khác viết về người thợ mỏ
Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà, Võ Khắc Nghiêm đều là những tác giả nổi tiếng của vùng mỏ khi viết về đề tài công nhân. Cùng với Lý Biên Cương, họ đã gặt hái được những thành công nhất định khi viết về hình tượng những người công nhân mỏ.
Là một người thợ mỏ viết văn, trình độ văn hóa còn hạn chế, vừa làm thợ, vừa tham gia các phong trào đấu tranh chống chủ mỏ - Võ Huy Tâm chưa có điều kiện làm quen với nghệ thuật viết tiểu thuyết, do đó có thể nhận thấy
rằng Vùng mỏ chưa xây dựng được những hình tượng thật đặc sắc về người
công nhân mỏ trên tất cả các phương diện ngoại hình cũng như nội tâm nhân vật như các tác giả chuyên nghiệp cùng thời ông. Song với phương pháp miêu tả chân thật, mộc mạc chân dung người thợ mỏ thời chống Pháp cho thấy Võ Huy Tâm có nhiều cố gắng trong việc phác họa ngoại hình nhân vật phản ánh đúng tính chất xã hội và cuộc sống khốn cùng của người công nhân mỏ thời chống pháp. Sang thời kì xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất nước nhà, ông viết cuốn Những ngƣời thợ mỏ. Với tư thế là một
người nhạc trưởng, Võ Huy Tâm đã giúp người đọc nhận ra tư tưởng chủ đề xuyên suốt tác phẩm là những phẩm chất tích cực trong lao động sáng tạo của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người công nhân để tháo gỡ những cản trở, ràng buộc trong tổ chức, trong quản lý sản xuất để hầm lò trở về với cái tên đích thực của nó: Tiền Tiến – với những gương mặt công nhân trẻ tuổi hiện lên rất đáng yêu, đáng nhớ như: Quyết, Dần, Thị, Nụ ... cùng lớp thợ già đầy tâm huyết như ông Khổn, bác Cẩn, chị Vị ... còn đối lập với họ là bộ máy quản lý quan liêu. Chân dung những người thợ mỏ mới của ông cũng giống như trong sáng tác của Lý Biên Cương sau này, được khắc họa trong một màu sắc mới với những gam màu sáng và tươi vui. Hình ảnh những nữ công nhân, họ thật trẻ đẹp, khỏe mạnh, căng đầy sức sống “một người con gái chừng mười tám mười chín tuổi da bánh mật, cổ to, cằm tròn, mắt sắc, lông mày nhẹ đang thoăn thoắt vứt than vào sọt, dáng dấp rất nhanh nhẹn”. Nhờ thế, những sáng tác của ông viết về vùng mỏ có dáng dấp riêng, sự kiện đời sống ngồn ngộn, nhiều chi tiết dẫn dắt người đọc vào sự hiểu biết thêm bản chất người công dân nước ta, đặc biệt nâng cao thẩm mĩ nhận thức về người lao động, đó là một kiểu con người mới của chúng ta: tiền tiến, chung thủy, hiền hòa và tình nghĩa.
Trên hành trình sáng tạo của mình, Võ Huy Tâm xây dựng được hình ảnh người thợ mỏ Việt Nam – từ sản phẩm của xã hội thuộc địa chuyển sang là người chủ nhân mới, đóng góp tích cực nhất cho việc xây dựng một xã hội mới – trong những năm đầu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và cả nước chống Mĩ. Người đọc đã được chứng kiến thông qua ngoại hình tâm lý tính cách của người thợ mỏ Việt Nam, những nét truyền thống của con người Việt Nam. Với Võ Huy Tâm, nhân vật đều có ngoại hình và nội tâm rõ nét, phù hợp với hoàn cảnh của họ. Từ thế giới nhân vật của Võ Huy Tâm, ta có thể hình dung những chặng đường quan trọng trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa – từ nhân vật trung tâm là con người tích cực, đến một tập thể nhân vật tích cực, và cuối cùng là một nhân vật tập thể trong đại gia đình, trên sự gắn bó hài hòa giữa cái riêng và cái chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Còn với Nguyễn Sơn Hà, khác với Lý Biên Cương về việc về bút pháp khắc họa nhân vật khá chi tiết về ngoại hình nhưng lại gặp nhau ở việc miêu tả các suy nghĩ bên trong và nội tâm của nhân vật. Nhân vật của Lý Biên Cương và Nguyễn Sơn Hà đều là những con người phải vượt qua rất nhiều trắc trở và bi kịch đời riêng, nhưng được đào tạo chính quy ở các trường đại học và bằng con đường tự học mà giải quyết được những vấn đề của thực tiễn bằng vốn chuyên sâu của khoa học, kĩ thuật chứ không phải chỉ với lòng nhiệt tình cách mạng và tuổi trẻ như trong tác phẩm của Võ Huy Tâm. Nhân vật Hiệp, Luận trong sáng tác của Lý Biên Cương cũng như nhân vật Hoàng,
Kiên trong Thời gian đang đi của Nguyễn Sơn Hà đều là hình mẫu trí thức
mới ở vùng mỏ những con người gặp bất hạnh trong đời tư, không ham quyền lợi, chức tước mà chỉ muốn trở thành một chuyên gia giỏi để có thể giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, hết lòng vì lý tưởng, vì hoài bão. Đây là mẫu người trí thức mỏ mới rất có ý nghĩa, nó góp phần tạo nên bầu không khí trong lành cho xã hội thúc đẩy xã hội phát triển.
