Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 36)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1. Vị trí địa lý

Hồnh Bồ là huyện miền núi, có tọa độ địa lý từ 20o54’47’’ đến 21o15’ vĩ độ Bắc và từ 106o50’ đến 107o15’ kinh độ Đông, cách thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh khoảng 10km về phía Nam.

+ Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh)và huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)

+ Phía Nam giáp vịnh Cửa Lục thuộc thành phố Hạ Long + Phía Đơng giáp thành phố Cẩm Phả

+ Phía Tây giáp thị xã Quảng n và thành phố ng Bí

Hồnh Bồ là huyện có diện tích tự nhiên rộng 84.463,22 ha (chiếm 13,8% diện tích tự nhiên của tỉnh), gồm 12 xã trong đó có 5 xã thuộc vùng cao với tổng diện tích tự nhiên 48.672,0 ha chiếm 59,1% diện tích tự nhiên của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Với vị trí địa lý giáp Vịnh Cửa Lục có vai trị là vùng ngoại ơ và là vệ tinh của thành phố Hạ Long, nên có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giao lưu kinh tế, phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, cảng biển.

1.3.1.2. Địa hình

Hồnh Bồ có địa hình đa dạng, phân dị, thuộc loại địa hình đồi núi tiếp giáp biển, đại bộ phận nằm trong hệ thống cánh cung bình phong Đơng Triều - Móng Cái, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, càng gần biển thì đồi núi càng thấp dần và xen kẽ vùng đất bằng, tạo ra một sự đa dạng, tạo tiền đề cho việc kết hợp phát triển kinh tế miền núi, trung du và ven biển. Địa hình Hồnh Bồ có thể chia thành các dạng như sau:

- Vùng đồi núi cao: Đỉnh cao nhất là núi Thiên Sơn 1.090,6 m, núi Mo Cau 915m, cịn lại độ cao trung bình từ 500 - 800m, sườn núi dốc, rừng cây rậm rạp. Đồi núi vùng này có vai trị quan trọng chi phối sự hình thành các yếu tố tự nhiên, đồng thời chia cắt địa hình thành các vùng khác nhau.

- Vùng núi thấp, đồi cao: nằm về phía nam cánh cung lớn bình phong Đơng Triều - Móng Cái độ cao trung bình từ 200 - 350m, cao nhất là 580m, thấp nhất là 1,5 - 3m. Xen giữa các đồi núi thấp tạo thành các thung lũng, cánh ruộng bậc thang.

1.3.1.3. Khí hậu

Hồnh Bồ là huyện miền núi có địa hình phức tạp lại nằm gần vịnh Bắc Cửa Lục chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu đơng bắc tạo ra những tiểu vùng khí hậu hỗn hợp miền núi ven biển. Theo tài liệu của trạm dự báo khí tượng thủy văn Hồnh Bồ, đặc trưng khí hậu của huyện như sau:

a. Nhiệt độ khơng khí

Nhiệt độ trung bình năm 23,1oC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 36,6o

C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 5,5oC, nhiệt độ khơng khí thấp thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, cao dần từ tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ khơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn khí dao động từ 15o

C - 25oC khoảng 170 ngày trong năm, với tổng tích ơn trên10oC cả năm vào khoảng 8.327oC, trong đó lớn nhất vào tháng 7 (880o

C), nhỏ nhất vào tháng 2 (440o

C).

Tuy nhiên, đối với vùng cao như xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng nhiệt độ thường thay đổi mạnh, có năm lạnh nhất nhiệt độ khơng khí xuống tới 0o

C và sương muối xuất hiện ảnh hưởng đến sản xuất nơng - lâm nghiệp.

Nhìn chung, nhiệt độ khơng khí ở huyện Hồnh Bồ tương đối đồng đều giữa các tháng, mùa hè nhiệt độ dao động từ 26,7 - 28oC, mùa đông từ 15 - 21o

C do vậy lượng nhiệt trên đảm bảo cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp thuận lợi.

b. Lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm 1.786mm, cao nhất 2.852mm, thấp nhất khoảng 870mm, lượng mưa phân theo 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa: Thường từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 75 - 85% tổng lượng mưa cả năm, trong đó mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8.

- Mùa khô: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ còn 15 - 25% tổng lượng mưa năm, mưa ít nhất là tháng 12.

c. Độ ẩm khơng khí

Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khá cao đạt tới 82%, cao nhất vào tháng 3, 4 đạt tới 88%, thấp nhất vào tháng 10, 11 đạt trị số 76%.

