Loài cây trồng rừng trong các mô hình:

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 120)

mật độ trồng

- Thông mã vĩ, Keo tai tượng, Bạch đàn, N= 1.650 cây/ha (cự ly cây 2m, cự ly hàng 3 m)

- Trám đen: N=833 cây/ha (cự ly cây 3m, cự ly hàng 4 m) - Trẩu: N=1.330 cây/ha (cự ly cây 2,5m, cự ly hàng 3 m)

4 Nguồn giống

- Thông mã vĩ: Được lấy từ các nguồn:

+ Trước năm 1995: Gieo ươm từ hạt tại Trường Trung cấp lâm nghiệp TW I.

+ Từ 1995 đến nay: Trung tâm Khoa học & sản xuất lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Công ty Cổ phần Thông Quảng Ninh, Viện Khoa học Lâm nghiệp.

- Thông nhựa: Công ty Cổ phần Thông Quảng Ninh, Trung tâm Khoa học & sản xuất lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh. - Thông Caribê: Nguồn giống gieo ươm bằng hạt từ Viện Khoa học Lâm nghiệp.

- Trám đen, Bạch đàn: Trung tâm Khoa học & sản xuất lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

TT Nội dung

công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể

- Keo tai tượng: Trung tâm Khoa học & sản xuất lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Công ty Lâm nghiệp Hoành Bồ. - Quế: Yên Bái

- Tai chua: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

5

Phương thức thức thức trồng

- Trồng thuần loài: Thông mã vĩ, Bạch đàn, Keo tai tượng, Trám đen, Trẩu, Quế, Lát hoa, Tre Bát độ.

- Trồng hỗn giao theo hàng đối với Thông mã vĩ và Trẩu. Một số mô hình rừng trồng sản xuất áp dụng phương thức nông lâm kết hợp trong 1-2 năm đầu khi rừng chưa khép tán: Quế, Tre Bát độ, Thông mã vĩ.

6

Phương pháp trồng

- Hầu hết trồng bằng cây con, hom có bầu.

7 Bón phân

- Bón lót 100g/hố NPK 5:10:3 và bón thúc 100g/hố NPK 5:10:3 (đối với các loài cây Thông mã vĩ, Lát hoa, Quế, Keo tai tượng, Trẩu, Xoan ta, Bạch đàn, Tai chua).

8 Thời vụ trồng

Vụ Hè - Thu, khi trời có mưa. Thường bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vụ trồng chính vào 30/8. Trồng dặm sau khi trồng chính 1 tháng

9 Chăm sóc

Năm 1: chăm sóc 2 lần (tháng 3 và tháng 10).

Năm 2 và 3: chăm sóc 2 lần vào các tháng 3-4, 10-11.

10 Khai thác

- Tỉa thưa đối với Thông mã vĩ hỗn giao với Trẩu, những cây cong queo cụt ngọn

- Khai thác trắng áp dụng cho rừng trồng nguyên liệu: keo lai, keo tai tượng, bạch đàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng cho các mô hình rừng trồng sản xuất tuy mới chỉ là những kỹ thuật cơ bản nhưng cũng đã cho thấy hoạt động trồng rừng sản xuất của huyện Hoành Bồ có những nỗ lực rõ rệt, chuyển dần từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh. Giống được sử dụng trong trồng rừng sản xuất của huyện đã được chọn lọc và được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.

Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật thâm canh này chưa mang lại nhiều hiệu quả do suất đầu tư thấp, chưa đầu tư nhiều về mặt kỹ thuật thâm canh. Vấn đề này đặt ra một thách thức khá lớn cho rừng trồng sản xuất của huyện Hoành Bồ nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Vì vậy, để thâm canh tăng năng suất rừng trồng đòi hỏi phải có những nghiên cứu kỹ hơn để cụ thể hóa các biện pháp tác động cho từng loài cây và lập địa sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hiện nay, Hoành Bồ là một trong những huyện nằm trong vùng nguyên liệu gỗ nguyên liệu lớn của tỉnh, vì vậy cần chú ý đầu tư phát triển rừng trồng năng suất cao nhằm nâng cao hiệu quả của rừng trồng. Bên cạnh đó tiềm năng về các sản phẩm ngoài gỗ từ rừng trồng cũng rất lớn như: vỏ Quế, nhựa Thông, nhựa Trám, Ba kích, măng tre,… cũng cần đầu tư phát triển, trong đó đặc biệt Ba kích là một sản phẩm đặc sản đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.

3.1.4. Nguồn vốn đầu tư cho rừng trồng sản xuất

Kết quả điều tra nguồn vốn đầu tư trồng rừng sản xuất của huyện Hoành Bồ được tổng hợp và trình bầy tại bảng 3.5 như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.5: Nguồn vốn đầu tƣ cho rừng trồng sản xuất ở huyện Hoành Bồ Nguồn vốn Thời gian Vùng trồng (xã) Đối tƣợng

1. Vốn ngân sách Nhà nước trước chương trình 327 Trước 1995 Đồng lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Thống Nhất, Sơn Dương, Lê Lợi Hòa Bình, Tân Dân, Thị trấn Trới

Trồng rừng tập trung quy mô nhỏ theo kế hoạch Nhà nước giao

2. Vốn ngân sách

Chương trình 327 1995-2000

Sơn Dương, Đồng Lâm, Lê Lợi, Thị trấn Trới Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc 3. Vốn vay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) 2000-2002

Sơn Dương, Lê Lợi, Đồng Lâm, Thống Nhất

Trồng rừng sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái 4. Vốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2002-2005 Sơn Dương Trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn, nhỡ, kinh doanh măng 5. Vốn dự án 661 2007-2010 Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Thống Nhất, Vũ Oai, Tân Dân, Hòa Bình

Trồng rừng sản xuất: Xoan ta, Tre bát độ, Bạch đàn, Lát hoa, Keo tai tượng, Thông mã vĩ

6. Vốn đề án Hỗ trợ người dân vùng cao trồng rừng sản xuất trên đất nương rẫy

2008-nay Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng

Trồng rừng sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái (loài cây Thông mã vĩ)

7. Vốn Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam

2008-nay Sơn Dương, Đồng Lâm, Hòa Bình

Trồng rừng công nghiệp, bảo vệ

MTST (Keo,

Thông mã vĩ) 8. Nguồn vốn tự có 2007-nay Toàn huyện Một số trang trại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Qua số liệu bảng 3.5 cho thấy nguồn vốn trồng rừng sản xuất ở huyện Hoành Bồ khá đa dạng. Trước năm 1995 việc trồng rừng còn mang tính nhỏ lẻ, do Nhà nước giao chỉ tiêu; từ 1995 - 2000 vốn của chương trình 327 trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng rải rác trên các xã trong huyện, thời gian này mục tiêu của rừng trồng sản xuất chưa rõ ràng; Từ năm 2000 trở lại đây, với nhiều nguồn vốn khác nhau, trên địa bàn huyện đã hình thành trồng rừng sản xuất, với việc thử nghiệm nhiều loài cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, qua thực tế thì hiệu quả đem lại chưa thực sự cao và tính bền vững còn thấp, riêng vốn do đề án Hỗ trợ người dân vùng cao trồng rừng sản xuất trên đất nương rẫy và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam trồng rừng công nghiệp, hiện tại bước đầu cho kết quả sinh trưởng khá tốt, đem lại nhiều tín hiệu khả quan.

3.1.5. Cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện

3.1.5.1. Cơ chế chính sách

- Chính sách về quản lý rừng: Bao gồm một số chính sách quan trọng:

+ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, sửa đổi năm 2004.

+ Quyết định số 08/2001/TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

+ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng.

+ Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Áp dụng chính sách về quản lý rừng, huyện đã quy hoạch đất lâm nghiệp và đất dự phòng cho phát triển lâm nghiệp. Theo kết quả rà soát 3 loại rừng, diện tích đất rừng phòng hộ là 15.252,9ha chiếm 22,4% tổng diện tích đất lâm nghiệp, rừng đặc dụng là 15.637,5ha chiếm 23% tổng diện tích đất lâm nghiệp và 37.206,2ha là đất rừng sản xuất chiếm 54,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Việc quy hoạch đất lâm nghiệp này đã tạo điều kiện cho huyện chủ động trong việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tạo cho các tổ chức cá nhân yên tâm khi phát triển sản xuất nhất là trên những loại hình kinh doanh có chu kỳ dài.

- Chính sách về đất đai: Bao gồm các chính sách chủ yếu sau đây:

+ Nghị định 02/ CP ngày 15/01/1994 quy định việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

+ Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 về giao khoán đất và sử dụng rừng vào mục đích nông, lâm nghiệp.

+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

Thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh, huyện Hoành Bồ đã thực hiện khá tốt công tác giao đất giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

Bảng 3.6: Kết quả GĐGR ở tỉnh Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ

Đơn vị: ha Đơn vị Tổng diện tích đất lâm nghiệp Diện tích đất LN đã giao Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp Tổng diện tích % Tổng số Hộ GĐ, cá nhân Tổ chức Tỉnh Quảng Ninh 934.039 848.948 90,89 36.997 34.997 1.980 Huyện Hoành Bồ 68.096,5 101.144 91,95 4.616 4.430 186

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Về cơ bản tỉnh đã hoàn thành việc giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao là 848.95ha chiếm 90,89% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Tính đến nay, tổng diện tích huyện đã giao lên tới 101.144ha chiếm 91,95% diện tích đất lâm nghiệp của huyện. Trên số diện tích đất đã giao có 4.616 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho cá nhân hộ gia đình (4.430 giấy), tổ chức (186 giấy). Việc giao đất giao rừng đã gắn liền quyền lợi và trách nhiệm của người dân sống trên địa bàn với rừng.

Kết quả khảo sát và đánh giá ở huyện Hoành Bồ cho thấy ảnh hưởng của giao đất giao rừng tới rừng trồng sản xuất thể hiện ở một số nét chính được trình bày trong bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của GĐGR tới phát triền RTSX ở Hoành Bồ

Ảnh hƣởng tích cực Ảnh hƣởng tiêu cực

1. Đất được giao đã cơ bản được quản lý và sử dụng đúng mục đích, đang dần phát huy hiệu quả. Một số hộ gia đình, cá nhân đã có thu nhập từ rừng góp phần xóa đói giảm nghèo.

2. Phát huy quyền làm chủ, tạo động lực cho các chủ rừng đầu tư vốn trồng rừng, chủ động kế hoạch sản xuất hàng năm. 3. Diện tích và các mô hình RTSX tăng lên đáng kể, các sản phẩm lâm sản ngày càng được đa dạng hóa trên thị trường. 4. Nâng cao được ý thức trách nhiệm trong bảo vệ rừng, năng suất và chất lượng rừng trồng được nâng lên; hộ gia đình, cá nhân và tập thể đã tự bỏ vốn đầu tư trồng RSX.

5. Số lượng trang trại lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả xuất hiện.

6. Mô hình trồng RSX với các hình thức liên kết có xu hướng mở rộng.

1. Đất đai manh mún, nhỏ lẻ nên khó tạo ra số lượng nguyên liệu, hàng hóa tập trung quy mô lớn.

2. Đối với quy hoạch vùng nguyên liệu sau giao đất giao rừng sẽ rất khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục để đủ diện tích trồng rừng cần thiết.

3. Một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng chính sách giao khoán đất để đầu cơ, buôn bán và kinh doanh đất lâm nghiệp bất hợp pháp.

