Định hƣớng hoàn thiện các cơ chế chính sách theo dự thảo Nghị định về

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư ppp (Trang 81 - 86)

6. Kết cấu chuyên đề

2.5. Định hƣớng hoàn thiện các cơ chế chính sách theo dự thảo Nghị định về

định về đầu tƣ theo hình thức PPP

Nhận thức đƣợc sự thiếu rõ ràng và không tƣơng thích giữa Nghị định 108 và Quyết định 71, ngày 22/8/2013, Phó Thủ tƣớng Hoàng Trung Hải trong cuộc họp Ban Chỉ đạo về PPP đã đồng ý về chủ trƣơng của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hợp nhất Nghị định 108 và Quyết định 71 thành Nghị định về đầu tƣ theo hình thức PPP. Theo đó, Nghị định mới ban hành phải tƣơng thích với các nghị định khác và các cơ sở luật pháp của quốc tế, nhằm bảo đảm sự ổn định, tính pháp lý cao hơn, tính bảo hộ cũng đƣợc tăng lên và đồng thời, sẽ có khả năng thu hồi nguồn vốn nhanh cho các nhà đầu tƣ. Trong đó, bỏ cụm từ “thí điểm” để văn bản quy phạm pháp luật này có hiệu lực lâu dài. Đồng thời, cũng thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ trong việc triển khai PPP ở Việt Nam.

Về dài hạn, cần nghiên cứu và ban hành Luật PPP. Bởi hiện nay, trên thế giới, rất nhiều nƣớc có hệ thống luật đầu tƣ theo hình thức PPP, nhƣ: Anh, Mỹ cho đến các nƣớc Châu Phi… Hơn nữa, khi quyết định đầu tƣ vào một quốc gia nào đó, nhà đầu tƣ cũng nhƣ các bên liên quan mong muốn có một khung khổ pháp lý ổn định, đảm bảo đầu tƣ bền vững, nhất là khi các dự án PPP thƣờng có thời gian thực hiện khá dài với số vốn lớn. Luật PPP ra đời có thể đồng bộ với các văn bản luật khác và bao trùm đƣợc các nội dung, nhƣ: ƣu đãi thuế, tỷ giá, ngoại hối…

Bản dự thảo Nghị định về đầu tƣ theo hình thức đối tác công - tƣ PPP đang trong giai đoạn lấy ý kiến góp ý từ các tổ chức, đơn vị liên quan. Theo dự kiến, Nghị định sẽ đƣợc chính thức thông qua vào tháng 6/2014. Theo bản dự thảo thì Nghị định về đầu tƣ theo hình thức đối tác công - tƣ PPP sẽ bao gồm 11 chƣơng với 84 điều. Nhằm hợp nhất Nghị định 108 và Quyết định 71 và khắc phục những mặt tồn đọng của hai văn bản này thì Nghị định về đầu tƣ theo hình thức đối tác công - tƣ PPP có những điểm mới sau:

Thứ nhất, về lĩnh vực đầu tƣ.

Nhƣ đã phân tích ở trên thì lĩnh vực đầu tƣ theo quy định ở Nghị định 108 và Quyết định 71 vẫn còn chƣa đủ rộng. Vì vậy, bản Dự thảo Nghị định đã mở rộng lĩnh vực đầu tƣ lên 10 lĩnh vực là:

1. Kết cấu hạ tầng giao thông, bao gồm đƣờng sông; đƣờng bộ, cầu đƣờng bộ, hầm đƣờng bộ, bến phà đƣờng bộ, bến xe, bãi đỗ xe; đƣờng sắt, cầu đƣờng sắt, hầm đƣờng sắt, nhà ga đƣờng sắt; hệ thống xe buýt, xe điện ngầm, hạ tầng giao thông đô thị; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, cảng dịch vụ hậu cần, cảng cạn;

2. Hệ thống cung cấp nƣớc sạch; hệ thống thoát nƣớc; hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải, chất thải;

3. Nhà máy điện, đƣờng dây tải điện, cơ sở sản xuất năng lƣợng;

4. Kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao;

5. Kết cấu hạ tầng thông tin, truyền thông, viễn thông;

6. Kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, cụm công nghiệp; Kết cấu hạ tầng thƣơng mại;

7. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

8. Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nƣớc; nhà ở xã hội, nhà ở tái định cƣ, nghĩa trang;

9. Dịch vụ công;

10. Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.

