6. Kết cấu chuyên đề
2.4.2. Nhận diện những rào cản trong quá trình thực hiện PPP
Ở cấp trung ƣơng, nỗ lực của Văn phòng PPP thuộc Cục Quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trong sửa đổi và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PPP là đáng ghi nhận, đồng thời với sự chỉ đạo sát sao của Trƣởng ban Ban chỉ đạo PPP, Phó Thủ tƣớng Hoàng Trung Hải. Mặc dù vậy, sự phối hợp giữa Văn phòng PPP thuộc Cục Quản lý Đấu thầu với các Bộ, ngành khác có liên quan chƣa đƣợc chặt chẽ và sự đóng góp của các Bộ, ngành khác trong việc thúc đẩy hoàn thiện hóa khung pháp lý về PPP là tƣơng đối hạn chế.
Một số Bộ, ngành, địa phƣơng vẫn chƣa thực sự thống nhất và đồng thuận trong việc thực hiện thí điểm mô hình PPP. Bản thân sự tham gia của các Bộ, ngành có đại diện là thành viên Ban Chỉ đạo còn chƣa thực sự chủ động, khẩn trƣơng.
Trong khi đó, cần đặc biệt lƣu ý rằng mục tiêu chính của việc phát triển phƣơng thức PPP là để hƣớng tới thu hút các nguồn vốn nƣớc ngoài vào phát triển các dự án hạ tầng cần thiết cho Việt Nam trong giai đoạn tới. Để có thể tạo dựng môi trƣờng pháp lý đủ hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực có rủi ro cao này, việc hƣớng các quy định pháp luật gần hơn và bảo đảm đồng bộ, dễ hiểu, dễ thực thi theo chuẩn chung của quốc tế là đặc biệt cần thiết.
Trong điều kiện đó, mặc dù các chuyên viên và chuyên gia đang tham gia từ phía Việt Nam có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ tƣơng đối tốt và đã hết sức nỗ lực cho mục tiêu công việc này, cho đến nay sự tham gia của những luật gia và chuyên gia về luật từ phía Việt Nam tham gia cùng với các tƣ vấn quốc tế trong việc soạn thảo sửa đổi Quyết định 71 cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn liên quan vẫn còn thiếu vắng. Các văn bản quan trọng nhƣ hƣớng dẫn lựa chọn nhà đầu tƣ thì vẫn đan trong quá trình soạn thảo khiến cho khó khăn trong việc lựa chọn các nhà đầu tƣ. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự chậm chễ của các dự án PPP thí điểm vì cả 3 dự án hiện tại đều đang chỉ dừng ở bƣớc lựa chọn nhà đầu tƣ.
Ở cấp địa phƣơng, năng lực trong quản lý và điều phối về PPP càng đáng lo ngại. Nhận thức về triển khai PPP cho thấy phƣơng thức này chƣa thực sự đƣợc coi là khác biệt, hấp dẫn hơn so với các mô hình đầu tƣ truyền thống khác. Bản thân nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác PPP mà đặc biệt là đội ngũ cấp địa phƣơng vẫn chƣa đúng với bản chất và mục tiêu của mô hình PPP. Do là phƣơngthức mới, chƣa có tiền lệ nên còn nhiều lúng túng trong cơ chế quản lý, áp dụng. Thực tế, ngay từ khi bắt đầu thí điểm đầu tƣ theo hình thức PPP tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cũng xác định Nhà nƣớc sẽ xây dựng và chuẩn bị dự án, sau đó đấu thầu lựa chọn nhà đầu tƣ. Mặc dù, năng lực triển khai dự án PPP ở các địa phƣơng vẫn con chƣa cao nhƣng các trƣơng