Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 120)

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài đặt ra các nội dung sau: - Đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất tại huyện Hoành Bồ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Đánh giá tình hình sinh trưởng của các loài cây trong các mô hình điểm - Đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng rừng

- Thực trạng nhu cầu sử dụng gỗ, thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng tại huyện Hoành Bồ

- Đề xuất một số giải pháp phát triển

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp tiếp cận của đề tài

- Trồng rừng sản xuất có sự tham gia của rất nhiều đối tượng như Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các Ban quản lý rừng, các hộ gia đình,… Vì vậy trong quá trình nghiên cứu cách tiếp cận có sự tham gia sẽ được áp dụng.

- Để phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Hoành Bồ, quan điểm và cách tiếp cận của đề tài là tổng hợp và đa chuyên môn, nghĩa là đề tài không chỉ chú ý đến khâu kỹ thuật (giống, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng, khai thác, chế biến) mà còn chú ý tới chính sách phát triển lâm nghiệp của địa phương và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là những nhân tố có tác động rất lớn tới phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Hoành Bồ.

- Do huyện Hoành Bồ có diện tích rộng, nhiều xuất khác nhau như Keo lai, Bạch

. -

.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan

Trong quá trình thực hiện đề tài các số liệu sau đây đã được kế thừa: - Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Các số liệu về diện tích các loại rừng do Bộ NN & PTNT công bố trong các năm qua

- Các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách phát triển trồng rừng sản xuất, các định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình và quy phạm kỹ thuật trồng rừng,…

- Các tài liệu khoa học, các kết quả nghiên cứu có liên quan

2.4.2.2.Thu thập số liệu ngoài hiện trường

* Tìm hiểu quá trình phát triển trồng rừng sản xuất ở địa phương

Áp dụng phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rural Appraisal - PRA), trong đó công cụ chủ yếu được sử dụng là phỏng vấn người cung cấp tin chính: các cán bộ quản lý; cán bộ kỹ thuật; những người dân trực tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp ( mẫu phiếu phỏng vấn trình bầy ở phụ lục 01, 02, 03), nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề như:

- Các dự án đầu tư vào hoạt động trồng rừng sản xuất, bao gồm vốn đầu tư, mục tiêu đầu tư, địa điểm thực hiện, thời gian và kết quả,...

- Loài cây trồng rừng chủ yếu; các biện pháp kỹ thuật được áp dụng. - Diện tích rừng trồng,...

Trên cơ sở đó, chọn điểm khảo sát và tiến hành điều tra ngoài thực địa.

*Điều tra theo từng loài cây trong mô hình cụ thể

Sau khi làm việc với các cơ quan chuyên môn của huyện để nắm được tình hình chung và thu thập các số liệu đã có về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình phát triển rừng trồng sản xuất, chính sách, thị trường và những khó khăn, tồn tại cần giải quyết.

Phương pháp điều tra, khảo sát được tiến hành theo các loài cây trồng rừng sản xuất chủ yếu trên cơ sở kết quả làm việc với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn. Quá trình điều tra được tiến hành theo 2 bước:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bước 1: Điều tra khảo sát tổng thể để nắm được các đặc điểm chung

trên cơ sở đó tiến hành phân loại đối tượng, lựa chọn điểm điều tra chi tiết tiếp theo.

Bước 2: Trên cơ sở kết quả thu được ở bước 1 tiến hành điều tra, đánh

giá chi tiết các mô hình. Nội dung điều tra tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:

.

+ Biện pháp kỹ thuật đã áp dụng, các loài, giống cây trồng đã sử dụng. + Chính sách phát triển trồng rừng sản xuất đã áp dụng trên địa bàn. + Hình thức và biện pháp tổ chức, quản lý trồng rừng sản xuất,...

đánh giá. Trên cơ sở các mô hình đã lựa chọn, tiến hành thu thập số liệu sinh trưởng bằng cách lập ô tiêu chuẩn diện tích 500m2

(20m x 25m), mỗi mô hình tiến hành lập 3 OTC ở cấp tuổi cao nhất, ở các vị trí khác nhau (chân, sườn, đỉnh). Các chỉ tiêu cần thu thập gồm: đường kính ngang ngực (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn), độ tàn che, đường kính tán (Dt), tình hình sinh trưởng lâm phần,... (Phụ lục 04: Mẫu phiếu điều tra sinh trưởng rừng trồng)

2.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu * Đánh giá sinh trưởng:

- Điều tra tỷ lệ sống và đánh giá chất lượng cây rừng phân ra 3 cấp: + Cấp A (Tốt): Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng đẹp, tròn đầy, tán cân đối, không cong queo sâu bệnh, có các chỉ số D1.3, HVN, Dt ≥ 120% D1.3, HVN, Dt trung bình.

+ Cấp B (Trung bình): Cây sinh trưởng bình thường, có các chỉ số D1.3, HVN , Dt ≥ 80% và nhỏ hơn ≤ 120% các trị số bình quân tương ứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Cấp C (Xấu): Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, có các chỉ số D1.3, HVN, Dt ≤ 80% các trị số bình quân tương ứng.

- Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3), đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,1cm;

- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn), dùng sào kết hợp với thước Blumeleiss có độ chính xác đến 0,1m;

- Sinh trưởng đường kính tán (Dt) dùng thước dây có độ chính xác đến 0,1dm.

Sử dụng phương pháp xử lý thống kê trong lâm nghiệp để xử lý, tính toán các thông số: tăng trưởng bình quân, trị số trung bình về đường kính D1.3, chiều cao vút ngọn, đường kính tán,... theo tài liệu tham khảo của Nguyễn Hải Tuất (2003)[29] và Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2006)[30].

* Hiệu quả về kinh tế:

Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để đánh giá hiệu quả của việc trồng rừng sản xuất và các mô hình.

Phương pháp CBA được vận dụng phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình rừng trồng sản xuất. Các số liệu được tập hợp và tính bằng các hàm kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế sau đây được vận dụng tính trong phân tích CBA.

+ Giá trị lợi nhuận ròng (NPV - Net Present Value):

NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các mô hình rừng trồng sản xuất sau khi đã chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.

NPV = n t t r Ct Bt 0 (1 ) (2-1)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng).

- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng). - t: Chu kỳ kinh doanh rừng (năm). -

n

t 0

:Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t.

NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình rừng trồng sản xuất có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này phản ánh được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV 0 thì mô hình kinh doanh có hiệu quả và ngược lại, NPV = 0 mô hình kinh doanh hòa vốn.

+ Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR - Benefits to cost Ratio):

BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

Công thức tính: BCR = n t t n t t r Ct r Bt 0 0 ) 1 ( ) 1 ( = CPV BPV (2-2)

Trong đó: - BCR: Là tỷ xuất giữa lợi nhuận và chi phí (đ/đ). - BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đ).

- CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đ).

Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các mô hình rừng trồng sản xuất, mô hình nào có BCR 1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại, BCR = 0 mô hình đầu tư hòa vốn.

+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of Return):

IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV=0 tức là:

n t t r Ct Bt 0 (1 ) = 0 thì r = IRR (2-3)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn IRR được tính theo (%), được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, mô hình nào có IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Tỷ lệ chiết khấu dùng cho các công thức tính là 8%/năm.

* Hiệu quả về xã hội thông qua:

- Tạo việc làm, ổn định đời sống của người dân (xác định tỷ lệ công lao động cho 1ha rừng trồng, 1 năm giải quyết bao nhiêu lao động /1ha trồng rừng...)

- Giải quyết vấn đề chất đốt

- Hình thành các cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ

- So sánh tỷ lệ giảm nghèo (trước và sau khi trồng rừng): Sử dụng phương pháp PRA phỏng vấn dân và lấy thông tin từ UBND xã, huyện

* Hiệu quả về môi trường (kế thừa kết quả những nghiên cứu trước):

- Nâng cao độ che phủ của rừng.

- Xây dựng ma trận bằng phương pháp cho điểm các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến xói mòn đất: độ tàn che và độ che phủ, độ dốc, thành phần cơ giới (Nguyễn Xuân Quát đề xuất năm 2002) để đánh giá khả năng phòng hộ của mô hình rừng trồng.

+ Khả năng chống xói mòn: Độ tàn che, độ che phủ (A) tổng hợp theo bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Thang điểm độ tàn che và độ che phủ của rừng trồng Độ tàn che Độ che phủ <0,3 0,3 - 0,5 0,5 - 0,7 0,7 - 0,9 > 0,9 < 0,3 2 0,3 - 0,5 4 4 0,5 - 0,7 6 6 6 0,7 - 0,9 8 8 8 8 > 0,9 10 10 10 10 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Độ dốc (B), thành phần cơ giới (C) được xác định theo bảng sau:

Bảng 2.2: Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới Nhân

tố

Độ dốc (độ) (B) Thành phần cơ giới đất (C)

<8 8-15 15-25 25-35 >35 Nhẹ Trung bình Nặng

Điểm 10 15 20 25 30 10 20 30

Độ dốc lớn, thành phần cơ giới nặng thì điểm cao và ngược lại

Độ tàn che và độ che phủ của rừng càng lớn thì khả năng chống xói mòn của rừng càng cao.

+ Cấp phòng hộ:

Bảng 2.3: Tổng hợp điểm cấp phòng hộ của rừng trồng

Cấp PH Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

B+C-A < 15 15 - 30 30 - 40 40 - 55 >55

* Ảnh hưởng của chính sách tới phát triển trồng rừng sản xuất ở địa phương

Được chia thành 2 bước:

- Bước 1: Tổng luận và phân tích các chính sách hiện có liên quan đến

phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện Hoành Bồ (sử dụng công cụ SWOT để phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh)

- Bước 2: Trên cơ sở phân tích các chính sách, tiến hành khảo sát thực

địa để xem xét những tác động tích cực và những mặt còn hạn chế đối với phát triển rừng sản xuất ở địa phương, đặc biệt chú ý đến các ý kiến đề xuất của cơ sở. Nội dung này được tiến hành đồng thời với nội dung tổng kết và đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất. Các chính sách quan trọng được phân tích đánh giá gồm:

- Chính sách về quản lý rừng. - Chính sách đất đai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Chính sách thuế, đầu tư và tín dụng.

