Kết cấu truyện lồng truyện

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 88 - 91)

Khi đi vào tìm hiểu tác phẩm của Lý Biên Cương chúng tôi thấy truyện thường bắt đầu từ thời hiện tại. Nhưng mở đầu của truyện là câu chuyện của ngày hôm nay, từ đó ngược về hôm qua, kể về hôm qua, như vậy câu chuyện chính là câu chuyện thời quá khứ. Như vậy, với kết cấu vòng tròn hiện tại – quá khứ - hiện tại, câu chuyện từ thời hiện tại người kể chuyện – nhân vật kể lại câu chuyện quá khứ, cứ truyện nọ lồng vào truyện kia, nối vào truyện kia. Chúng tôi gọi đó là kiểu truyện gối truyện, kể câu chuyện này nhưng vì nó có mối quan hệ mật thiết với câu chuyện khác nên người kể phải kể tiếp.

Sử dụng kiểu kết cấu vòng tròn, đảo trật tự thời gian từ thời quá khứ đến thời hiện tại vì thế đọc truyện Lý Biên Cương cứ có cảm giác đó là tiếng vọng của năm tháng, của kí ức dội về, chân thành và gợi cảm. Truyện không chỉ trình bày một câu chuyện thời quá khứ được nhìn từ hiện tại mà thường người kể cũng là một nhân vật trực tiếp tham gia vào biến cố câu chuyện hoặc là người chứng kiến nên: câu chuyện được bảo hiểm sự thật bởi cái tôi chủ quan này, tôi kể chuyện chính tôi hoặc tôi nhìn thấy chứ không phải ai khác. Sự kiện ngày hôm qua được khúc xạ qua một tâm trạng đầy cảm xúc với bao nỗi bồi hồi, khắc khoải, chiêm nghiệm, cật vấn … để rồi tràn lên trên mặt

giấy. Các truyện Bây giờ ta lại nói về nhau; Một kiếp đàn ông; Ngày ấy còn

rừng rậm … được kể bởi cái “tôi” kể ra chuyện của mình một cách tự nhiên

như vậy.

“Tôi” trong Giai điệu thành thị, kể lại kỉ niệm của chính mình với

người con gái “xưa là người yêu tôi, nay vẫn là người … tôi yêu”. “Tôi” kể lại câu chuyện của chính mình với giọng ngậm ngùi, có phần ăn năn, tự trách bản thân về sai lầm thời trẻ đã vô tình đẩy cuộc đời Ngữ sang ngã rẽ khác đầy éo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

le, ngang trái. Mở đầu văn bản là hiện thực hôm nay trên vùng đất đã đô thị hóa, từ đây các sự kiện lần lượt được kể lại. Kết thúc tác phẩm lại là cuộc sống hiện tại trên quê hương đã đổi khác và cảnh “những con đò đã mất hút trong vầng sáng nhà máy đang thi công, con đò đưa Hĩm con của tôi về phía chân trời dày đặc chi chít từng cụm đèn điện” [8,687]. Qua câu chuyện, dường như nhà văn muốn khái quát về quá trình đô thị hóa của các làng quê Việt Nam đồng thời tác phẩm cũng gửi đến người đọc thông điệp về “bản lĩnh sống” của con người trước sự đổi thay của thời cuộc.

Nét chung dễ nhận thấy trong kết cấu truyện lồng truyện của Lý Biên Cương là: thường thì lớp truyện ở thì hiện tại chỉ mang tính chất giới thiệu, là cái cớ để dẫn dắt người đọc vào phần chính của truyện, còn chủ đề chính của toàn truyện lại được thể hiện ở lớp truyện của thời quá khứ. Tuy nhiên, dù ở hiện tại hay quá khứ, dù chỉ có vai trò giới thiệu hay bộc lộ chủ đề, thì tất cả đều là sự thống nhất, cùng chung một mục đích nhấn mạnh, hay khắc họa thật sâu sắc nội dung tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm.