Độ ẩm khơng khí ở Hồnh Bồ có sự chênh lệch giữa các vùng nhưng khơng lớn lắm, phụ thuộc vào địa hình, độ cao và có sự phân hóa theo mùa nên cũng khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

d. Gió

Có 2 loại gió thịnh hành thổi theo hướng và theo mùa rõ rệt:

+ Về mùa đơng: Gió thường thổi theo hướng bắc và đơng bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, với tốc độ gió trung bình 2,98m/s, đặc biệt gió mùa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn đông bắc tràn về đem theo hơi lạnh, giá rét, thời tiết khô hanh, thường ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp và sức khỏe con người.

+ Về mùa hè: Thường thổi theo hướng nam và đông nam từ tháng 5 đến tháng 9 gió thổi từ vịnh vào mang nhiều hơi nước gây mưa, tốc độ gió trung bình khoảng từ 3 - 3,4m/s tạo ra luồng khơng khí mát mẻ.

e. Bão

Là một huyện miền núi ven biển thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 9, hàng năm thường có 3 đến 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền với sức gió cấp 8 đến cấp 10, gây ra mưa lớn làm thiệt hại cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và đời sống của nhân dân.

1.3.1.4. Thuỷ văn

Sông suối Hồnh Bồ chịu ảnh hưởng của địa hình, các sơng suối đều bắt nguồn từ các dãy núi cao ở phía bắc, chảy theo hướng Bắc Nam rồi đổ ra biển, dịng chảy tương đối dốc và ngắn. Ở Hồnh Bồ lưu vực của các dịng sơng suối lớn, thảm thực vật phong phú nên có nguồn nước mặt phân bố tương đối đồng đều theo khơng gian, có khả năng khai thác phục vụ đủ nước tưới tiêu cho cây trồng và sinh hoạt của con người trong huyện và các địa phương lân cận.

1.3.1.5. Đất đai thổ nhưỡng

Đất đai trên địa bàn huyện Hồnh Bồ được chia thành 5 nhóm đất, 7 đơn vị đất và 10 đơn vị phụ như sau:

a. Nhóm đất mặn

Diện tích 1.669,17ha chiếm 1,98% diện tích đất tự nhiên, có 2 đơn vị đất phụ.

- Đất mặn sú vẹt, đước điển hình có diện tích 136,28ha - Đất mặn sú vẹt, đước đá lẫn nơng có diện tích 1.532,89ha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

b. Nhóm đất phù sa

Diện tích 736,28ha chiếm 0,87% diện tích đất tự nhiên, được hình thành từ quá trình bồi tụ chủ yếu của các con sơng suối lớn trong vùng. Có 3 đơn vị đất phụ:

- Đất phù sa khơng được bồi, chua điển hình có diện tích 184,46ha - Đất phù sa khơng được bồi, chua glây nơng có diện tích 472,78ha - Đất phù sa không được bồi, chua đá lẫn sâu có diện tích 79,04ha

c. Nhóm đất vàng đỏ

Diện tích 74.333,38ha chiếm 88,01% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Có 2 đơn vị đất:

- Đất vàng đỏ: Diện tích 70.484,55ha chiếm 83,45% diện tích nhóm đất. Có 2 đơn vị phụ:

+ Đất vàng đỏ đá lẫn nông: 8.323,10ha + Đất vàng đỏ đá lẫn sâu: 62.161,45ha

- Đất vàng nhạt: Diện tích 3.848,83ha chiếm 4,56% diện tích tự nhiên. Có 1 đơn vị phụ đất vàng nhạt đá sâu

d. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Diện tích 365,35ha chiếm 0,44% diện tích tự nhiên. Có 1 đơn vị đất là đất mùn vàng đỏ trên đá lẫn sâu: Đất này được hình thành chủ yếu trên đá sét và đá cát bột kết (sa phiến thạch) ở độ cao tuyệt đối > 700m. Phân bố chủ yếu ở các xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng.

e. Nhóm đất nhân tác

Diện tích 2.502,22ha chiếm 2,96% diện tích đất tự nhiên tồn huyện. Đất nhân tác hình thành do tác động của con người. Tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động như san ủi làm ruộng bậc thang hoặc các hoạt động công nghiệp khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày > 50cm. Phân bố hầu hết ở các xã Tân Dân, Hịa Bình, Đồng Lâm, Vũ Oai...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

1.3.1.6. Tài nguyên rừng

Hồnh Bồ có 64.701,27ha rừng chiếm 76,7% diện tích tự nhiên tồn huyện. Trong đó, đất rừng sản xuất là 29.653,02ha, rừng phòng hộ 18.701,53ha, rừng đặc dụng 16.355,72ha. Rừng Hồnh Bồ có nhiều lồi cây gỗ như Lim xanh, Sến, Táu,… và lâm sản ngoài gỗ như Mây, Tre và cây dược liệu, hương liệu quý. Tuy nhiên, do khai thác quá mức nên hiện nay chất lượng rừng tự nhiên của huyện chỉ ở mức nghèo đến trung bình (70 - 100m3

/ha).

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)