Giới thiệu về hệ thống các cơ chế chính sách đối với PPP ở Việt

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư ppp (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu chuyên đề

2.2.1. Giới thiệu về hệ thống các cơ chế chính sách đối với PPP ở Việt

2.2.1. Giới thiệu về hệ thống các cơ chế chính sách đối với PPP ở Việt Nam ở Việt Nam

Hợp tác công tƣ PPP xuất hiện khá sớm ở nƣớc Anh, Pháp từ thế kỷ 18, tuy nhiên ở Việt Nam nó bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1990 với những dự án nhƣ: BOT cầu Cỏ May (năm 1996), BOT cầu Phú Mỹ, điện Phú Mỹ, và rất nhiều nhà máy điện nhỏ và vừa khác đƣợc thực hiện theo hình thức PPP. Các dự án PPP truyền thống này đã đƣợc áp dụng tại Việt Nam dựa trên các văn bản pháp luật quy định một số hình thức của PPP nhƣ BOT, BTO. Đó là:

- Nghị định 77/CP ngày 18/6/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế đầu tƣ theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT);

- Nghị định 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ ban hành các Quy chế đầu tƣ theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Xây dựng - Chuyển giao (BT) áp dụng cho đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam; và Nghị định số 02/1999/NĐ- CP ngày 27/1/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/1998/NĐ-CP;

- Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11/5/2007 của Chính phủ về đầu tƣ theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao;

-Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ banh hành năm 2009 về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình;

-Nghị định số: 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2009 về sửa đổi một số điều nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình

-Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành năm 2009 về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình

- Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tƣ theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.

-Nghị định 24/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 về đầu tƣ theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao

-Thông tƣ 03/2011/TT-BKHĐT hƣớng dẫn thực hiện một số quy định của nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2011 của chính phủ về đầu tƣ theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT.

Tuy nhiên tới tận năm 2010 thì khái niệm Hợp tác công – tƣ PPP mới đƣợc chính thức nhắc tới trong Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành hàng 09 tháng 11 năm 2010 về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tƣ theo hình thức công – tƣ ; quy chế thí điểm đầu tƣ theo hình thức đối tác công – tƣ.

-Thông tƣ 166/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành năm 2011, quy định về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án và kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong quá trình quản lý dự án; một số chỉ tiêu của hợp đồng dự án; điều kiện và phƣơng thức thanh toán cho nhà đầu tƣ thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng- chuyển giao; quyết toán và giá trị công trình dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao

Ngoài ra Hợp tác công – tƣ PPP còn đƣợc quy định ở Luật Đầu tƣ công và Luật Đấu thầu. Luật Đầu tƣ quy định việc quản lý hoạt động đầu tƣ nhằm mục đích kinh doanh, bao gồm đầu tƣ, kinh doanh vốn nhà nƣớc vào tổ chức kinh tế, đầu tƣ của nhà nƣớc vào hoạt động công ích, đầu tƣ bằng nguồn tín dụng phát triển. Luật Đấu thầu quy định về quy trình, thủ tục, các hình thức

đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tƣ vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với các gói thầu của các dự án (từ 30% vốn nhà nƣớc trở lên cho đầu tƣ phát triển; dự án sử dụng vốn nhà nƣớc để mua sắm tài sản).

Bên cạnh đó, còn kể tới sự liên quan của các hoạt động PPP với Luật Ngân sách và Luật Xây dựng. Luật Ngân sách nhà nƣớc quy định tổng thể về chi đầu tƣ phát triển, bao gồm đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ƣơng quản lý; đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nƣớc; chi bổ sung dự trữ nhà nƣớc và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Luật Xây dựng quy định quản lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ có hoạt động xây dựng, bao gồm thẩm quyền lập và phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng.

Nhƣ vậy, Hiện nay, trong khung pháp luật điều chỉnh PPP tại Việt Nam, có năm văn bản có tính pháp lý cao nhất là Luật Đấu thầu và Luật Đầu tƣ,Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, Quyết định 71/QĐ-TTg, và các Quyết định của ban chỉ đạo PPP về Kế hoạch hoạt động theo từng năm của Ban Chỉ đạo về đầu tƣ theo hình thức đối tác công – tƣ (PPP). Hiện nay, Cục Quản lý Đấu thầu trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đang tiến hành phối hợp với các cơ quan chuyên môn để chuẩn bị ban hành Nghị định về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ. Trong bài nghiên cứu này, sẽ xem xét một số ý kiến trong bản Dự thảo Nghị định về đầu tƣ theo hình thức đối tác công – tƣ PPP.

Ngoài ra, ngay trong quy định của các văn bản trên cũng nêu rõ, trong một số điều khoản cụ thể, liên quan thực thi theo theo quy định của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhƣ: Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nƣớc, Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Quản lý Ngoại hối v.v.., các nghị quyết của Quốc hội, các nghị định hƣớng dẫn thi hành các luật nêu trên và các nghị định khác của Chính phủ. Trong

khuôn khổ của báo cáo, nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu ba văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp khuôn khổ thể chế điều chỉnh PPP là Luật Đấu thầu, Nghị định 108 và Quyết định 71 mà không đi vào đánh giá những văn bản liên quan.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư ppp (Trang 44 - 47)