Trong khuynh hướng nghiêng về trữ tình, ngợi ca, vấn đề lương tâm, trách nhiệm của con người với gia đình, cộng đồng, đất nước còn được Lý Biên Cương soi rọi từ góc độ phê phán cái xấu, cái sai.
Khó khăn, thách thức của cuộc sống đặt con người ta vào hoàn cảnh nghiệt ngã, dễ tha hóa, biến chất trước cám dỗ của giàu sang, quyền lực, trước những sóng gió của cuộc đời. Đó là sự xuống cấp về đạo đức, chạy chức, chạy quyền, vô cảm, tàn nhẫn, trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm ... Người cán bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đảng viên có chức có quyền dễ bị quan liêu, hách dịch, tha hóa, biến chất. Những cái xấu còn ngang nhiên tồn tại như cờ bạc, rượu chè, ảnh hưởng của sách xấu, băng đĩa độc hại. Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị cái xấu ràng buộc, chi phối, không dám đấu tranh đối diện với cái xấu, cái thấp hèn.
Trước hết đó là những con người lợi dụng chức quyền chèn ép người khác, tha hóa vì đồng tiền.
Hịch trong Sóng cửa sông, một: “anh chàng thay mặt chính quyền, con
người ngũ đoản, mắt một mí” hắn mưu mô để hãm hại đời con gái của Nhân – cô gái trẻ xinh đẹp. Hịch còn lợi dụng chức quyền vênh mặt, bắt nạt dân phố: “giọng phét lác quen thuộc: - lệnh trên, toàn phố phải chuyển hết dân trong tuần. Không ai được chậm trễ. Người nào không đi, mìn nổ chết, cấm kêu kiện không báo trước nhé” [10,32]. Ngày càng dấn sâu vào tội lỗi, tiếp tay cho kẻ xấu ăn cắp tài sản của nhà nước: “anh kí trộm giấy để hắn cùng đồng bọn đánh cắp xi măng dọc sông ... Hịch kí vội vàng, rồi mở tủ lấy con dấu đóng. Con dấu ấn tưởng rách bung giấy...” [10,58]. Hắn ta chỉ dám bắt nạt những kẻ yếu thế hơn mình và lấy đó làm niềm vui, sự hãnh diện và cả là thói quen thường trực trong con người hắn: “mọi sự bất hạnh. Hịch ta đâu dám trút lên đầu chủ tịch phố, đâu dám gây sự với đội trưởng kĩ sư Vấn, đâu dám bắt ne bắt nẹt chị Nhân, đâu dám nửa nạc nửa mỡ với ông bà Mãi ... nhưng anh ta sẵn sàng trút lên đầu ông Hồi.” [10,64].
Đó là Nguyễn Đạo Đức trong Một kiếp đàn ông. Mục đích hắn xin vào
xí nghiệp là: “muốn trốn khỏi vùng đất chiến sự. Anh chàng đang lo cuống cuồng tìm cớ thoát thân thì Bảng dò đến mở đường thoát”. Sống trong một thế hệ rùng rùng ra trận đánh giặc cứu nước mà anh chàng lại tìm cách bỏ trốn, bỏ trốn một cách hèn nhát. Không chỉ vậy, khi về đến lâm trường, được cử làm phó giám đốc lâm trường, không lo được gì cho lợi ích tập thể hắn đã vội “bất cứ việc gì, Đức cũng xoay ra tiền và lập tức tìm mọi cách đút vào túi riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đức điều khiển chỉ tiêu của xí nghiệp tít mù, rối như canh hẹ, như bát trận đồ” [10,126]. Tệ hại hơn hắn đã câu kết cùng Tuấn bắt cóc Thứ - con gái Soi, ép Soi phải vượt biên sang Trung Quốc cùng hắn bởi từ lâu hắn đã thèm muốn cô: “mình quyết phá tan đời Soi từ đây đến Hồng Kông. Chơi cho chán, cho hả rồi sẽ bán đứt Soi đi. Từ đây đến đó bao chặng đường cần mua người, cần mua phụ nữ”. Trước khi bỏ trốn hắn còn hèn hạ viết đơn vu khống Bảng làm những việc vô đạo đức, trái lương tâm: “Bảng mặc cả ép tôi làm phó, phụ trách tiền và ép tôi lao vào những chuyện làm ăn phi pháp ... Bảng lập nên đội bìa rừng để cốt thỏa mã thú tính, thỏa mãn chơi bời, bỏ mặc con vợ điên ở quê ... Nguyễn Duy Bảng thông lưng với bọn buôn lậu, đưa thuốc phiện từ biên giới về...”. Một con rắn độc đội lốt con người đã phá tan cuộc đời của bao con người, phá tan mái ấm hạnh phúc bình dị của bao gia đình. Hắn đã chà đạp không thương tiếc với cả con người có ơn với hắn, hết lòng tin tưởng hắn. Hắn cũng chà đạp lên cuộc đời của những con người tưởng chừng như bị đẩy sâu tận xuống đáy xã hội, những con người mà cuộc đời đã là những chuỗi dài bi kịch, đớn đau.
