Các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 94)

Hoành Bồ

3.5.2.1. Quan điểm và định hướng chung của Huyện

- Phát triển RTSX gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước nâng cao đời sống, nhận thức của người dân và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

- Phát triển RTSX phải dựa trên các điều kiện cụ thể của từng xã.

- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, kỹ thuật lâm sinh và sử dụng đất dốc bền vững nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng, đáp ứng cả yêu cầu về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

- Vì đất lâm nghiệp được giao rất phân tán và manh mún, thêm vào đó là địa hình chia cắt nên thường không liền vùng, liền khoảnh, vì vậy phát triển RTSX cần kết hợp hài hoà giữa trồng rừng tập trung quy mô lớn với trồng rừng quy mô nhỏ và trồng cây phân tán.

3.5.2.2. Giải pháp về kỹ thuật

* Về lựa chọn lập địa và quy hoạch vùng trồng RSX

- Xác định rõ, cụ thể lập địa phù hợp với từng loài cây trồng và mục tiêu sản phẩm. Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho rừng trồng sản xuất bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu mở rộng để tiến tới xây dựng nhà máy chế biến lâm sản có quy mô lớn, tập trung trên địa bàn huyện. Phát triển các khu công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với rà soát và xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung. Có kế hoạch thay thế các diện tích rừng trồng có năng suất thấp.

- Quy hoạch phát triển các làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản quy mô nhỏ và các trang trại lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Trong quy hoạch không nhất thiết phải trồng RSX trên mọi điều kiện lập địa (khu đất trống), vấn đề quyết định phải là hiệu quả kinh tế cuối cùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Tiếp tục đẩy mạnh công tác GĐGR, thực hiện tốt về cơ chế chia sẻ lợi ích và trách nhiệm, gắn chặt quyền lợi, nghĩa vụ của người dân với rừng.

- Đối với những diện tích của dân được Nhà nước giao theo Nghị định 02/CP thuận tiện đường vận chuyển và công tác quản lý bảo vệ cần tích cực xúc tiến hình thức hợp tác, liên kết khuyến khích hỗ trợ cho các chủ hộ vay vốn (ký hợp đồng kinh tế) để trồng rừng và bao tiêu sản phẩm cuối chu kỳ.

* Về chiến lược sản phẩm:

- Xây dựng một chiến lược sản phẩm rõ ràng cho RTSX ở Hoành Bồ và cụ thể hoá đến từng điều kiện lập địa trồng rừng trong thực tế, không nên để tình trạng “tuỳ cơ ứng biến”.

- Tập trung vào 4 nhóm sản phẩm chính:

+ Gỗ gia dụng và nguyên liệu giấy, dăm: Keo các loại, Bạch đàn

+ Gỗ phục vụ cho ngành xây dựng: Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn Thông mã vĩ, Thông nhựa, …

+ Gỗ lớn: Cây lá rộng bản địa, Thông, Keo, Bạch đàn … + LSNG: Tre, Trám, Tai chua, Thông lấy nhựa, Dó bầu, …

- Quy hoạch vùng cung cấp từng chủng loại sản phẩm, đồng thời đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm: gỗ lớn, gỗ xây dựng. Đối với RTSX, cần xuất phát từ nhu cầu thị trường và dự báo về thị trường để làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch trồng rừng.

- Ngoài việc chú trọng tới trồng rừng cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu giấy, dăm cần chú ý đẩy mạnh trồng rừng cung cấp gỗ lớn hoặc gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn phục vụ chế biến đồ mộc xuất khẩu và nội tiêu; chú trọng các biện pháp nuôi dưỡng và chuyển hoá rừng phù hợp.

- Đối với những vùng RTSX đang phát triển cần nghiên cứu đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nhất là quy mô nhỏ nhưng trình độ công nghệ phải tương đối cao để tăng giá trị sản phẩm, tạo động lực cho RTSX phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

* Về cơ cấu loài cây và kỹ thuật gây trồng

- Cơ cấu loài cây cho trồng rừng sản xuất phải bám sát chiến lược sản phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế của địa phương, đồng thời phải bám sát điều kiện tự nhiên: đất đai, địa hình, khí hậu,... và các điều kiện sản xuất kinh doanh khác: vị trí địa lý, thị trường, cơ sở chế biến,… nên tập trung cho 4 nhóm sản phẩm đã nêu ở trên.

