Đánh giá hệ thống chính sách và nhận diện những rào cản đối với hình

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư ppp (Trang 68 - 71)

6. Kết cấu chuyên đề

2.4.Đánh giá hệ thống chính sách và nhận diện những rào cản đối với hình

với hình thức đầu tƣ theo PPP ở Việt Nam

2.4.1.Về cơ chế chính sách đầu tƣ theo PPP

2.4.1.1.Cơ chế chính sách theo Nghị định 108/2009/NĐ-CP Về ƣu điểm: Nghị định 108 có những ƣu điểm sau:

Thứ nhất, Nghị định 108 đã có những quy định cụ thể, rõ ràng cho các

dự án BTO, BOT, BT từ các khâu lựa chọn dự án, lựa chọn nhà đầu tƣ.

Thứ hai, Nghị định 108 đã có sự phân cấp giữa trung ƣơng và địa

thi, ký kết hợp đồng và phối hợp cùng với trung ƣơng để thực hiện dự án. Qua đó sẽ tạo đƣợc tính chủ động, sáng tạo của địa phƣơng trong việc thực hiện các dự án BTO, BOT, BT.

Thứ ba, trình tự thủ tục thực hiện dự án đƣợc quy định rõ ràng, ngắn gọn

dễ dàng trong việc thực hiện.

Về những mặt tồn đọng, hạn chế : Nghị định 108 tuy đã đƣợc xem xét, lấy ý kiến tham vấn của các cơ quan chức năng cũng nhƣ nhà đầu tƣ. Tuy nhiên nó vẫn còn nhiều điểm hạn chế phần nào ảnh hƣởng tới niềm tin của nhà đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ chƣa tin tƣởng các dự án PPP tiềm năng đƣợc đấu thầu thông qua một quy trình minh bạch và cạnh tranh.

Hộp 2.1. Dự án cầu Phú Mỹ

Một trƣờng hợp điển hình của Nghị định 108 là dự án cầu Phú Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh. Công trình cầu Phú Mỹ đƣợc UBND TP Hồ Chí Minh ký hợp đồng giao Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ (PMC) xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) vào năm 2005 và khởi công năm 2007. Tại thời điểm hợp đồng đƣợc ký kết, tổng số vốn của dự án là hơn 1.806 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của PMC là 30% (khoảng 542 tỷ) còn 70% là vốn đi vay (1.264 tỷ).

Sau hơn 2 năm thi công, tháng 9/2009 cầu Phú Mỹ đƣợc đƣa vào sử dụng và đƣợc xem là cây cầu biểu tƣợng của TP HCM. Tại thời điểm này, đây là cầu dây văng có quy mô lớn nhất nƣớc với chiều dài hơn 2 km, tĩnh không thông thuyền 45 m. Thế nhƣng, chỉ sau 2 năm đƣa vào sử dụng và hơn một năm thu phí cầu Phú Mỹ, PMC đã rơi vào tình trạng không tiền trả nợ. Theo tính toán của đơn vị tƣ vấn, trƣớc đây, lƣợng xe qua cầu Phú Mỹ rất lớn, đồng nghĩa với doanh thu thu phí sẽ khả quan, dĩ nhiên là có tính đến sự phát triển mạnh mẽ của quận 7 và khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) lẫn sự liền mạch của đƣờng Vành đai Đông TP. Thế nhƣng, thực tế không “đẹp” nhƣ vậy, mỗi ngày chỉ có khoảng 5.000 lƣợt xe qua cầu Phú Mỹ, thấp hơn so với dự tính khoảng 7 lần.