Rồi lão giám đốc khách sạn trong Phù du, lợi dụng chức quyền cướp đi
đời trinh trắng của Phương, thản nhiên mặc quần áo, giúi ngón tay cô chiếc nhẫn mặt đá. Đến hai ông bí thư, phó bí thư của một xí nghiệp than thâm thù nhau, lôi chuyện một Ngấn - cô gái lỡ lầm ra làm cái cớ để thanh trừ lẫn nhau: “hai ông đang gầm ghè hại nhau, túm được chuyện em như túm được vàng, cả hai đều khai thác đến tận cùng theo bài bản của mỗi người” [10,290]. Bao âm mưu thâm độc của hai con người quyền chức trong tay cũng không đánh gục được Ngấn để một ngày kia: “lão giám đốc xí nghiệp cũng bắn tin, săn đuổi lằng nhằng. Lão dò hỏi chỗ em ở, đánh xe đến chơi luôn, xin lỗi rối rít, rằng mong Ngấn thông cảm, mong Ngấn hiểu cho, tôi đâu muốn làm Ngấn khổ” [10,296]. Đâu chỉ có vậy, bà bị tấn công đe nẹt từ nhiều phía, bị mua chuộc không từ một thủ đoạn nào: “Buôn đầu chợ, bán cuối chợ, ông phòng thuế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhập nhèm một tý, ông quản lý thị trường nhấp nháy một tẹo. Thân gái cô đơn, lọt giữa mạng lưới dục vọng trùng điệp của người đời, không biết mình sẽ thoát cách nào” [10,296].
Bên cạnh đó là những con người sống không có lý tưởng, thiếu trách nhiệm.Dường như môtíp quen thuộc trong truyện Lý Biên Cương là những nhân vật gây tội ác rồi bỏ trốn, đổ vạ cho người tốt, hoặc hèn nhát trước khó khăn, gian khổ của công việc, trốn chạy một cách đê hèn. Muốn vươn tới cuộc
sống phồn hoa đô hội nơi Thủ đô, Đạt trong Gắn bó ghét bỏ cả nơi mình đã
sinh ra và lớn lên: “Hảo biết không anh thèm được trở lại Hà Nội. Anh không thích ở mỏ chút nào hết” [6,14]. Anh quay lưng nói xấu con người, vùng đất nơi đây: “ở đây lúc nào cũng bụi bặm, lúc nào con người cũng khó đăm đăm [6,15]. Con người hèn nhát, bội bạc này bộc lộ rõ nhất khi lò bị cháy: “Hảo không hình dung công việc dồn dập sẽ đến với chúng ta sao? Chúng ta sẽ phải chui lò suốt đêm ngày. Chúng ta sẽ chịu đựng với khí độc tăng lên, có thể nguy tới tính mạng. Chúng ta ...” [6,15]. Đưa ra hàng loạt lý lẽ để kiếm cớ chạy trốn, Đạt không hề thấy xấu hổ khi tất cả mọi người nơi đây cùng dốc lòng, dốc sức cứu lò: “không biết Đạt kiếm đâu cái điện bộ gọi về làm nốt một số việc. Mọi người khuyên Đạt ở lại, lúc này Đạt vùng vằng, giẫy lên như đỉa phải vôi” [6,16]. Và cuối cùng Đạt trở về trong sự cô đơn giữa hàng ngàn con người đang lo cho công việc, mục tiêu chung: “tôi khinh. Từ đáy lòng tôi hết kính trọng anh. Con người ta hèn nhất sự phản bội, sự chạy trốn. Anh tưởng anh khôn ngoan hơn đời. Anh tưởng đánh lừa được tình cảm xung quanh. Chúng tôi không thấp kém đâu. Chúng tôi là những con người, dễ gì có thể để những tính toán ti tiện lừa đảo. Không thể tha thứ sự phản bội. Tôi không chấp nhặt, không cường điệu. Vẫn thèm dìu anh trở về đội ngũ nhưng vẫn phải thẳng thắn nói cho anh chừa” [6,77].