4. Diện tích rừng tự nhiên đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ngày càng giảm về chất lượng và số lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Nhìn chung việc giao đất giao rừng của huyện thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, các tổ chức, cá nhân hộ gia đình nhận rừng đều phấn khởi, yên tâm phát triển kinh tế đồng thời sử dụng rừng đúng mục đích. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập nhất định mà trong khuôn khổ trách nhiệm của huyện rất khó có thể giải quyết được như: việc xác định ranh giới trên thực địa của các chủ rừng là điều rất khó nên vẫn xảy ra tranh chấp, một số hộ gia đình khó khăn không đủ điều kiện để kinh doanh rừng nên đất rừng được giao không có tác động hoặc tác động nhưng hiệu quả rất thấp,…

- Chính sách về thuế, đầu tư, tín dụng: Bao gồm các chính sách chủ yếu sau:

+ Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi).

+ Quyết định số 264/92/CP ngày 22/2/1992 về Chính sách đầu tư phát triển rừng.

+ Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 Quy định chi tiết thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.

+ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và QĐ 199/2001/TTg ngày 28/12/2001 về Đối tượng miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

+ Nghị quyết Quốc hội 2003 về Miễn giá thuế sử dụng đất nông nghiệp. + Nghị định 106/2004/CP 1/4/2004 về Tín dụng đầu tư phát triển.

+ Quyết định số:147/2007/QĐ-TTg về Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.

Trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu là Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Hoành Bồ sử dụng vốn tín dụng để trồng rừng nguyên liệu. Suất đầu tư cho trồng rừng tại huyện Hoành Bồ phụ thuộc vào nguồn vốn được cấp, mỗi nguồn vốn có những quy định mức đầu tư khác nhau:

+ Rừng trồng theo dự án PAM người dân được cung cấp cây giống, phân bón và được hỗ trợ 100kg gạo cho 1ha rừng trồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Rừng trồng theo Dự án 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: mức đầu tư ngoài giống, phân bón người dân được hỗ trợ từ 1,7 triệu/ha sau đó nâng lên 2,5 triệu/ha , 4 triệu/ha, 6 triệu/ha; Ngân sách chỉ hỗ trợ 2 triệu/ha chủ yếu là để mua cây giống, phân bón và thuê thiết kế, người dân tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc và bảo vệ (Thông tư 02/2008/TTLT-BKH-BNN-BTC).

+ Rừng trồng nguyên liệu do Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Hoành Bồ đầu tư: Hộ dân nhận trồng rừng nguyên liệu được vay toàn bộ số tiền đầu tư cho 1 chu kỳ kinh doanh (theo dự toán của công ty). Tiền vay được giải ngân theo tiến độ trồng rừng và phụ thộc vào loài cây trồng. Cụ thể: Keo tai tượng đầu tư 8.580.000 đồng/ha/chu kỳ, Keo lai đầu tư 9.533.000 đồng/ha/chu kỳ, (phụ lục 04, 05, 06)

+ Rừng trồng nguyên liệu do Cty TNHH 1TV Innovgreen Quảng Ninh đầu tư cho 1 chu kỳ kinh doanh Bạch đàn khoảng 8.272.000 đồng/ha/chu kỳ (theo dự toán của công ty), mức thâm canh rừng trồng tương đối cao.

Nhìn chung, suất đầu tư cho trồng rừng và mức thâm canh rừng trên địa bàn huyện Hoành Bồ ở mức độ trung bình. Các chính sách đầu tư, tín dụng, thuế sử dụng đất lâm nghiệp đã tương đối mở như về ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế sử dụng đất cho những vùng đặc biệt khó khăn,… Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư mới chỉ dừng ở đầu tư trong nước là chủ yếu, đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

- Chính sách về khai thác, vận chuyển lâm sản và thị trường:

+ QĐ 136/CP ngày 31/7/1998 về Sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu gỗ lâm sản.

+ Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)