* Ảnh hưởng của thị trường tới phát triển trồng rừng sản xuất ở địa phương

Phân tích các kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất thông qua điều tra khảo sát các đối tượng có liên quan như các chủ rừng, tư thương, xưởng chế biến,… Các vấn đề được quan tâm là giá cả, nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến, cơ sở hạ tầng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Hoành Bồ

Qua điều tra khảo sát chung ở huyện Hoành Bồ cho thấy mục tiêu trồng rừng sản xuất liên quan chặt chẽ tới dạng sản phẩm mà rừng mang lại bao gồm sản phẩm cung cấp gỗ và LSNG. Với quy mô và khối lượng sản phẩm tạo ra lớn nên rừng trồng sản xuất chủ yếu là những cây cung cấp gỗ. Mục tiêu rừng trồng sản xuất là cung cấp gỗ làm vật liệu xây dựng, gỗ trụ mỏ, gỗ ván dăm.

3.1.1. Diện tích trồng rừng

Số liệu rà soát về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng đến hết tháng 6/2010 của huyện Hoành Bồ như sau:

Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện phân theo chức năng

Loại đất, loại rừng Tổng diện tích (ha) cấu (%)

Phân theo chức năng (ha) Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Diện tích tự nhiên 84.463,2 100 I. Đất Lâm nghiệp 68.096,6 80,6 15.637,5 15.252,9 37.206,2 1. Đất có rừng 55.609,03 65,8 14.682,9 12.773,02 28.153,1 a. Rừng tự nhiên 37.234,2 44,1 13.736,9 8.901,8 14.595,5 b. Rừng trồng 18.374,8 21,8 946 3.871,2 13.557,6 2. Đất chưa có rừng 12.487,5 14,9 954,6 2.479,9 9.053,1 a. IA, IB 5.607,7 6,6 484,5 958,8 4.164,4 b. IC 6.726,5 7,9 470,1 1.505,7 4.750,7 c. Núi đá không có rừng 145,6 0,17 0 8,7 136,8 d. Đất khác 7,7 0,01 0 6,6 1,13 II. Đất khác (nhà ở…) 16.366,6 19,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Qua bảng 3.1 cho thấy, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 68.096,6ha chiếm 80,6% tổng diện tích đất tự nhiên, điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của sản xuất lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế của huyện.

Phân theo chức năng, diện tích đất rừng sản xuất hơn gấp 2 lần so với đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ. Đây là một lợi thế cho phát triển rừng trồng nói chung và rừng trồng sản xuất nói riêng.

- Tổng diện tích đất rừng sản xuất là 37.206,2ha trong đó 13.557,62ha đất rừng sản xuất là rừng trồng và 14.595,5ha rừng sản xuất là tự nhiên còn lại 9.053,1ha đất chưa có rừng.

- Tổng diện tích đất rừng đặc dụng là 15.637,5ha trong đó 946ha là đất rừng trồng và 13.736,9ha đất rừng tự nhiên còn lại 954,6ha đất chưa có rừng.

- Tổng diện tích đất rừng phòng hộ 15.252,9ha trong đó 3.871,2ha là đất rừng trồng và 8.901,8ha là đất rừng tự nhiên còn lại 2.479,9ha là đất chưa có rừng.

Diện tích đất chưa có rừng của huyện còn rất lớn 12.487,5ha (chiếm

14,9% tổng diện tích đất tự nhiên) chủ yếu là các trạng thái rừng IA, IB và IC đây là tiềm năng lớn cho phát triển trồng rừng sản xuất tại địa phương, do đó cần có những chính sách hỗ trợ phát triển rừng trồng sản xuất kịp thời.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại các xã có rừng trên địa bàn huyện Hoành Bồ được thể hiện qua bảng 3.2 sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Rừng và đất lâm nghiệp phân chia theo địa giới xã

(Đơn vị: ha) Diện tích Tự nhiên Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng SX hiện tại Đất QH RTSX Đất ngoài LN Bằng Cả 3.203,2 0 1.603,4 754,8 398,9 446 Dân Chủ 2.726,3 0 1.155,9 336,4 895,3 338,6 Hòa Bình 7.984,5 1.907,6 828 2.904,4 1.753,1 591,4 Kỳ Thượng 9.867,7 3.120,3 923,3 0 5.251,9 572,2 Lê Lợi 4.014,2 0 227 731,9 100,1 2.955,2 Quảng La 3.189,3 0 1.408,2 475,4 684,1 621,6 Sơn Dương 7.152,3 0 0 5.041,9 339,9 1.770,5 Thị trấn Trới 1.218,3 0 2,2 500,1 83,9 632,1 Thống Nhất 8.118,8 0 410 2.039,7 589,7 5.079,4 Tân Dân 7.579,7 0 5.061,7 362,5 1.499,5 656 Vũ Oai 5.194,9 2.680,2 0 1.347,2 424,1 743,4 Đồng Lâm 11.511,2 3.334,3 0 5.620,3 1.733,3 823,4

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)