Từ ngợi ca đến thâm trầm, triết lý

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 95 - 99)

Xuyên suốt đường đời sáng tác của mình, giọng điệu trong tác phẩm của Lý Biên Cương không chỉ là giọng tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng mà còn là tiếng reo hân hoan trước sự thăng hoa của tình đời, tình người. Truyện của ông thấm đẫm tinh thần lạc quan, ngợi ca những con người của cuộc đời mới.

Nguyễn Minh Châu sử dụng giọng điệu ngợi ca để gắng tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người thì Lý Biên Cương cũng có giọng điệu ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn ẩn sâu bên trong con người. Điều này được thể hiện rõ qua các mô típ: mô típ những con người có quá khứ đau thương, buồn khổ đến với công việc, tìm được niềm vui, hạnh phúc mới; mô típ những người phụ nữ vượt lên hoàn cảnh éo le, tội nghiệp để tìm cho mình một chỗ đứng thích hợp trong lao động, trong xã hội; mô típ về những con người có phẩm chất tốt, có

lương tâm, trách nhiệm với công việc. Trong Đất quê, khi đứa con muốn vào

chiến trường bà Giản đã nói với con: “đất nước trong cơn binh lửa, kẻ thù dội bom liên miên xuống phố phường làng xã, là con trai thì con phải xông pha. Cả nước đều ra trận. Mọi nhà phải đóng góp. Con đi, rửa hờn cho đất nước, rửa nhục cho bu. Bu là thân đàn bà quê mùa, quanh năm sống ở xó rừng, không biết đi đến đâu mà biết ăn biết nói, con hãy thay mặt u mà tiến lên, kịp anh kịp em” [8,336]. Với giọng điệu ngợi ca dường như nhà văn đã tạo cho nhân vật ý thức về cộng đồng hơn ý thức về bản thân, nhưng ngòi bút của Lý Biên Cương cũng chạm vào nỗi trắc ẩn của người mẹ khi phải xa đứa con duy nhất của mình “dù bu biết vắng con sẽ thiếu hụt một nửa thế gian này. Bu quen cuộc đời có hơi thở, có tiếng cười, giọng hát của con hàng ngày” [8,336].

Giọng điệu ngợi ca của tác giả cũng thể hiện ở những lời nói, hành động biết ơn quá khứ, biết ơn những con người đã hi sinh vì tổ quốc trong

Câu chuyện ngắn về con đƣờng dài “chúng ta đã tìm cho đất nước một con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vắng. Chúng ta sẽ trả lại cuộc đời người chiến sĩ cho gia đình họ và cho chính sử” [8,236]. Sự ngợi ca còn giành cho những người trí thức trẻ hết lòng vì lý

tưởng, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc. Nhận – Giai điệu thành thị,

là “ Giữa một đám người cầm chừng, làm ít chơi nhiều, làm giả ăn thật, làm chả có hiệu quả gì sất lại hay nỏ mồm đòi hỏi lương bổng và chèn ép người khác, thì Nhận bật lên một sức mạnh kì lạ, không chỉ của hiện thực hôm nay, mà còn cả ngày mai” [8,278].

Trong sáng tác của ông chủ âm là giọng điệu thâm trầm, trầm tư. Giọng điệu này trong những thời kì trước nó lẫn vào giọng điệu trữ tình quen thuộc. Nét dịu dàng, bình thản của một vài nhân vật, rồi cách nhìn người phụ nữ từ góc độ số phận, cách nêu lên những vấn đề bức bối của một đất nước vừa bước vào thời kì mở cửa còn nhiều bỡ ngỡ, sai lầm, chính là những tiền đề quan trọng cho việc hình thành giọng điệu thâm trầm xuyên suốt các sáng tác sau này của ông.

