Về cơ cấu loài cây trồng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 55)

Danh mục loài cây được đưa vào trồng rừng sản xuất ở huyện Hoành Bồ khá đa dạng theo từng giai đoạn phát triển được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3: Danh mục các loài cây đƣợc đƣa vào trồng rừng sản xuất của huyện Hoành Bồ từ trƣớc đến nay

Nhóm loài Giai đoạn Cung cấp gỗ lớn Cung cấp gỗ nhỡ, nhỏ Cung cấp LSNG Trước 1990 Bạch đàn đỏ, Thông mã vĩ, Thông nhựa Trám đen, trám trắng - Nhựa: Trám, Thông - Quả: Trám, Trẩu - Vỏ: Quế 1991 - 1995 Thông mã vĩ, Thông nhựa, Bạch đàn trắng, Keo tai tượng,

Trám đen, trám trắng - Nhựa: Trám, Thông - Quả: Trám - Vỏ: Quế 1996 - 2000 Thông mã vĩ, Thông nhựa, Keo (tai tượng, lá tràm),Lát hoa Trám đen, Trám trắng - Nhựa: Trám, Thông - Măng: Tre Bát độ - Quả: Trám - Vỏ: Quế 2001 đến nay Thông mã vĩ, Thông nhựa, Keo tai tượng, Keo lai, Giổi, Bạch đàn lai

Trám đen, Trám trắng, Keo

-Nhựa: Thông, Trám - Măng tre (bát độ, mai) - Quả: Trám, Tai chua, Sa nhân tím

- Củ: Ba kích - Vỏ: Quế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Kết quả tại bảng 3.3 cho thấy, cơ cấu loài cây trồng rừng sản xuất của huyện Hoành Bồ phong phú, đa dạng theo từng giai đoạn phát triển. Cơ cấu loài cây trồng thay đổi chủ yếu do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, ngoài ra còn phụ thuộc vào năng suất, chất lượng và giá trị của từng loại sản phẩm.

Trước năm 1990 công tác trồng rừng sản xuất được thực hiện theo kế hoạch Nhà nước giao, quy mô trồng rừng nhìn chung nhỏ, chủ yếu do các Lâm trường quốc doanh thực hiện tại địa phận các xã: Đồng Sơn, Đồng Lâm, Tân Dân, Sơn Dương, thị trấn Trới, Lê Lợi, Thống Nhất; với một số loài cây trồng chủ yếu là: Thông mã vĩ, Thông nhựa, Bạch đàn với tiêu chí cung cấp gỗ trụ mỏ và các loài cây cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ (Trám, Trẩu, Quế).

Giai đoạn 1991 - 1995, trồng rừng được thực hiện với sự hỗ trợ vốn của Chương trình PAM 5322, Chương trình 327, loài cây trồng của chương trình này chủ yếu là Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis, Keo tai tượng Acacia mangium. Trong giai đoạn này cơ cấu cây trồng chưa có sự thay đổi

nhiều so với giai đoạn trước, thành phần loài cây tham gia trồng rừng cung cấp gỗ lớn vẫn chủ yếu là Thông mã vĩ, Thông nhựa, có bổ sung thêm loài Bạch đàn trắng, đặc biệt giai đoạn này Keo tai tượng là loài cây đã được trồng với diện tích lớn, có tác động mạnh đến giá trị kinh tế của rừng trồng sản xuất; gỗ nhỏ và lâm sản ngoài gỗ vẫn tập chung vào một số loài như Thông nhựa, Trám đen, Trám trắng, Quế,... Nhìn chung giai đoạn này mục tiêu trồng rừng sản xuất chưa rõ ràng, mục tiêu sản xuất và phòng hộ của rừng trồng còn chồng chéo

Giai đoạn 1996 - 2000, cơ cấu cây trồng không có nhiều biến đổi so với giai đoạn trước, thành phần loài cây tham gia trồng rừng sản xuất vẫn chủ yếu là những loài cây phù hợp với điều kiện lập địa, khí hậu, địa hình của địa phương và có giá trị kinh tế cao như Thông mã vĩ, Thông nhựa, Bạch đàn, Keo tai tượng, bên cạnh đó cũng bổ sung một số loài mới như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Keo lá tràm, Lát hoa,... nhằm đáp ứng được sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả của rừng trồng sản xuất. Đối với các loài cây trong nhóm cung cấp LSNG có sự bổ sung của loài tre Bát độ đây cũng là một trong nhưng loài hứa hẹn sẽ có tiềm năng lớn trong việc giúp xóa đòi, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Cũng trong giai đoạn này huyện có nhiều chủ trương để thúc đẩy phát triển rừng trồng sản xuất, mặc dù chưa có nhiều mô hình thành công đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, nhưng nó cũng đánh dấu là giai đoạn bản lề để thúc đẩy sự phát triển của rừng trồng sản xuất trong giai đoạn tiếp theo.

Từ 2001 đến nay, giai đoạn có nhiều sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với rừng sản xuất cho phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương, chủ trương chính sách chung đáp ứng thị hiếu, nhu cầu thị trường. Trong giai đoạn này số loài cây tham gia trồng rừng lại tiếp tục được bổ sung đặc biệt có sự xuất hiện của nhiều giống Keo lai đã góp phần nâng cao năng suất tăng hiệu quả kinh tế của rừng trồng; Các loài cây cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ lại tiếp tục có thêm nhiều loài cây mới mang hiệu quả kinh tế cao như Tre mai, Tai chua, Sa nhân tím, Ba kích,...

Nhìn chung, cơ cấu loài cây trồng rừng thay đổi theo nhu cầu của thị trường. Loài cây được chọn cho trồng rừng là những loài đã qua khảo nghiệm và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chu kỳ kinh doanh ngắn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn những cây trồng trước đó.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng sản xuất tại huyện hoành bồ-tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)