Ngôn ngữ trong trẻo, giàu chất thơ

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 103 - 105)

Các chi tiết, sự kiện, nhân vật ... đều được nhà văn tái hiện bằng một hệ thống ngôn từ đậm chất trữ tình, có nhịp điệu uyển chuyển, vừa giàu sức gợi hình, gợi cảm, rất gần với ngôn ngữ thơ.

Ngôn ngữ giàu chất thơ của Lý Biên Cương có thể dễ dàng tìm thấy qua những bức tranh phong cảnh đầy màu sắc âm thanh, những biến thái tinh vi trong nội tâm nhân vật, hay những cảnh miêu tả cảnh sinh hoạt, cảnh lao động.

Phát hiện và miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên không phải là lãnh địa riêng của Lý Biên Cương. Nhưng thiên nhiên đi vào sáng tác của Lý Biên Cương vẫn có cái bồi hồi, tươi mới riêng, có sức hấp dẫn riêng. Nó như một đối tượng thẩm mĩ nhằm biểu lộ sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, giữa nội tâm và ngoại giới, giữa tình và cảnh trở thành một thứ thuốc hiện hình của tâm hồn người. Nhà văn đã qua thiên nhiên mà bộc lộ sắc thái tâm lý, tình cảm của nhân vật trữ tình. Bởi vậy thiên nhiên trong tác phẩm Lý Biên Cương có tâm hồn và khơi gợi những cảm xúc thẩm mĩ tinh tế trong lòng người đọc, tạo ra chất thơ dịu ngọt cho những trang văn xuôi của mình.

Về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác Lý Biên Cương ta có thể khảo sát ở nhiều bình diện như nhân vật, giọng điệu ... nhưng ở đây chúng tôi chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giới hạn lại trong một phạm vi hẹp: đó là cách sử dụng ngôn từ của ông trong miêu tả, trong khả năng đưa ngôn ngữ văn chương gần với với ngôn ngữ của đời sống đồng thời tạo nên tính biểu cảm, biểu trưng nhằm nâng cấp nghệ thuật cho ngôn ngữ trong tác phẩm của mình.

Ông là người mải miết với cái đẹp, là người biết say sưa đón lấy mọi vẻ đẹp của đời sống con người ... đồng thời rất tinh tế trong ngôn ngữ văn học. Ông là một trong số không nhiều những nhà văn rất chú ý đến cảnh sắc thiên nhiên, và thiên nhiên hiện hữu như một nhân vật, một thực thể tâm trạng của nhân vật trong truyện. Cảm quan thiên nhiên của ông, có thể nói ít nhiều có nét giống Đỗ Chu ở việc phát hiện ra cái làn “hương cỏ mật” của đồng nội, cũng là thứ làn hương dịu ngọt của đời thường và tạo nên một thứ men lạ trong sáng tác văn xuôi thời ấy. Đó là quê hương sau bao năm xa cách trong

Đất quê, “cảnh cũ gợi náo nức đến tức ngực, cây gạo già cỗi khẳng khiu bên

đầm sen vắng; những gọng vó nâu sậm nằm im phía bờ sông đón con nước đang dâng; một vài chú cò bay soải cánh bên đồng lúa mới gặt, cánh cò nặng trĩu màu vàng thơm thảo thóc chín” [8,342]. Khi là miêu tả loài hoa cải bình dị, bình dị như cuộc đời mỗi con người mà vẫn đẹp xiết bao “ven sông, gió heo lạnh, những vồng cải dồn dập nở hoa, từng chấm vàng lẩn khuất bên tàu lá xanh” [8,520]; “không khí thanh sạch quá, hít đầy phổi,gió đưa mùi thơm đâu đó của hoa hồng, hoa ngọc lan. Ngoặt dẻo sông, hiện ra lớp lớp những ngồng cải vươn cao, điểm xuyết một dải nụ hoa vàng. Hoa cải lung liêng, dè dặt khoe nơi vắng lặng, màu hoa lẩn khuất khiêm tốn đến nao lòng. Gặp gỡ đầu tiên sau mấy chục ngày xa, đâu ngờ lại chính là vùng hoa cải. Hoa cải ơi, tuổi thơ của ta, niềm vui trẻ trung riêng nơi quê hương. Ta đang về đây, về với cuộc sống quen thuộc thường ngày, với mùa ngồng cải xanh non, hoa vàng lấm tấm. Đồng cảm cùng ta hoa như tươi non hơn, thân yêu hơn” [8,538]. Ngôn ngữ trong trẻo, giàu chất trữ tình còn được thể hiện qua những

dòng cảm xúc, những suy nghĩ nhẹ nhàng của Qúy trong Giai điệu thành thị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“vĩnh biệt tuổi thơ đầy dịu ngọt, với mối tình thoảng qua cũng như quả cây chín. Vĩnh biệt quê hương, làng nhỏ quanh đồi, quanh năm đầy tiếng thân tre lồ ô cọ nhau, cánh cò trắng lập lờ trên ngọn tre nhọn hoắt. Vĩnh biệt Hĩm con của anh, xốn xang trong lòng anh như dòng sông quê, như bãi ngô vào mùa mảy hạt” [8,265].

Khi viết về cảnh vật bên bờ sông trong đêm đời Nhân bị hại, ngôn ngữ của ông vẫn đầy trong trẻo, trữ tình nhưng nỗi ám ảnh, day dứt dâng lên ngẹn ngào trong lòng người đọc. Nỗi ám ảnh về cái xấu, cái ác hiện hữu xung quanh “hãy quên đi hỡi ngọn cỏ tơ của bờ bãi, hỡi hoa ngô thoảng thơm một cách vô tình, hỡi vầng trăng sáng không cần phải sáng. Hoặc gáy to nữa lên, những chú dế mèn lực lưỡng của bờ bãi, tiếng gáy ấy sẽ có ích và phải tố cáo hành vi xấu xa này đến mọi thế gian. Gió hãy mang tiếng dế đi khắp ngả và mọi dòng sông thân yêu hãy vỗ sóng căm giận trút ngập kẻ đê tiện xuống đáy bùn sâu. Đêm thượng tuần ấy mãi thổn thức trong cuộc đời cô gái trẻ” [10,20].

Đọng nhiều hơn trên những trang viết của Lý Biên Cương về thiên nhiên cảnh vật là những hình ảnh ánh trăng, cơn mưa, cánh cò, tiếng dế … âm thanh, màu sắc, hương vị tràn ngập trên những trang văn của Lý Biên Cương. Từ những vang vọng ở đời, những âm thanh thường nhật của cuộc sống tiếng sóng biển, tiếng vô số loài chim, tiếng mưa trên lá, tiếng dế kêu, những sắc màu của sự sống, màu xanh của nụ non, màu vàng của hoa cải đến những hương vị đặc trưng không dễ gì quên được như thứ “nhựa thông say nồng” … tất cả đều giàu sức gợi. Nó bắt nguồn từ một tình yêu thiên nhiên sâu sắc và một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhạy cảm. Đồng thời chính sự tinh tế, tâm hồn nhạy cảm với những biến thái đó mà Lý Biên Cương có những trang viết mang cảm quan độc đáo của người viết cùng với sự thăng hoa trong nghệ thuật đã tạo nên đặc trưng một phong cách.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)