Tính trầm tư trong giọng điệu của truyện Lý Biên Cương được thể hiện dưới nhiều sắc thái cụ thể. Khi nhân vật ở dạng “cuối đời nhìn lại” như trong

Đất quê, Phù du tính thâm trầm đó được biểu hiện qua những trạng thái hồi

ức và nỗi ao ước của một kẻ “lực bất tòng tâm” để rồi bất ngờ đan xen vào đó những triết lý có tính trải nghiệm “thì ra con người ta, chỉ cần còn chút lương tri, sống góc bể chân trời nào cũng mong ngóng mỏi mắt về miền quê chôn rau cắt rốn. Cuộc đời mở ra phũ phàng, bão gió cuốn hút anh lao đi. Anh cứ bay, cứ đập cánh, cứ thỏa chí tang bồng. Nhất định vào lúc nào đấy, những lúc thiền nhất trong đời, hư vô và hữu tình, bất biến và biện chứng, duy tâm và khoa học, anh sẽ về quê, lấy chính quê là điểm tựa cho lòng mình. Ở đấy anh được dịp đối mặt với chính bản thân, không thể giả dối và không có chỗ cho sự giả dối” [8,343]. Đó chính là nỗi lòng của ông Nguyễn Như Phụng hay của tất cả những người con xa quê, luôn mong ngóng có ngày trở về. Mặt khác, phần nào hiệu quả nhận thức của vấn đề hoặc đọng lại ở những câu triết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lý hoặc bản thân cách lựa chọn chủ đề, đề tài nên mức độ thâm trầm trong giọng điệu của truyện có khác nhau. Cũng phải nói thêm rằng trong thời kì đầu những năm tám mươi, truyện của ông có xu hướng đi vào triết lý. Đặc điểm này rất quan trọng vì nó đi vào chi phối giọng điệu của truyện. Ngay ở

loạt truyện thuộc đề tài thế sự như Một kiếp đàn ông, Đất quê, Ngƣời đàn bà

ngang qua đời tôi … giọng điệu của truyện tuy có cái bình thản của “sự đời

diễn ra như thế” nhưng tính thâm trầm của nó lại ẩn sau những triết lý giản dị. Ở đây chúng tôi nhìn thấy Lý Biên Cương do có sự luân chuyển điểm nhìn trần thuật nên tỏ ra tinh tế trong cách phát hiện, thể hiện những vấn đề của đời sống.

Từ chỗ quan sát và khám phá trong đời sống thường nhật những lẽ đời, những trhết lý nhân sinh, Lý Biên Cương đã dần đi vào việc tìm kiếm lẽ đời trong số phận cá nhân và các vấn đề xã hội. Từng bước một ông đã dần hóa thân vào các nhân vật, sống cùng nhân vật để khám phá và tìm hiểu cái “hiện thực ẩn kín”. Trên cơ sở đó, ông đã tạo ra cho sáng tác của mình một giọng điệu da diết và cuốn hút hơn khiến người đọc phải chiêm nghiệm, suy nghĩ về những gì mà “cuộc viễn du ấy đặt ra”. Ngay cả khi cùng một đề tài, nhưng vấn đề của truyện khác nhau thì việc chọn giọng điệu thế nào cho thích hợp với truyện để đạt hiệu quả cao nhất cũng là sự lựa chọn cần thiết của tác giả.

Lý Biên Cương cân nhắc trong việc sử dụng ngôn từ mềm mại. Đây là

một điểm rất khác của Lý Biên Cương so với khá nhiều những nhà văn lớp trước như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao trước 1945, hay Nguyễn Huy Thiệp những năm tám mươi của thế kỷ XX. Cũng là hợp lý vì Lý Biên Cương có cái nhìn nhân hậu, ngợi ca, tin tưởng vào con người vì thế, so với các nhà văn vừa kể, ngôn ngữ và giọng điệu của Lý Biên Cương mềm mỏng và nhẹ nhàng hơn; Lý Biên Cương không chửi rủa, mạt sát, văng tục, thóa mạ, cay cú… khi đề cập đến những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống.