Do truyện gối truyện nên truyện có kết cấu đa tuyến. Cốt truyện thường trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật. Kết cấu đa tuyến được biểu hiện ở việc, trong một chuyện có nhiều nhân vật, nhiều không gian, nhiều sự kiện. Các sự kiện trong tác phẩm được diễn ra lần lượt hoặc đan cài vào nhau giữa các khoảng thời gian tạo tính sinh động, hấp dẫn cho tác phẩm.

Truyện Gắn bó, xoay quanh một sự kiện trung tâm là khu lò bị cháy,

toàn đội gấp gáp tiến hành mọi hoạt động để cứu khu lò. Đan xen với sự kiện trung tâm đó là hàng loạt các sự kiện khác xảy ra cùng thời điểm: kĩ sư Luận nhận được bức thư chia tay từ Nhi – người yêu của anh; hai cha con Hảo gặp nhau chính trong lúc công việc đang căng thẳng, bề bộn nhất; vợ giám đốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghiên “vượt cạn” một mình; Đạt kiếm cớ trốn chạy khỏi khu vực lò cháy; bác Nhượng – bố Đạt dốc hết sức cứu lò và bị ngộ độc…

Không gian truyện có sự biến đổi, đan cài từ không gian công cộng (khu vực lò cháy, văn phòng trụ sở mỏ…) đến không gian riêng tư (nhà Nghiên, nhà Đạt …), từ không gian hiện thực (nơi diễn ra các sự kiện) đến không gian tâm trạng với suy tư, toan tính riêng của các nhân vật.

Trong truyện, lối kết cấu tương phản giữa hai tuyến nhân vật được nhà văn thể hiện rõ nét. Một bên là những con người sống có trách nhiệm, lý tưởng, hi sinh hết mình vì công việc chung (Hảo, Luận, bác Nhượng, Nghiên … ), một bên là những con người ích kỉ, cơ hội (Đạt, Nhi). Đó là sự đối lập giữa thế giới hiện thực và thế giới lý tưởng. Thủ pháp tương phản trong truyện của ông thể hiện ở chỗ, ông đã đặt những nhân vật tốt bên cạnh những nhân vật tiêu cực để bật lên những mảng đời sống khác nhau, sự tương phản này còn được thể hiện trong bản thân con người với những mảng sáng tối khác nhau. Ông muốn cảnh tỉnh con người cần phải sáng suốt hơn trước sự cám dỗ của vật chất. bản lĩnh của con người trước cám dỗ ấy là phải vượt qua nó, không thể để nó che khuất và chiến thắng bản thân.

Trong một truyện có nhiều chuyện nhỏ, mỗi truyện lại trần thuật theo quan điểm của người kể - nhân vật. Điều này tạo cho truyện Lý Biên Cương một hình thức đa giọng. Có thể nói mỗi chuyện của Lý Biên Cương có nhiều bè giọng mà chủ âm vẫn là giọng của người kể chuyện ở lớp truyện đầu, lớp truyện hiện tại. Kết cấu truyện lồng truyện tuân theo quy luật tâm lý liên tưởng của nhân vật – người kể. Nhân vật – người kể, kể lại những ấn tượng sâu đậm nhất về số phận, tính cách của nhân vật và các sự kiện tiêu biểu đáng nhớ. Tất cả đều được tuân theo dòng hồi tưởng của nhân vật, tức là được khúc xạ qua lăng kính của nhân vật – người kể, nên đậm màu sắc cá nhân và giàu các yếu tố đời tư. Rồi một lần nữa lại được khúc xạ qua lăng kính của người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kể chuyện – chính là tác giả. Với đặc điểm kết cấu này đem lại cho thế giới Lý Biên Cương một thế giới đa diện, đa âm như cuộc sống ngoài đời vốn đã phức tạp, đầy những uẩn khúc éo le. Đây chính là một trong những nguyên nhân đưa đến thành công và góp phần tạo nên đặc sắc riêng văn xuôi Lý Biên Cương.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 88 - 91)