Giọng điệu trữ tình bàng bạc chất thơ

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 99 - 102)

Nhà thơ Triệu Nguyễn đã nhận xét “Truyện của Lý Biên Cương giàu chất thơ. Câu văn của ông thon thả, duyên dáng như dáng đi của những hoa khôi, á hậu và đặc biệt là chúng có gương mặt thuần Việt, là điều không phải “nhà điêu khắc văn” nào cũng tạo ra được” [47]. Giọng điệu trữ tình trong văn phong Lý Biên Cương đưa người đọc đến chiêm ngưỡng bức tranh sinh động, giàu chất thơ của đời sống thực. Cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp tự thân của hiện thực đời thường, không bay bổng du dương, giọng điệu trữ tình Lý Biên Cương thể hiện tình cảm thiết tha với cuộc sống, con người, với thiên nhiên.

Viết dưới cảm hứng nhân văn đời thường, giọng điệu trữ tình của Lý Biên Cương thường hồn nhiên trong trẻo trước vẻ đẹp tự thân của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của bức tranh sinh hoạt, vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên. Mấy ai

đã quên được hình ảnh làng quê thanh bình, tươi đẹp trong Bây giờ ta lại nói

về nhau, “đường đê chạy dài bên con sông rộng, phù sa đỏ tươi đổ xuôi dòng,

hai bờ xanh ngắt màu ngô non. Ngô đang rộ lá, nắng lấp lóa trên các đường gân song song. Con phà rẽ sóng sang bờ bên kia, lọt thỏm giữa vùng trời nước mênh mông” [8,120]; “dưới ao, bông hoa súng ngấp ngó xòe cánh trắng. trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vườn cây bưởi đang bói, quả nhu nhú như miệng ai chào đón” [8,121]; “miền quê anh yên ả quá. Vườn tược lặng thinh, ngọn gió nào đang thì thầm trong kẽ lá bưởi. Khuất trong lá, những ngôi sao cháy lên ở một phía bầu trời. Có gì thơm thoang thoảng đâu đây, dễ chịu thật … ” [8,124].

Trong sáng tác Lý Biên Cương, mùi hương cỏ cây, hoa lá tạo chất thơ

cho cuộc sống không chỉ gặp một lần trong Bây giờ ta lại nói về nhau. Ấn

tượng khó quên trong Trăng khuyết, cũng là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp

“kìa, trăng đang lên phía núi xa mờ, vắt vẻo cong vút vành môi ai cười. Trời trong quá không một dải mây, vành trăng như được đẩy cao hơn, ánh sáng dường như ngẩn ngơ hơn. Lúa đang con gái, xanh mênh mông ngút mắt, lá lúa loang loáng, trải bạc màu trăng sáng ... thoảng nghe tiếng sâm cầm ăn đêm lạc lơ lửng bến sông xa, tiếng dế gáy rung nhẹ góc bờ cỏ mật. Đầm sen, hương hoa lan tỏa ánh trăng chừng đẫm thêm mùi thơm, ngỡ cả hương nhụy khu đầm dầm dề trải ủ khắp mặt lá” [8,413].

Cảm quan hiện thực đời thường khiến Lý Biên Cương cảm nhận thiên nhiên trong mọi “trạng thái” tồn tại tự nhiên của nó. Chỉ một tín hiệu thẩm mĩ đặc sắc, bức tranh thiên nhiên ấy đã đem lại cảm giác nồng nàn say đắm cho con người. Ông bao giờ cũng chắt chiu trân trọng những vẻ đẹp và chất thơ của đời sống như thế. Ông có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả sinh động. Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt ... tất cả đều hiện lên lung linh sống động, nổi rõ cái thần của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ.

Qua nghiên cứu và thống kê, chúng tôi thấy, một trong những yếu tố quan trọng tạo nên chất trữ tình của giọng điệu là tác giả đan xen những bức thư, những vần thơ, những dòng nhật kí, những câu hát và cả những lời ví von của dân gian làm cho lời kể trở nên uyển chuyển, nhẹ nhàng.