Chúng ta thấy rõ vấn đề này ở những tác phẩm Bây giờ ta lại nói về nhau,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiếng nói phê phán những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống nhưng giọng điệu của ông vẫn rất nhẹ nhàng, trầm tư. Lý Biên Cương tuy có bất bình, có không hài lòng về những điều bất công, giả dối của con người trong cuộc sống nhưng ông không lên giọng quát tháo, không văng tục như chúng ta thường thấy ở Nguyễn Huy Thiệp. Ở Nguyễn Huy Thiệp khi không hài lòng một vấn đề gì là ngay lập tức giọng điệu của ông thay đổi một cách rất quyết liệt, mạnh mẽ nhiều khi mất bình tĩnh và trở nên cực đoan.

Có thể nói, Lý Biên Cương là nhà văn có ngòi bút sắc sảo, tinh tế. Ông có tài mổ xẻ, phanh phui, phát hiện chiều sâu tính cách, tâm hồn nhân vật. Những lý lẽ, triết lý trong truyện của ông có thể thể hiện trực tiếp qua phát ngôn của người trần thuật cũng có khi thể hiện gián tiếp qua nhân vật. Tất cả những triết lý ấy đều là sự tổng kết của cả một quá trình nhà văn tìm tòi, phát hiện, chiêm nghiệm, đúc kết từ cuộc sống. Nó là sản phẩm của một trái tim đầy tâm huyết với con người và cuộc đời. Đó có thể là triết lý bình dị nhưng

sâu sắc về quá khứ - hiện tại trong Bây giờ ta lại nói về nhau “quá khứ vinh

quang của con người phải được nhân lên ngay những ngày hiện tại. Chúng ta không nên ngủ say trên thành tích của chính mình. Cũng không nên biến thành người để thờ, cốt để thiên hạ vỗ tay khi nói đến quá khứ của mình, còn cái hôm nay chẳng có gì” [8,130]. Hay khi nói về những người xấu còn tồn tại trong xã hội “họ vẫn đứng trong hàng ngũ mình nhưng không phải mình, là một con người khác. Như cái bướu trong cơ thể khoẻ mạnh. Như khối u cần cắt bỏ, chưa cắt bỏ được lgay. Họ vẫn trơ trơ sống, bụng dạ nhỏ nhe, tình cảm độc ác, thỏa mãn vì được sống ích kỉ” [8,204]. Có thể đó là triết lí cái đẹp

trong Trăng khuyết “cuộc đời nghĩ cũng hay, cái đẹp nhất mỗi người không

phải kiếm đâu xa. Những năm tháng lênh bênh dò hiểu chính mình, sẽ bất chợt nhận ra nó đẹp ngay ở khoảnh khắc sống đúng mình nhất, không pha tạp bất kì cách sống của ai. Mình trở về nguyên chất mỗi mình có, giống như ngọn lửa lò kia, phải tới được phút giây ngắn ngủi, đất trở về chính đất, men hoàn lại chính men, cái đẹp kì diệu sẽ ra đời, bất chấp thời gian, tồn tại mãi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mãi” [8,427]. Do có giọng điệu nhẹ nhàng, thủ thỉ, trầm tư nên những triết lý của ông cũng mộc mạc như hơi thở của đất vậy. Nhẹ nhàng đi vào lòng người, tự nhiên như nó vốn có mà không hề gượng ép, lên gân, lên cốt mà sáo rỗng, khoa trương.

Bên cạnh âm hưởng của gợi ca thì thâm trầm là giọng điệu chủ yếu góp phần làm nên một trong những nét phong cách của nhà văn Lý Biên Cương. Nếu như giọng tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng thể hiện cái nhìn cảm thông, chia sẻ và tin tưởng của nhà văn với những số phận bất hạnh trong cuộc sống thì giọng điệu triết lý nói lên sự chấp nhận đối mặt với những bất trắc trong cuộc sống của con người. Tất cả những vấn đề trên đều góp phần cụ thể hóa cái nhìn khắc khoải của ông về thân phận con người đồng thời cũng thể hiện niềm tin yêu vào những con người của thế hệ hôm nay.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 95 - 99)