năm, với mật độ này, đường kính lớn hơn 10,8% và chiều cao lớn hơn 16,1% so với cây trồng mật độ 1428 cây/ha (3,5m x 2m). Keo lai trồng với mật độ cao xuất hiện nhiều cây đa thân (39,5%) so với trồng mật độ thấp (29,7%). Tác giả cũng kiến nghị đối với Keo lai mật độ trồng thích hợp nằm trong khoảng từ 1111 cây/ha – 1666

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn cây/ha. Theo kết quả nghiên cứu của Kiều Thanh Tịnh (2002) [31] thì sinh trưởng tốt nhất của Keo lá tràm (A. auriculiformis) và Keo tai tượng (A. mangium) tại Đồng Nai được ghi nhận ở mật độ trồng 1111 cây/ha.

1.2.4.4. Ảnh hưởng của tỉa thưa đến sinh trưởng của rừng trồng

Qua các tài liệu tham khảo thấy rằng những nghiên cứu về tỉa thưa rừng Keo tại Việt Nam còn ít. Nguyên nhân có thể do hầu hết trồng rừng nguyên liệu giấy sợi với chu kỳ ngắn từ 6-8 năm nên việc tỉa thưa ít được tiến hành. Gần đây gỗ keo được sử dụng vào nhiều mục đích khác như gỗ xây dựng, đóng đồ gia dụng nên nhu cầu gỗ lướn gia tăng và việc tỉa thưa được chú trọng.

Một thí nghiệm tỉa thưa rừng Keo lai được tiến hành tại Bình Dương của Nguyễn Huy Sơn và các cộng sự (2006)[27] với 4 mật độ khác nhau 475, 725, 875, 1333 cây/ha. Kết quả theo dõi sau 2 năm cho thấy, tăng trưởng cao nhất được tìm thấy tại công thức để lại 475 cây/ha: đường kính tăng 6,0 cm/2 năm và chiều cao tăng 2,9 m/2 năm; ở mật độ 725 cây/ha: đường kính tăng 4,8 cm/2 năm và chiều cao tăng 2,7 m/2 năm và thấp nhất ở mật độ 1333 cây/ha: đường kính tăng 2,0cm/2 năm và chiều cao tăng 1,9 m/2 năm.

1.2.5. Nghiên cứu về chính sách và thị trường

Chính phủ đã ban hành các chính sách về quản lý rừng như Luật Đất đai sửa đổi năm 2003; Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, các Nghị định 01/CP[2] trong đó có giao khoán và sử dụng đất lâm nghiệp, Nghị định 02/CP[3] quy định về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Nghị định 163/CP[4] về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp, các chính sách về đầu tư tín dụng như Luật khuyến khích đầu tư trong nước, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, chính sách thuế, chính sách hưởng lợi,… các chính sách trên đã có tác động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Đánh giá hiệu quả giao đất giao rừng (GĐGR) ở Thanh Hóa, Võ Nguyên Huân (1997)[10] đã xác định được các loại hình sản xuất và đưa ra các giải pháp nhằm phát huy nội lực của chủ rừng trong sử dụng và quản lý rừng bền vững. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn và hạn chế của chính sách giao đất khoán rừng đồng thời đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao đất và khoán bảo vệ rừng.

Nghiên cứu rà soát các chính sách liên quan đến phát triển rừng như chính sách đầu tư về đất đai, đầu tư tín dụng. Phạm Xuân Phương (2003)[19] đã chỉ rõ các chủ trương và chính sách là rất kịp thời và có ý nghĩa nhưng trong quá trình triển khai còn có một số bất cập. Qua đó, tác giả cũng kiến nghị cần có quy hoạch tổng thể cho rừng trồng nguyên liệu, tạo cơ chế thông thoáng cho chủ rừng vay vốn trồng rừng,… đảm bảo cho người trồng rừng có lợi nhuận.