Trên sự phát triển của văn học viết về đề tài công nhân, Nguyễn Sơn
Hà với Thời gian đang đi là người tiếp sức Võ Huy Tâm trong việc xây dựng
một gương mặt mới về họ. Hình ảnh một đội ngũ trí thức mới được đào tạo bài bản ở nhà trường có chí tiến thủ, không ngại va chạm, không sợ hi sinh trở thành nhân vật trung tâm. Hành động của họ không chỉ gắn với những công việc trên công trường, tầng và lò mà còn gắn với bản vẽ, những cuộc tranh luận để tìm ra những phương án lý thuyết giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Tính cách của họ được gắn nhiều hơn với những suy nghĩ bên trong và những quan hệ mở rộng từ đời công sang đời tư.
Võ Khắc Nghiêm viết về đề tài vùng mỏ thời kì đổi mới. Bối cảnh lịch sử mới cùng với những vấn đề mới đặt ra cho đất nước. Vì thế, thế giới nhân vật của Võ Khắc Nghiêm – trên tất cả các phương thức miêu tả về ngoại hình, nội tâm, tính cách, số phận nhân vật – cũng có những điểm mới so với những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tác giả viết trước như Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà ... Nhân vật của ông cũng có nét gặp gỡ với nhân vật của Lý Biên Cương đó là những nhân vật nữ cuộc đời chịu nhiều bất hạnh, cây đắng nhưng cuối cùng nhờ vào nỗ lực bản thân cùng với cuộc sống mới đã tìm được hạnh phúc cho mình. Trong hai tiểu thuyết tiêu biểu nhất của ông, nữ nhân vật chính là những người nữ công nhân
mỏ. Trong Mảnh đời của Huệ, mối quan tâm của Nguyễn Khắc Nghiêm là tập
trung miêu tả cuộc đời bị xé rách thành nhiều mảnh đời – bởi những tai ương, dập vùi, chà đạp cuộc đời Huệ. Từ một cô gái nông thôn xinh đẹp Huệ bị dạt ra mỏ, làm than, làm cấp dưỡng ... có lúc phải tìm đường di tản sang Hồng Kông, rồi buộc trở về mỏ ... rồi cuối cùng cô cũng tìm được hạnh phúc nhờ sức chịu đựng và sự chống chọi mãnh liệt của bản thân và sự giúp đỡ của những người tốt, của những tấm lòng lương thiện ở chung quanh Huệ - những người con của đất mỏ Quảng Ninh. Chọn người phụ nữ là nhân vật chính, Lý Biên Cương cũng như Nguyễn Khắc Nghiêm có điều kiện mở rộng các vấn đề của sản xuất, chiến đấu ... sang các lĩnh vực của đời sống gia đình với cái mới trong quan hệ riêng tư: bố mẹ, vợ chồng, con cái, tình yêu ... vì vậy bức tranh đời sống phong phú, sâu sắc hơn nó vừa động chạm đến những vấn đề chung của xã hội, vừa động đến những vấn đề thuộc về số phận riêng của từng con người.
