Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 102 - 103)

Chúng tôi muốn kết thúc chặng đường khảo sát phong cách nghệ thuật Lý Biên Cương ở vấn đề này, bởi lẽ về mặt nào đấy, trong phong cách của một nhà văn, ngôn ngữ vừa là cơ sở đơn vị đầu tiên cũng vừa là đơn vị cuối cùng.

Nếu như âm thanh, giai điệu là ngôn ngữ của âm nhạc; mầu sắc, đường nét của hội hoạ; mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc thì ngôn ngữ là chất liệu của văn chương. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Và M.Goorki khẳng định

“ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [12]. Các tác giả trong Từ điển

thuật ngữ văn học cũng cho rằng “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản

của văn học”, là “một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” mà “tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm là những thuộc tính của ngôn ngữ văn học” [30,115]. Như vậy, có nghĩa là không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học, bởi chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng, tính cách và cốt truyện. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm; nó cũng là yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc người đọc với tác phẩm.

Tuy nhiên ở mỗi thể loại, mỗi tác giả cụ thể, những thuộc tính chung của ngôn ngữ văn học lại có những sắc thái biểu cảm khác nhau. Lời văn của Nguyễn Khải sắc sảo, góc cạnh, mang đậm tính triết luận; Lời văn của Nguyễn Huy Thiệp suồng sã được cá thể hóa; lời văn của Đỗ Chu là một tín

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiệu ngôn ngữ trong trẻo. Lý Biên Cương sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong miêu tả cũng trong trẻo đầy chất thơ, tạo nên tính biểu cảm, biểu trưng nhằm nâng cấp nghệ thuật cho ngôn ngữ trong tác phẩm của mình.

Trong văn xuôi đương đại, chúng ta thường biết đến sở trường của một số nhà văn trong khả năng miêu tả như: nắng của Nguyên Hồng; gió của Nguyễn Tuân; thiên nhiên Nam Bộ của Đoàn Giỏi; làng quê Bắc Bộ của Kim Lân, Đỗ Chu; về năng lực của một người kể chuyện tài hoa của Nguyễn Khải; người viết truyện lịch sử thế sự của Tô Hoài ... Lý Biên Cương có biệt tài miêu tả thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng. Ông là người mải miết với cái đẹp, là người biết say sưa đón nhận mọi vẻ đẹp của đời sống con người, đồng thời rất tinh tế trong ngôn ngữ văn học.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)