Tuy nhiên theo PMC, sau khi cầu Phú Mỹ thông xe, Sở GTVT đã không phân luồng giao thông tại khu vực này theo kê hoạch nên lƣợng xe qua cầu rất thấp, số tiền thu phí không đủ theo tính toán. Đồng thời, trong phƣơng án tài chính của hợp đồng cho phép PMC thu 2.000 đồng/lƣợt đối với xe máy, song thực tế HĐND TP không duyệt. Ngoài ra, trong hợp đồng UBND TP đã cam kết hoàn thành đồng bộ toàn đƣờng vành đai phía đông với cầu Phú Mỹ nhằm tạo điều kiện cho xe lƣu thông vào cầu, nhƣng bốn năm qua kể từ khi cầu Phú Mỹ thông xe, thành phố vẫn chƣa hoàn thành dự án.

Phía PCM liên tục gửi UBND TP Hồ Chính Minh các yêu sách để giúp công ty thoát khỏi tình trạng khó khăn nhƣ xin không trả nợ trong 5 năm hoặc TP phải hỗ trợ cho PMC vay ƣu đãi 1.000 tỉ đồng để trang trải công nợ trong 5 năm đầu tiên; xin duyệt tăng tổng vốn đầu tƣ công trình (từ 1.805 tỷ đồng tăng lên 3.402 tỷ đồng) để kéo dài thời gian thu phí . . .Trong trƣờng hợp UBND TP không đồng ý những “yêu sách” trên, PMC xin bàn giao cầu Phú Mỹ cho TP trƣớc thời hạn, khi đó TP sẽ tiếp nhận lại các khoản nợ vay của dự án và thanh toán ngay cho PMC phần vốn chủ sở hữu bằng vốn ngân sách hoặc vốn ngân sách kết hợp với quỹ đất. Đứng trƣớc tình hình này, lãnh đạo UBND TP đã họp và thống nhất chủ trƣơng sẽ thu lại cầu Phú Mỹ, chấp thuận hoàn trả lại cho chủ đầu tƣ toàn bộ vốn đầu tƣ của dự án (kể cả một phần lợi nhuận đầu tƣ) để tránh bị yêu sách.

Theo Thạc sĩ Phạm Sanh (thành viên tổ điều hành cầu Phú Mỹ) "Dự án cầu Phú Mỹ đội vốn từ khoảng 1.800 tỷ lên 3.250 tỷ đồng có thật hay không thì phải xem lại, nếu làm không kỹ và không rõ ràng, Nhà nƣớc sẽ mất trắng cả nghìn tỷ đồng"

Từ việc nghiên cứu Nghị định 108 nhận thấy rằng Nghị định này vẫn còn nhiều vƣớng mắc chƣa đƣợc chặt chẽ.

Thứ hai, Nghị định 108 chƣa xác định đầy đủ phạm vi và một số cơ chế rõ ràng để xác định phần tham gia của Nhà nƣớc. Điều này dẫn đế những các xử lý đặc thù đối với từng trƣờng hợp và không nhất quán đối sự bảo đảm của chính phủ trong mô hình BOT.

Thứ ba, Nghị định 108 không quy định cơ quan PPP độc lập đƣợc trao

quyền thay mặt cho chính phủ giải quyết các vấn đề của nhà đầu tƣ.

Thứ tư, Tại Nghị định 108 chƣa có những quy định hƣớng dẫn phân chia

rủi ro giữa các bên do đó khi áp dụng vào từng dự án cụ thể có những thay đổi đáng kể. Nhƣ trong trƣờng hợp cầu Phú Mỹ khi không đảm bảo doanh thu thì việc phân chia giữa nhà đầu tƣ và Nhà nƣớc chƣa đƣợc rõ ràng.

Thứ năm, Quy chế BOT theo Nghị định 108 và các quy định trƣớc đó

đã đƣợc đi vào thực tiễn và áp dụng thành công trong phát triển và tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng (chủ yếu là các dự án điện). Tuy nhiên, mô hình BOT chƣa đƣợc đánh giá tổng kết để làm cơ sở pháp lý và thực tế thị trƣờng cho phạm vi rộng hơn về cơ sở hạ tầng.

Tóm lại, Nghị định 108 vẫn còn nhiều khó khăn vƣớng mắc cần phải có

một văn bản mới bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn về cơ chế chính sách PPP

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư ppp (Trang 68 - 71)