Hai tiểu thuyết Mảnh đời của Huệ và Huyết thống của Võ Khắc
Nghiêm gắn với thời kì đổi mới và mở cửa. Chuyển đổi lớn nhất về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Võ Khắc Nghiêm đó là sự xuất hiện nhân vật phụ nữ với tư cách là nhân vật trung tâm của mọi quan sát và suy ngẫm của nhà văn. Ông đã mở rộng biên độ của sự phản ánh làm gắn nối các vấn đề của người thợ với các vấn đề chung về nhân sinh và xã hội khi đất nước chuyển sang thời mở cửa trong nền kinh tế thị trường.
Hòa vào nguồn mạch chung ấy sáng tác của Lý Biên Cương cũng mang những đặc điểm chung của văn học thời kì này nhưng ông đã xây dựng cho mình một văn phong riêng khi xây dựng thế giới nhân vật là những người trí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thức trẻ trong cuộc sống mới sống có lý tưởng, có trách nhiệm, không quản ngại nguy hiểm hết lòng vì công việc chung. Bên cạnh đó ông cũng đã xây dựng thành công nhân vật người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống nhưng với bản lĩnh sống, với khát vọng lao động, cống hiến đã vươn lên tìm được hạnh phúc cho mình cả trong đời tư lẫn niềm vui trong công việc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN
VÀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 3.1. Xử lý cốt truyện
Cốt truyện là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong tác phẩm tự sự. Cốt truyện thể hiện tài năng, phong cách, quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Khi đặt cốt truyện trong mối quan hệ với chủ đề và tư tưởng tác phẩm, các nhà nghiên cứu đã xác nhận: “chính sức lôi cuốn, hấp dẫn của cốt truyện sẽ góp phần tạo nên sức mạnh thuyết phục của chủ đề và tư tưởng tác phẩm; ngược lại, nếu cốt truyện quá sơ lược, nhạt nhẽo nhàm chán thì chủ đề và tư tưởng tác phẩm sẽ trở thành một thứ lý thuyết suông, hoàn toàn áp đặt đối với người đọc” [11,136]. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về cốt
truyện. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện là: “Hệ thống sự kiện cụ
thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học
thuộc loại tự sự và kịch” [30,85]. Theo Từ điển văn học, cốt truyện: “Là hệ
thống hoàn chỉnh các sự việc và hành động chính trong tác phẩm tự sự và kịch. Cốt truyện được hình thành từ những quan hệ phức tạp, chồng chéo giữa các nhân vật và hoàn cảnh, nhân vật và nhân vật, vừa bộc lộ tính cách nhân vật, vừa phản ánh các mối quan hệ xã hội. Cơ sở của cốt truyện là những mâu thuẫn và xung đột trong đời sống xã hội mà nhà văn đã nhận thức, lí giải và thuật lại theo một dụng ý nhất định” [3,113]. Và hiểu một cách đơn giản như kinh nghiệm của Nguyễn Quang Sáng “truyện ngắn phải có “chuyện” tức phải kể cho người khác nghe được”, cái được kể ở đây chính là cốt truyện.
3.1.1. Cốt truyện – dòng tâm trạng
Những tác phẩm được đánh giá cao của Lý Biên Cương đều được xây dựng cốt truyện theo hình thức này. Có những cốt truyện được tạo dựng nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoàn toàn trên cơ sở miêu tả những dòng tâm trạng, diễn biến tâm lý nhân vật
(“Bây giờ ta lại nói về nhau”, “Ngày ấy còn rừng rậm”, “Trăng khuyết”…),
khi đó sự kiện thường xuất hiện với tư cách là nguyên nhân, là nguồn gốc của những cảm xúc tâm trạng suy nghĩ của nhân vật. Và nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm, chủ yếu qua nét mặt, lời nói, đặc biệt qua những dòng độc thoại. Sự hành động cũng không phải diễn ra ở bên ngoài mà chủ yếu ở bên trong, trong thế giới nội tâm. Đồng thời trong quá trình phát triển của sự kiện cái thay đổi chủ yếu là trạng thái tâm lý nhân vật.