Thứ hai, quy định về doanh nghiệp tham gia PPP.

Dự thảo Nghị định không hạn chế doanh nghiệp nhà nƣớc tham gia các dự án PPP. Việc đầu tƣ của doanh nghiệp nhà nƣớc phải tập trung vào nhiệm vụ chính, đúng ngành nghề kinh doanh chính, đƣợc thẩm định kỹ năng lực khi tham gia và đƣợc kiểm soát theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn tham gia dự án PPP của doanh nghiệp nhà nƣớc không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc hoặc các quỹ của nhà nƣớc.

Thứ ba, Quy định về phần vốn tham gia của Nhà nƣớc.

Nhƣ đã phân tích ở trên, tại nghị định 108 đã quy định phần vốn tham gia của nhà nƣớc không đƣợc quá 49% tổng vốn đầu tƣ của dự án. Tại quyết định 71 đã quy định phần vốn tham gia của nhà nƣớc không quá 30% tổng vốn đầu tƣ của dự án. Và đây bị coi là một trong những “điểm nghẽn” khiến các dự án PPP thiếu sức hấp dẫn hơn. Vì thế, để khắc phục điều này Dự thảo chỉ quy định nguyên tắc phần tham gia của Nhà nƣớc đƣợc xác định trên cơ sở phƣơng án tài chính của dự án. Theo Dự thảo Nghị định, phần tham gia của Nhà nƣớc đƣợc xem xét, quyết định trong từng trƣờng hợp cụ thể và điều này là nhằm hỗ trợ và tăng tính khả thi về tài chính của dự án.

Chính vì vậy, việc Dự thảo Nghị định mới không quy định hạn mức tối đa đối với phần tham gia của Nhà nƣớc, sẽ góp phần đáng kể tăng tính thƣơng mại cho các dự án PPP, mô hình mà Việt Nam đang muốn đẩy mạnh để có nguồn lực phát triển hạ tầng cơ sở, tạo động lực cho tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế. Các quy định về phần tham gia của Nhà nƣớc trong một dự án PPP cũng là vấn đề nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tƣ tƣ nhân trong và ngoài nƣớc kể từ khi mô hình PPP bắt đầu đƣợc thí điểm tại Việt Nam.

Ông Tony Foster, Trƣởng nhóm công tác Cơ sở hạ tầng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cũng đã từng đề xuất rằng, cần quy định linh hoạt mức độ hỗ trợ của Nhà nƣớc cho dự án, bởi quy định 30% nhƣ trƣớc đây còn rất hạn chế.

“Các loại hình dự án khác nhau thì có mức độ cần hỗ trợ khác nhau. Cần xác định nhu cầu hỗ trợ thông qua nghiên cứu khả thi, trong đó chắc chắn phải xác định tỷ trọng lợi ích đồng vốn của Nhà nƣớc để xác định xem áp dụng mô hình PPP vào dự án có đem lại giá trị cao hơn mô hình truyền thống hay không. Nếu có, mức độ hỗ trợ của Nhà nƣớc cần đƣợc tính toán tƣơng ứng, chứ không nên hạn chế”, ông Tony Foster nói.

Thứ tƣ, Đề xuất dự án khả thi.