Còn với Kiến trong Câu chuyện ngắn về con đƣờng dài, sống không hề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phóng tư tưởng chút xíu, ở nhà thở mãi cái cảnh nhớp nháp cũng chán. Như đi cắm trại ấy mà, chí ít cũng dung dăng dung dẻ mấy ngày ở rừng” [8,224]. Bởi, anh có một gia cảnh mà nhiều người mơ ước: “bố làm giám đốc sở, mẹ buôn nước bọt mấy loại hàng quốc cấm. Đồng ra đồng vào rủng rỉnh”. Nhưng: “em gái dám rước trai vào tận phòng, mẹ thì trưởng giả học làm sang, ông bô chỉ giỏi lên lớp đâu dâu. Ông không hay ruỗng từ chính nhà mình ruỗng ra” [8,224-225]. Kiến quay lưng lại với quá khứ, vong ơn với cả một thế hệ không tiếc xương máu để cho Kiến cuộc sống hôm nay, đó là thái độ của hắn khi ba người phát hiện bộ xương liệt sĩ: “chôn quách bộ xương ở đây. Các người chủ nghĩa tình cảm bỏ mẹ, dù quá khứ người mất này là gì thì xương vẫn là xương” [8,234], “thì mặc xác những xương với đồ vật của nó. Dưới mắt tôi cái đống chết tiệt này chẳng có ý nghĩa gì với tôi hết” [8,235]. Trước nguy hiểm của công việc trước mắt, trước sự làm việc nhiệt tình hăng say của hai người bạn đồng hành Kiến thấy ân hận khi mình tham gia chuyến đi này “nó viển vông đâu đâu”, “một việc làm vô tích sự, chỉ tội khổ thân” [8,242]. Cuối cùng Kiến đã phản bội lại mọi người, chạy trốn khỏi nguy hiểm: “tôi không phải là kẻ hứng chịu mọi tai nạn, làm bia hi sinh cho kẻ khác. Kệ thây các người với các đường lò khốn nạn này. Tôi đi đây” [8,243]. Chỉ mới nếm vài ngày vất vả đầu óc Kiến đã chao đảo, cái miệng sặc mùi rắn độc, dễ dàng bỏ lại đồng đội. Kiến là đại diện cho những con người hưởng thụ cuộc sống nhàn nhã, vinh hoa phú quý. Sinh ra để sung sướng, để hưởng thụ, coi đời là một cảnh du hí, người của một thời vụ lợi. Đối với một bộ phận lớp trẻ cuộc sống và đồng tiền là số một. Cuộc sống và những hưởng thụ gấp gáp là một. Đừng nói lý tưởng với họ. Họ sẽ coi mình như những tên hề, sẵn sàng cười vào mặt mình. Ấy là chưa kể những tên quắt quéo, mượn màu lí tưởng như chiếc áo bùa để che lấp những hành động tinh vi với từng tính toán cá nhân thấp hèn. Kiến chưa phải con người ấy. Nhưng Kiến mon men ở ngưỡng cửa của những con người thực dụng, ngốt người trước đồng tiền, sẵn sàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phản bội lại con đường mình từng chọn. Kiến bỏ rơi bạn bè giữa rừng sâu, liệu có thanh thản, yên bụng? Hắn cần hiểu hành động này là không thể nào tha thứ, là vết nhục trong suốt cuộc đời trẻ trung của hắn. Qua nhân vật Kiến tác giả như gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống và suy nghĩ của lớp trẻ ngày hôm nay.