Hình thức xây dựng cốt truyện này được thể hiện rõ trong tác phẩm
Ngày ấy còn rừng rậm. Mở đầu câu chuyện là hình ảnh cánh rừng rậm choáng
ngợp dưới con mắt của nhân vật xưng tôi – Quân, gợi vẻ hùng vĩ, huyền bí. Từ những lời tả có tính chất gợi mở làm tiền đề cho cảm xúc ấy, một loạt những suy nghĩ, những dòng hồi tưởng được trải ra. Câu chuyện về những người thợ mỏ đi mở đường cho mỏ than mới hôm nay, ý nghĩ và thái độ của Quân đối với mọi việc xung quanh. Cứ như thế những dòng suy nghĩ đã dẫn dắt để cốt truyện được hình thành. Chính vì vậy cốt truyện của Lý Biên Cương không nhiều sự kiện, nó thường là những sự kiện có tác dụng khơi gợi tâm trạng (việc anh chàng Ngoãn thóc mách chuyện của Vũ; chuyện cô bé Ngân xin vào làm cấp dưỡng; chuyện Ngoãn toan hại đời con gái của Ngân … ). Và qua đó cả một thế giới tâm trạng của nhân vật Quân với biết bao biến đổi. Đó là thế giới của tình yêu trong sáng, của nỗi buồn, của những mất mát, của ám ảnh, của tuyệt vọng đau thương.
Đọc truyện Lý Biên Cương, người ta có cảm giác yếu tố cơ bản của cốt truyện không còn là hệ thống các sự kiện bên ngoài tạo nên hình thức vận động của truyện. Truyện của ông đôi khi giống như một sự ghi lại, chép lại những gì đang diễn ra hàng ngày trong thế giới nội tâm nhân vật. Vì vậy, cốt truyện trong truyện Lý Biên Cương thường được “nới lỏng”, “giãn ra” chứ không chặt chẽ tập trung như cốt truyện của truyện ngắn và tiểu thuyết truyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thống. Ta bắt gặp trong nhiều truyện của ông những yếu tố kể là rất ít mà yếu tố tả là nhiều, những cái cốt giản đơn có thể tóm tắt trong một câu. Câu chuyện một kiếp con người, câu chuyện về vùng quê đổi mới, chuyện về những con người với lý tưởng sống khác nhau, chuyện những con người đi tìm mỏ than mới, chuyện về người đàn bà đầy bản lĩnh … Và cái làm cho câu chuyện được “nới lỏng” được “giãn ra” nhưng vẫn hấp dẫn lôi cuốn chính bởi những dòng nội tâm, những cảm xúc suy nghĩ day dứt của nhân vật được tái hiện trong tác phẩm. Bên cạnh đó, yếu tố không gian, môi trường thiên nhiên, môi trường sinh hoạt của con người cũng góp phần làm tăng yếu tố tả trong cốt truyện.
Đọc truyện Lý Biên Cương, người đọc nhiều khi được phiêu lưu cùng với thế giới tâm trạng của nhân vật. Nhà văn thường để cho nhân vật dừng lại để giãi bày, bộc lộ những suy ngẫm, cảm xúc của mình và vì vậy truyện của ông rất giàu cảm xúc. Nó đôi khi là những câu chuyện được kể lại qua hồi ức, qua những kỉ niệm, qua những dòng tâm tư tuôn chảy miên man. Như thế, cái để người đọc khám phá trong truyện Lý Biên Cương không phải là sự kiện mà là những dòng tâm trạng, là chiều sâu không cùng trong thế giới tâm hồn mỗi con người. Đến với truyện của ông, người đọc dễ dàng biết được nhân vật đang nghĩ gì, đang trong tâm trạng như thế nào, buồn hay vui, đau khổ hay hạnh phúc. Và nhờ vậy, thế giới nhân vật trong truyện của ông luôn tạo được cảm giác gần gũi với bạn đọc. Cũng nhờ vào yếu tố giãn nở cốt truyện, qua những dòng tâm trạng mà người đọc luôn được khám phá những vẻ đẹp khác nhau trong đời sống tâm hồn nhân vật khi đọc truyện Lý Biên Cương.
Cũng chính nhờ luôn đan xen dòng cảm xúc, tâm trạng vào giữa những sự việc, sự kiện, tính giãn nở trong cốt truyện của Lý Biên Cương còn tạo ra một lối kể chuyện rất linh hoạt. Những câu chuyện thường không kể theo trình tự thời gian, không theo trật tự tuyến tính mà truyện của ông thường được kể theo dòng tâm trạng nên chuyện hiện tại được đan xen với quá khứ,