Tại bản dự thảo Nghị định về PPP, việc quy định về đề xuất không chỉ là các dự án của các Bộ, ngành mà còn lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân các cấp. Đồng thời, cũng khuyến khích các doanh nghiệp tƣ nhân đề xuất các dự án nghiên cứu khả thi nhƣng phải có điều kiện nhất định. Các quy định của dự thảo Nghị định PPP đảm bảo tính minh bạch, không có tham nhũng và tiêu cực trong quá trình đề xuất, lựa chọn và thực hiện dự án PPP. Đối với những dự án PPP do phía nhà đầu tƣ tự đề xuất, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải thẩm định độc lập, giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và minh bạch cho các dự án PPP, nhất là các dự án PPP thuộc lĩnh vực hạ tầng. Nguyên tắc xuyên suốt là phải đấu thầu cạnh tranh các dự án PPP.

Thứ năm, Về hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tƣ.

Thực tế cho thấy, việc lựa chọn nhà đầu tƣ ở Việt Nam ta phần lớn vẫn là chỉ định thầu mà không qua đấu thầu cạnh tranh. Để khắc phục điều này, Dự thảo Nghị định về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ PPP đã có những quy định cụ thể rõ ràng. Nâng cao tính công khai, minh bạch trong các dự án PPP.

Tuy nhiên, bản Dự thảo Nghị định về đầu tƣ theo hình thức PPP vẫn còn một số điểm bất cập và chƣa đƣợc quy định rõ ràng nhƣ : cơ chế thu hút nhà đầu tƣ tƣ nhân tham gia vào PPP, chƣa có giải pháp nâng cao tính khả thi của dự án PPP, chƣa xác định rõ vai trò của Nhà nƣớc và tƣ nhân trong dự án PPP.

2.6. Tóm tắt chƣơng II

Nội dung chính của chƣơng II thực trạng hệ thống chính sách đầu tƣ theo hình thức PPP tại Việt Nam bao gồm các kết quả nghiên cứu cơ bản sau:

Thứ nhất, tổng quan về địa bàn nghiên cứu.

Thứ hai, giới thệu về hệ thống các cơ chế chính sách PPP ở Việt Nam.

Trong đó, tập trung đi xâu vào tìm hiểu nội dung của: Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, và Luật Đấu thầu.

Thứ ba, Chỉ ra kết quả tình hình thực hiện chính sách PPP ở Việt Nam

trong 2 giai đoạn 1997- 2010 và giai đoạn 2011 đến nay.

Thứ tư, Đánh giá hệ thống chính sách và nhận diện những rào cản đối

với tình hình đầu tƣ theo PPP ở Việt Nam. Tập trung đánh giá những ƣu điểm và hạn chế còn tồn đọng trong 3 văn bản quan trọng là Nghị định 108, quyết định 71, và Luật Đấu thầu. Qua đó, nhận diện đƣợc những rào cản trong quá trình thực hiện PPP ở nƣớc ta nhƣ sau:

- Những rào cản về quy trình thủ tục

- Những rào cản về cơ chế hỗ trợ trong việc triển khai các dự án PPP - Những vấn đề trong cơ chế hợp tác, xác định trách nhiệm, phân chia lợi ích rủi ro giữa các bên, ƣu đãi trong các dự án PPP

- Những rào cản trong nguồn vốn dự án PPP

Thứ năm, Định hƣớng hoàn thiện các cơ chế chính sách theo dự thảo

Nghị định về đầu tƣ theo hình thức PPP. Trong đó đã chỉ ra đƣợc những điểm mà Dự thảo Nghị định PPP đã khắc phục đƣợc nhƣ: về lĩnh vực đầu tƣ, quy

định về doanh nghiệp nhà nƣớc gia vào PPP, quy định về phần vốn tham gia của Nhà nƣớc, đề xuất dự án khả thi, về hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tƣ.

Tuy nhiên, bản Dự thảo Nghị định về đầu tƣ theo hình thức PPP vẫn còn một số điểm bất cập và chƣa đƣợc quy định rõ ràng nhƣ : cơ chế thu hút nhà đầu tƣ tƣ nhân tham gia vào PPP, chƣa có giải pháp nâng cao tính khả thi của dự án PPP, chƣa xác định rõ vai trò của Nhà nƣớc và tƣ nhân trong dự án PPP.

Từ đó, ngƣời viết đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư ppp (Trang 81 - 86)