Các biện pháp kỹ thuật gây trồng đã áp dụng

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 58)

Rừng trồng sản xuất của huyện tập trung chủ yếu là rừng trồng của dự án 661, rừng trồng nguyên liệu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Cty TNHH 1TV) lâm nghiệp Hoành Bồ và Cty TNHH 1TV Innovgreen Quảng Ninh nên trong phạm vi của đề tài chỉ đánh giá kỹ thuật trồng rừng của 3 mô hình trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Tổng hợp các kết quả điều tra về các biện pháp kỹ thuật trồng rừng sản xuất của 3 mô hình trồng rừng không có sự khác biệt đáng kể. Các biện pháp KTLS đã được huyện Hoành Bồ áp dụng được trình bày tại bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4: Các biện pháp KTLS đƣợc áp dụng trong các mô hình TT Nội dung

công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể

1 Xử lý thực bì

Phát dọn toàn diện, dọn theo băng hoặc rải đều trên lô, làm đường băng cản lửa quanh lô và đốt.

2

Làm đất, cuốc hố

- Làm đất thủ công, cục bộ, hố cuốc theo đường bình độ; đào và lấp hố trước khi trồng 15-30 ngày; hố đào kích thước (30x30x30cm) đối với hầu hết các loài cây.

3

Loài cây, mật độ mật độ trồng

- Thông mã vĩ, Keo tai tượng, Bạch đàn, N= 1.650 cây/ha (cự ly cây 2m, cự ly hàng 3 m)

- Trám đen: N=833 cây/ha (cự ly cây 3m, cự ly hàng 4 m) - Trẩu: N=1.330 cây/ha (cự ly cây 2,5m, cự ly hàng 3 m)

4 Nguồn giống

- Thông mã vĩ: Được lấy từ các nguồn:

+ Trước năm 1995: Gieo ươm từ hạt tại Trường Trung cấp lâm nghiệp TW I.

+ Từ 1995 đến nay: Trung tâm Khoa học & sản xuất lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Công ty Cổ phần Thông Quảng Ninh, Viện Khoa học Lâm nghiệp.

- Thông nhựa: Công ty Cổ phần Thông Quảng Ninh, Trung tâm Khoa học & sản xuất lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh. - Thông Caribê: Nguồn giống gieo ươm bằng hạt từ Viện Khoa học Lâm nghiệp.

- Trám đen, Bạch đàn: Trung tâm Khoa học & sản xuất lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

TT Nội dung

công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể

- Keo tai tượng: Trung tâm Khoa học & sản xuất lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Công ty Lâm nghiệp Hoành Bồ. - Quế: Yên Bái

- Tai chua: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

5

Phương thức thức thức trồng

- Trồng thuần loài: Thông mã vĩ, Bạch đàn, Keo tai tượng, Trám đen, Trẩu, Quế, Lát hoa, Tre Bát độ.

- Trồng hỗn giao theo hàng đối với Thông mã vĩ và Trẩu. Một số mô hình rừng trồng sản xuất áp dụng phương thức nông lâm kết hợp trong 1-2 năm đầu khi rừng chưa khép tán: Quế, Tre Bát độ, Thông mã vĩ.

6

Phương pháp trồng

- Hầu hết trồng bằng cây con, hom có bầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Bón phân

- Bón lót 100g/hố NPK 5:10:3 và bón thúc 100g/hố NPK 5:10:3 (đối với các loài cây Thông mã vĩ, Lát hoa, Quế, Keo tai tượng, Trẩu, Xoan ta, Bạch đàn, Tai chua).

8 Thời vụ trồng

Vụ Hè - Thu, khi trời có mưa. Thường bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vụ trồng chính vào 30/8. Trồng dặm sau khi trồng chính 1 tháng

9 Chăm sóc

Năm 1: chăm sóc 2 lần (tháng 3 và tháng 10).

Năm 2 và 3: chăm sóc 2 lần vào các tháng 3-4, 10-11.

10 Khai thác

- Tỉa thưa đối với Thông mã vĩ hỗn giao với Trẩu, những cây cong queo cụt ngọn

- Khai thác trắng áp dụng cho rừng trồng nguyên liệu: keo lai, keo tai tượng, bạch đàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng cho các mô hình rừng trồng sản xuất tuy mới chỉ là những kỹ thuật cơ bản nhưng cũng đã cho thấy hoạt động trồng rừng sản xuất của huyện Hoành Bồ có những nỗ lực rõ rệt, chuyển dần từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh. Giống được sử dụng trong trồng rừng sản xuất của huyện đã được chọn lọc và được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.

Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật thâm canh này chưa mang lại nhiều hiệu quả do suất đầu tư thấp, chưa đầu tư nhiều về mặt kỹ thuật thâm canh. Vấn đề này đặt ra một thách thức khá lớn cho rừng trồng sản xuất của huyện Hoành Bồ nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Vì vậy, để thâm canh tăng năng suất rừng trồng đòi hỏi phải có những nghiên cứu kỹ hơn để cụ thể hóa các biện pháp tác động cho từng loài cây và lập địa sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hiện nay, Hoành Bồ là một trong những huyện nằm trong vùng nguyên liệu gỗ nguyên liệu lớn của tỉnh, vì vậy cần chú ý đầu tư phát triển rừng trồng năng suất cao nhằm nâng cao hiệu quả của rừng trồng. Bên cạnh đó tiềm năng về các sản phẩm ngoài gỗ từ rừng trồng cũng rất lớn như: vỏ Quế, nhựa Thông, nhựa Trám, Ba kích, măng tre,… cũng cần đầu tư phát triển, trong đó đặc biệt Ba kích là một sản phẩm đặc sản đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 58)