Nghiên cứu vể trồng rừng sản xuất vùng miền núi phía Bắc, Võ Đại Hải (2006)[9] đã cho thấy để phát triển trồng rừng sản xuất không chỉ chú ý giải quyết thuần túy các yếu tố kỹ thuật mà còn phải chú ý giải quyết nhiều vấn đề có liên quan tác động qua lại lẫn nhau, nghĩa là phải có cách tiếp cận tổng hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm, từ khâu tạo nguyên liệu cho tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong đó các chính sách, thị trường và chế biến lâm sản giữ vai trò quan trọng.

Nhìn chung, những nghiên cứu về chính sách phát triển rừng trồng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều hơn. Song cũng chỉ mới tập trung vào một số vấn đề như: Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp và một số nghiên cứu nhỏ về thị trường.

Tóm lại: Các công trình nghiên cứu đã đề cập khá đầy đủ từ hệ thống các biện pháp KTLS đến cơ chế chính sách đối với công tác trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn rừng trên một phạm vi rất rộng. Tuy nhiên, vẫn cần đánh giá tác động của hệ thống biện pháp KTLS và cơ chế chính sách này trong phạm vị giới hạn là trồng rừng sản xuất tại địa phương có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp là huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh để có đủ cơ sở khoa học tổng kết đánh giá, điều chỉnh phương thức quản lý, ban hành chính sách phù hợp nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng lâm nghiệp đồng thời góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân miền núi. Chính vì vậy, đề tài : “Đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh” là cần thiết và cũng không nằm ngoài những vấn đề cần được quan tâm ở trên.

1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1. Vị trí địa lý

Hoành Bồ là huyện miền núi, có tọa độ địa lý từ 20o54’47’’ đến 21o15’ vĩ độ Bắc và từ 106o50’ đến 107o15’ kinh độ Đông, cách thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh khoảng 10km về phía Nam.

+ Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh)và huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)

+ Phía Nam giáp vịnh Cửa Lục thuộc thành phố Hạ Long + Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả

+ Phía Tây giáp thị xã Quảng Yên và thành phố Uông Bí

Hoành Bồ là huyện có diện tích tự nhiên rộng 84.463,22 ha (chiếm 13,8% diện tích tự nhiên của tỉnh), gồm 12 xã trong đó có 5 xã thuộc vùng cao với tổng diện tích tự nhiên 48.672,0 ha chiếm 59,1% diện tích tự nhiên của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Với vị trí địa lý giáp Vịnh Cửa Lục có vai trò là vùng ngoại ô và là vệ tinh của thành phố Hạ Long, nên có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giao lưu kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ, cảng biển.

1.3.1.2. Địa hình

Hoành Bồ có địa hình đa dạng, phân dị, thuộc loại địa hình đồi núi tiếp giáp biển, đại bộ phận nằm trong hệ thống cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, càng gần biển thì đồi núi càng thấp dần và xen kẽ vùng đất bằng, tạo ra một sự đa dạng, tạo tiền đề cho việc kết hợp phát triển kinh tế miền núi, trung du và ven biển. Địa hình Hoành Bồ có thể chia thành các dạng như sau:

- Vùng đồi núi cao: Đỉnh cao nhất là núi Thiên Sơn 1.090,6 m, núi Mo Cau 915m, còn lại độ cao trung bình từ 500 - 800m, sườn núi dốc, rừng cây rậm rạp. Đồi núi vùng này có vai trò quan trọng chi phối sự hình thành các yếu tố tự nhiên, đồng thời chia cắt địa hình thành các vùng khác nhau.

- Vùng núi thấp, đồi cao: nằm về phía nam cánh cung lớn bình phong Đông Triều - Móng Cái độ cao trung bình từ 200 - 350m, cao nhất là 580m, thấp nhất là 1,5 - 3m. Xen giữa các đồi núi thấp tạo thành các thung lũng, cánh ruộng bậc thang.

1.3.1.3. Khí hậu

Hoành Bồ là huyện miền núi có địa hình phức tạp lại nằm gần vịnh Bắc Cửa Lục chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu đông bắc tạo ra những tiểu vùng

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)