- Về KTLS cần tác động theo hướng thâm canh cường độ cao đặc biệt là những cây cung cấp nguyên liệu (gồm các khâu: làm đất, bón phân, giống mới). Chăm sóc rừng đúng kỹ thuật, kịp thời đặc biệt là những loài cây bản địa. Đối với các nhóm cây có chu kỳ ngắn nên trồng thuần loài với mật độ từ 1330 đến 1660 cây/ha. Kỹ thuật trồng RSX và mức độ thâm canh cần được cụ thể hoá cho từng loài cây, điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm; áp dụng đồng bộ và liên hoàn các tiến bộ kỹ thuật, trong đó khâu giống vẫn còn nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất rừng trồng. Trong trồng rừng thâm canh, cần chú ý các biện pháp làm đất cơ giới ở những nơi đất bằng và dốc thoải, chú trọng bón phân, các biện pháp tỉa thưa và nuôi dưỡng cũng như kiểm soát dịch bệnh.

- Quy hoạch vùng trồng rõ ràng và ổn định trên thực địa, gắn với thiết kế vi mô cùng tham gia (chọn cây trồng phù hợp lập địa, gắn kết thiết kế cụ thể và nghiệm thu chặt chẽ).

- Sử dụng nguồn giống cho RTSX cần tuân thủ các quy định về quản lý giống của Bộ NN&PTNT, giống phải có chứng chỉ nguồn gốc rõ ràng. Các loài cây bản địa cần được tuyển chọn và tạo cây con đạt tiêu chuẩn theo quy trình kỹ thuật đã được ban hành, cây con sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, phát triển cân đối.

- Về phương thức trồng, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngoài việc thực hiện phương thức trồng thuần loài tập trung nên bố trí trồng hỗn giao hợp lý đối với các đối tượng rừng kinh doanh gỗ lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Ứng dụng và phát triển công nghệ chế biến lâm sản hàng hoá nhỏ phù hợp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và xuất khẩu, hạn chế bán nguyên liệu thô.

- Thực hiện Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008 - 2020, tập trung vào những nghiên cứu có tính đột phá trong ngành như công nghệ sinh học, công nghệ tinh chế lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng cao sản, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, chuyển hóa và sử dụng hiệu quả đất nương rẫy, xác định giá trị môi trường rừng, giải pháp nông lâm kết hợp và các cơ chế chính sách tạo động lực thu hút các thành phần kinh tế và người dân tham gia trồng RSX và làm giàu từ nghề rừng.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược giống cây lâm nghiệp giai đoạn tới năm 2020, trước hết đáp ứng nhu cầu giống chất lượng cao cho trồng rừng của các chương trình, dự án trồng RSX.

- Thực hiện Đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn tới năm 2020.

* Khâu khai thác, chế biến

- Đối với nhóm cây nguyên liệu nên chọn chu kỳ khai thác từ 6-7 năm, phương thức khai thác là khai thác trắng; sau khi khai thác cần trồng lại rừng ngay. Đối với nhóm cây gỗ lớn chu kỳ khai thác tùy thuộc vào loài cụ thể và yêu cầu quy cách sản phẩm. Nếu trồng rừng Trám trắng chu kỳ khai thác khoảng 30-40 năm, Lim xanh, Lát hoa chu kỳ khai thác khoảng 40-50 năm.

- Chế biến lâm sản: Huyện có 1 nhà máy chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc do Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Hoành Bồ quản lý, ngoài ra còn có rất nhiều xưởng mộc tư nhân khác hàng năm thu mua gỗ keo sản xuất ván dăm, bao bì, gỗ dán, gỗ xây dựng, đồ gia dụng,… Các cơ sở chế biến trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ, lâm sản trong huyện. Vì vậy, để phát triển trồng rừng sản xuất bền vững tại huyện cần có kế hoạch nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ hiện có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn bằng cách đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật bậc cao. Trước hết thu mua các sản phẩm rừng trồng hàng năm người dân trong huyện khai thác được đồng thời có kế hoạch đảm bảo đầu ra lâu dài và ổn định cho người trồng rừng.

3.5.2.3. Các giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện

* Giải pháp về cơ chế chính sách

- Tổ chức đánh giá tác động của các chính sách đối với RTSX, khẳng định những khung chính sách cả vĩ mô và vi mô, cả về 2 mặt được và chưa được, đưa ra những đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách chung một cách kịp thời, phù hợp với huyện Hoành Bồ.

- Về quy hoạch: Cần ra soát và tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng luật định, đặc biệt là đất RSX để hộ gia đình, tổ chức và cá nhân yên tâm đầu tư kinh koanh trên diện tích đất được giao. Trong quá tình GĐGR cần xác định rõ ranh giới của các chủ rừng trên thực địa. Thường xuyên kiểm tra giám sát và xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích. Thực hiện tốt về cơ chế chia sẻ lợi ích và trách nhiệm, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của người dân với rừng, đồng thời khuyến khích phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp.