Rồi tên Cận “thằng cha đội trưởng tinh quái, con mắt hấp háy gian
giảo, cười giãn ra từng mảng rỗ trên mặt” trong Giai điệu thành thị. Hắn sống
đầy thực dụng “bọn này sống thực tế, miễn xúc đầy thúng cá là khoái bụng rồi” [8,282]. Hắn tán tỉnh Ngữ, chiếm đoạt thân xác Ngữ “hắn chỉ chờn vờn, ỡm ờ, cốt thỏa mãn tình dục của một thằng đàn ông” [8,284]. Khi nghe tin Ngữ có mang hắn trở mặt và bắt cô đi nạo thai “người đâu có người cả đẫn, đi để nạo chứ” “không cưới xin gì hết, không bao giờ tôi cưới cô làm vợ” [8,286]. Rồi hắn biến mất. Trước khi chuồn, hắn cuỗm toàn bộ số tiền quỹ của đội mìn. Đê hèn nhất trước khi đi hắn đã để lại mấy dòng chữ vu oan cho đồng nghiệp của mình, trút hết những tội lỗi của mình lên đầu người khác một cách bỉ ổi, khốn nạn nhất “tôi phản đối kĩ sư Nhận cướp người yêu của tôi và đánh tôi vỡ đầu. Kĩ sư Nhận đã làm hỏng đời Ngữ” [8,287].
Ngòi bút Lý Biên Cương cũng đề cập đến một bộ phận lớp trẻ sống trong điều kiện đầy đủ về vật chất nhưng học theo lối sống mới, đua đòi, ham
cuộc sống hưởng lạc mà đánh mất đi bản thân. Em gái Kiến – Câu chuyện
ngắn về con đƣờng dài, “mới mười bảy tuổi, học hành ít, đàn đúm nhiều.
Cũng hí hoáy chép thơ tình, cũng đầu mày cuối mắt với đám chanh cốm. Mẹ
kiếp, dám lừa cả ông rước trai về tận phòng” [8,224]. Hay Nhàn trong Phù du
“mặc váy mini, hở trắng bộ ngực nhu nhú, hở cả cái xilip đỏ trên nền đăng ten gấu váy” [8,636], rồi “nó ngang nhiên mượn băng hình các kiểu làm tình về nhà bật video xem, khi một mình, khi túm năm tụm ba” [8,637], rồi có mang ở tuổi mười bảy, phải phá thai và cuối cùng là vượt biên trái phép chịu bao cảnh tủi cực trên tàu cũng như nơi đất khách quê người, phải làm gái bao cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một tên cảnh sát. Câu chuyện như một lời cảnh tỉnh cho lối sống mới của lớp trẻ hiện nay, chớ lấy tầm hiểu biết của mình làm thước đo thiên hạ. Cũng là lời khuyến cáo các bậc phụ huynh chớ mải miết chạy theo tiền tài danh vọng mà bỏ quên đi tổ ấm của mình. Đồng tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng không thể mua được hạnh phúc, mua được tình thân.
Khuynh hướng nhân văn của Lý Biên Cương là hướng thiện, chủ yếu
đề cao cái tốt, cái đẹp. Ngoài Hịch trong Sóng cửa sông, Nguyễn Đạo Đức
trong Một kiếp đàn ông, Lý Biên Cương không đưa cái ác, cái xấu thành nhân
vật tính cách. Nói thế đừng ai nghĩ nhà văn tránh né việc lên án cái ác, cái xấu, cái tối tăm còn vương vất, thậm chí còn đè nặng quanh ta. Ông bí thư cán
bộ (Phù du), tay cán bộ thuế (Ngƣời đàn bà đi ngang đời tôi), vị chủ tịch xã
(Đất quê )... “chỉ là những cơn mưa bóng mây, chúng sẽ mất hút và tan biến
khi trời tỏa nắng. Bởi chúng vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của một thời” [43,88-89]. Chúng chưa hẳn tượng trưng cho cái ác, cái đê hèn dù hành động của chúng nhiều lúc thật tàn bạo, xấu xa.