Đó là bức thư chia tay của Lương giành cho Qúy trong Giai điệu thành

thị, lời lẽ nhẹ nhàng nhưng sâu cay, đau đớn biết chừng nào “chúng ta là

những người có văn hóa, chúng ta đến với nhau êm ả thì chia tay nhau cũng không nên rầm rĩ. Tôi không sống nổi với anh, hai ta chỉ làm khổ lẫn nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúc anh tìm được hạnh phúc nơi miền quê cũ, như lâu nay anh vẫn ngợi ca và bênh vực...” [8,294].

Ảnh hưởng từ người mẹ có giọng hát chèo ngọt ngào, trong sáng tác của mình, những lời hát chèo cũng được trở đi trở lại như ám ảnh, như day dứt, như khát khao về hạnh phúc, về tình đời, tình người.

Đó là tiếng hát của Hiển trong Bây giờ ta lại nói về nhau. Cô thị Mầu

khao khát tình cảm dám dấn thân vào chốn cửa chùa “Này thầy tiểu ơi, thầy

nhƣ táo rụng sân đình. Em nhƣ gái dở đi rình của chua” [8,123]. Là tiếng hát

đau đớn của Ngữ khi đóng vai Tấm “Bây giờ máu đọng hòn son/ Bống ơi mắt

nhỏ lƣng tròng đi đâu” [8,264]; tiếng hát thương tâm khi bị bội tình “Cách

sông nên tôi phải lụy con đò/ Bởi chƣng trời tối nên tôi phải lụy cô bán hàng/ Tôi chắp tay lạy bạn đừng cƣời/ Lòng tôi không giăng gió, tôi gặp ngƣời gió

giăng” [8,287]; Là tiếng hát chờ đợi hạnh phúc “Ngồi rồi xem nhện giăng tơ/

Xe dăm sợi chỉ đợi chờ tình nhân/ Nhác trông lên núi Thiên Thai/ Thấy hai con quẹt ăn xoài trên cây/ Đôi ta dắt díu lên đây/ Aó trải làm chiếu, chăn

quây làm mùng” [8,279].

Và đặc biệt hình ảnh của bà Hoài Thư trước lúc lâm chung. Những câu ca dao, tục ngữ cất lên trong giờ phút thiêng liêng đó thật là đắt giá. Đối với ông chồng như những lời sám hối. Đối với bà như máu thịt ở đời cũng là lời

trối trăng “Sông sâu chớ lội đò đầy chớ đi”; “Con ơi nhớ lấy câu này/ Nhất

mặn là muối, nhất cay là gừng”; “Chàng ơi phụ thiếp làm chi/ Thiếp nhƣ cơm

nguội đỡ khi đói lòng”; “Trời mƣa trời gió mà chi/ Năm mƣời bảy tuổi...”.

Bằng tâm huyết của một nhà văn nặng nợ với đời, Lý Biên Cương luôn cố gắng đem đến cho người đọc những trang văn đẹp, chân thật và nhân văn. Ông không lên gân, không làm duyên, viết tự nhiên như chính đời sống. Lời văn của ông mỏng mảnh, thanh thoát, qua đó ông gửi gắm nhiều chiêm nghiệm sâu xa về cuộc đời, về mình, về người, về những gì ông chứng kiến và ngẫm ngợi, dù rất nhẹ nhàng bình dị, vẫn luôn có sức lan tỏa, vang vọng ở mọi thời đại. Trang văn của ông luôn tìm tòi thể hiện những điều tốt đẹp từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cuộc sống, từ con người. Ông luôn trân trọng và hướng con người tới chân – thiện – mĩ, tới cội nguồn văn hóa, đạo đức truyền thống. chính vì thế nhà văn đã tìm đến giọng điệu trữ tình, sâu lắng thiết tha.

Tất cả những biện pháp trên đều giúp nhà văn soi sáng nội dung chủ đề tác phẩm, bộc lộ đầy đủ, tập trung hơn thái độ, sự đánh giá của mình đối với nhân vật cũng như quan niệm nhân sinh của mình. Nếu tác phẩm là nơi kí thác của tác giả thì trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố quan trọng, qua đó tác giả thể hiện trực tiếp những điều muốn gửi gắm đến bạn đọc.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 99 - 102)