Kết cấu giản dị tự nhiên

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 86 - 88)

Sự giản dị, tự nhiên trong kết cấu tác phẩm Lý Biên Cương được thể hiện trong toàn bộ tổ chức thế giới nghệ thuật, bao gồm hệ thống nhân vật, hệ thống các sự kiện và trình tự xuất hiện chúng, cũng như trong bố cục truyện.

Có thể dẫn ra đây nghệ thuật dẫn chuyện giản dị tự nhiên, nhất là đoạn mở đầu trong truyện vừa của ông. Khi đi vào khảo sát các tác phẩm của Lý Biên Cương, chúng tôi nhận thấy mở đầu truyện thường bắt đầu từ thời hiện tại. Có thể đó là sự hồi nguyên từ cảm xúc từ lâu đã lặng tận đáy lòng của

Hiển trong Bây giờ ta lại nói về nhau: “Có lẽ lâu lắm, tôi không nghĩ về anh

ấy. Anh như cái bóng đè nặng vào cuộc đời tôi bao nhiêu năm, giờ cái bóng ấy đã bay đi. Bay là thoát nghĩ làm gì cho cực? Hôm nay tôi không nghĩ đến anh cũng không được” [8,110]. Và cứ thế hệ thống nhân vật, sự kiện trong tác phẩm cứ hiện lên, sinh động qua dòng hồi ức của Hiển như những kỉ niệm buồn trong mối tình, kỉ niệm vợ chồng với Phát; sự cảm phục, tình yêu hồi sinh với Lý …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cũng như vậy trong Sóng cửa sông, từ một câu văn giản dị như một

triết lý: “cuộc đời con người cũng như một vùng đất, nhiều khi có bước ngoặt lớn lại bắt đầu từ những tiếng nổ” [10,9], Lý Biên Cương đã dựng lên một không khí đổi thay của một vùng quê dưới ánh sáng của công nghiệp. Ở đó, có những con người sống tình nghĩa, nhân hậu như ông Hồi, ông Mãi, chị Nhân, anh Vấn nhưng cũng có kẻ gian ác, lợi dụng chức quyền hạch sách, chèn ép đủ đường. Một trong những dấu ấn tạo nên nét riêng trong truyện Lý

Biên Cương là mở đầu truyện bằng tả cảnh thiên nhiên như: Ngày ấy còn

rừng rậm, Giai điệu thành thị… mở đầu cho chất trữ tình sâu lắng trong sáng

tác của ông. Không chỉ giản dị tự nhiên trong những lời mở đầu mà ở phần kết chuyện cũng được Lý Biên Cương diễn tả đầy ý nghĩa. Truyện ngắn hiện đại đã tạo ra một sự chuyển đổi đáng chú ý từ cách kết thúc có hậu đến cách

kết thúc mở. Đó là cái kết trong Câu chuyện ngắn về con đƣờng dài, “hãy

nhìn gương mặt cô gái thì biết, thẳng thắn, tha thiết và thật sự nghiêm trang. Không thể có những lời nào khác nghiêm trang hơn” [8,250] lời văn nhẹ nhàng nhưng trang trọng, thiết tha như tấm lòng một cô gái đầy quyết tâm, tin

tưởng vào những gì mình đã chọn lựa. Cách kết thúc của câu chuyện Sóng

cửa sông là cái kết mở với việc miêu tả thiên nhiên “trăng lưỡng lự mắc lại

đỉnh ống khói, từ từ vượt lên vòm trời vằng vặc mây sáng” [10,69], đan xen cùng với những suy nghĩ của con người trước hình ảnh đổi mới của quê hương “một khu công nghiệp mới quy mô chào đời, đẹp mới mẻ trước ống khói đêm đêm hắt từng chùm đèn điện đủ các màu lên trời sáng” [10,69].

Hoặc kết thúc bỏ lửng khi sự việc chưa kết thúc như Giai điệu thành thị, do

vậy gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. Tác giả đã tạo ra một khoảng trống vô hình ở cuối truyện để người đọc tự suy ngẫm, đồng sáng tạo với tác giả theo quan điểm thẩm mĩ của mỗi người. Những câu văn tưởng chừng như rất đơn giản ấy nhưng có lúc làm bừng sáng tác phẩm, có lúc để lại trong lòng người đọc sự day dứt, trăn trở về nhân tình thế thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tôi nhận thấy văn xuôi Lý Biên Cương có một hình thức kết cấu nổi bật là “kết cấu truyện lồng truyện” khá đặc sắc. Từ chỗ nhận rõ lối kết cấu này ta như có chìa khóa để mở ra thế giới nghệ thuật của Lý Biên Cương.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 86 - 88)