Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư ppp (Trang 41 - 44)

6. Kết cấu chuyên đề

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dƣơng, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dƣơng. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4510 km.

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trƣờng, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Đây là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 57 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu ngƣời. Tổng Thu nhập nội địa GDP năm 2011 là 135 tỷ USD. Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thƣơng mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế,Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do đa phƣơng với các nƣớc ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phƣơng.

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp. Trong khi nền kinh tế ngày càng đƣợc thị trƣờng hóa thì sự can thiệp của Nhà nƣớc vào nền kinh tế vẫn còn ở mức độ cao. Hiện tại, nhà nƣớc vẫn sử dụng các biện pháp quản lý giá cả kiểu hành chính nhƣ yêu cầu các tập đoàn kinh tế và tổng công ty điều chỉnh mức đầu tƣ, quyết định giá xăng dầu, kiểm soát giá thép, xi măng, than. Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế. Thống kê, năm 2007, khu vực kinh tế nhà nƣớc là khu vực lớn nhất, chiếm 36,43% GDP thực tế của Việt Nam, tiếp

theo lần lƣợt là kinh tế cá thể (29,61 %), kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (17,66 %), kinh tế tƣ nhân (10,11 %).

Hình 2.1 So sánh quy mô kinh tế (GDP-PPP) trong nền kinh tế toàn cầu giữa Việt Nam và một số quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á

và Đông Nam Á, giai đoạn 1980-2014.

Nguồn Word Bank

So với các nƣớc trong khu vực Châu Á thì nền kinh tế của nƣớc ta còn nhỏ và chậm phát triển.

Về chất lƣợng về cơ sở hạ tầng của Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực còn khá thấp Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan….

Trong khi đó mức độ tƣ nhân tham gia vào cơ sở hạ tầng ở nƣớc ta lại rất thấp trong khi những nƣớc phát triển thì mức độ tƣ nhân tham đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng là rất cao. Tận dụng nguồn vốn từ tƣ nhân là một điều hết sức cần thiết để bùa đắp vào các khoản ngân sách còn thiếu. Trong khi đó các hoạt động liên kết đầu tƣ giữa Nhà nƣớc và tƣ nhân của nƣớc ta còn khá hạn chế. Điều này gây nên tình trạng lãng phí nguồn lực rất lớn, Nhà nƣớc thì thiếu vốn phát triển trong khi đó tƣ nhân có vốn nhƣng lại không có thị trƣờng để đầu tƣ.

Hình 2.3 : Sự tham gia của tƣ nhân vào cơ sở hạ tầng của một số quốc gia Châu Á

Nƣớc Việt Nam ta là một nƣớc đang phát triển vì thế rất cần vốn đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công. Trong điều kiện NSNN còn nhiều hạn hẹp thì đầu tƣ theo hình thức hợp tác công – tƣ PPP là một giải pháp hết sức quan trọng. Tuy nhiên, mức độ khu vực tƣ nhân tham gia vào các dự án PPP của nƣớc ta vẫn còn rất hạn chế. Vì thê, Nhà nƣớc cần phải đƣa ra những giải pháp để thúc đẩy khu vực tƣ nhân tham gia vào PPP.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư ppp (Trang 41 - 44)