- Về vốn đầu tư: đối với RSX nhà nước cần có chính sách bảo hộ, ổn đỉnh lãi suất vay ưu đãi tập trung trong 1 - 3 năm đầu và trong suốt quá trình đầu tư trồng rừng đến hết chu kỳ. Tạo cơ chế thông thoáng hơn để người dân được tiếp cận với vốn vay ưu đãi, cần tăng cường mức hỗ trợ từ nguồn vốn nhân sách cho các tổ chức, hộ gia đình trồng rừng sản xuất, đối với dự toán trồng rừng nguyên liệu cần tính đủ theo mức độ thâm canh, về giá cả thị trường, đồng thời có cơ chế chính sách hỗ trợ cho sản xuất giống cây lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Chính sách khuyến khích tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng RSX: Cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích đầu tư trồng rừng thâm canh tổng hợp liên hoàn để nâng cao năng suất rừng trồng từ khâu chọn loài cây trồng, chọn giống, cải thiện giống đến bón phân, làm đất và hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh: mật độ, phương thức trồng, tỉa thưa, tỉa cành,… tạo ra được hiệu quả kinh tế để chủ rừng có khả năng tích luỹ vốn tái đầu tư trồng rừng, thoát ra khỏi sự phù thuộc vào vốn vay.

- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện Hoành Bồ về vốn đầu tư, thị trường. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình liên doanh liên kết giữa trồng RSX và chế biến tiêu thụ sản phẩm.

* Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Kiện toàn mạng lưới chỉ đạo phát triển sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng rừng sản xuất nói riêng từ huyện đến xã; tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về chất lượng giống cây lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, thực hiện kế hoạch trồng rừng, chế biến lâm sản và hoạt động khác liên quan đến rừng trồng sản xuất

- Xây dựng tổ chức chuyên trách chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách: Năng lực tổ chức thực hiện các chính sách của địa phương cần được nâng cao cả về trình độ cán bộ, điều kiện và phương tiện thực hiện, kiểm tra và giám sát.

- Lồng ghép các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp trên cùng một địa bàn; phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng cấp quản lý, từng cán bộ chi đạo; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công trình, hướng dẫn kỹ thuật đến các hộ dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ chỉ đạo hiện trường, các khuyến lâm viên, kiểm lâm viên, cán bộ lâm nghiệp của xã; phổ cập kỹ thuật, tổ chức cho người dân tham quan, học tập các điển hình trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững qua đó phát động phong trào trồng rừng trong nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng.

- UBND huyện cần khuyến khích hỗ trợ thành lập các hội sản xuất, chế biến, kinh doanh lâm đặc sản.

3.5.2.4. Các giải pháp về kinh tế - xã hội

- Phải thiết lập quy hoạch vùng trồng RSX gắn với mạng lưới chế biến và thị trường cả trên thực địa: Xây dựng quy hoạch và kế hoạch trồng RSX, quy hoạch cả mạng lưới theo chuỗi hành trình của dòng nguyên liệu từ tạo vùng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ một cách khép kín không chỉ trên giấy tờ, bản đồ mà phải được thực địa hoá, tạo được một lâm phận RSX ổn định có đầy đủ căn cứ pháp lý.

- Thực hiện giao khoán đất trồng rừng dài hạn cho các hộ thành viên đối với chủ đất là CTy TNHH 1TV lâm nghiệp Hoành Bồ và hợp đồng với nhóm chủ với chủ đất là CTy TNHH 1TV lâm nghiệp Hoành Bồ và hợp đồng với nhóm chủ hộ có đất theo cơ chế cùng đầu tư, cùng hưởng lợi với tỷ lệ ăn chia có phần ưu tiên hơn cho người trồng rừng để thu hút người dân địa phương tham gia.

- Xây dựng khu chế biến lâm sản tập trung, kết hợp với phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, phân tán ở trung tâm huyện Hoành Bồ, các xã nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng RSX, tạo thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Đầu tư các công nghệ mới, hiện đại, các dây chuyền sản xuất liên hoàn,… để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương về sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng RSX thâm canh, tập trung nói riêng chưa cao, vì vậy cần có giải pháp để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương, đặc biệt là các dân tộc ít người.

- Tuyên truyền những chủ trương chính sách mới của Nhà nước về trồng RSX, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về giá trị nhiều mặt của rừng (giá trị kinh tế, sinh thái, du lịch, bảo tồn,...).

- Tuyên truyền, giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp lâm sản và LSNG cũng như chức năng bảo vệ môi trường sinh thái của rừng, công việc này đòi hỏi các cán bộ truyền thông phải có trình độ nhất định. Để thực hiện được cần phải có sự phối hợp của nhiều tổ chức, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đồng thời người dân cũng cần hiểu có thể phát triển kinh tế hộ gia đình từ việc trồng RSX.

- Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Nhà nước, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng tới

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)