Con người lý tưởng, trưởng thành trong chế độ mới

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 45 - 48)

Nhân vật trong truyện Lý Biên Cương chủ yếu xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo khổ. Họ đến với mỏ không chỉ đơn thuần vì miếng cơm manh áo mà vì còn những khác cao cả hơn, đẹp đẽ hơn. Vì thế lẽ tự nhiên, họ là những người lao động trưởng thành trong chế độ mới, chế độ Xã hội Chủ nghĩa:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“May mắn hơn cha anh, họ không phải chịu đựng số phận tủi cực của người phu. Họ đến với lao động không chỉ vì nhu cầu cơm áo và sự kiếm sống mà còn vì một cái gì cao cả hơn. Trong mỗi người thợ trẻ, tình yêu ấy vốn sâu xa khi nó được nuôi dưỡng bằng ý thức sống hết mình cho xứng đáng với con người và công việc. Sức hấp dẫn phần nào của ngòi bút Lý Biên Cương chính là anh đã đi sâu vào những khía cạnh ấy mà khai thác giá trị mới của người thợ” [21,234]. Cùng với Chu Văn, Huy Phương, Xuân Cang, Võ Huy Tâm, Lê Minh ... ngay từ những năm 60, sáng tác của Lý Biên Cương đã góp phần xây dựng, bên cạnh hình ảnh người nông dân trong quá trình dứt bỏ cả một quá khứ còn đè nặng trên mình, đã thấy xuất hiện, bóng dáng rõ nét dần, người công nhân trong quá trình hình thành những phẩm chất gắn với yêu cầu công nghiệp hóa. Và ẩn trong mạch sâu của nó, điểm ngưng tụ để cho ta nhận ra gương mặt dân tộc là chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, góp phần làm sáng tỏ chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” mà Bác Hồ đã dạy.

Nguyễn Như Giảng trong Đất quê là con người lý tưởng, đại diện cho ý

chí và lòng yêu nước của thế hệ thanh niên Việt Nam. Dám sống hết mình cho lý tưởng, vì lý tưởng. “Đất nước trong cơn binh lửa, kẻ thù liên miên dội bom xuống làng xã, phố phường, là con trai thì con phải xông pha. Cả nước đều ra trận. Mọi nhà phải đóng góp. Con đi rửa hờn cho đất nước” [8,336]. Nguyễn Như Giảng còn hiên ngang trước kẻ thù để bảo vệ cho lý tưởng bấy lâu mình tôn thờ, không khiếp sợ, bạc nhược trước những thủ đoạn khủng bố của kẻ thù.

Trong những tác phẩm của mình, bút pháp Lý Biên Cương mang một nét riêng. Ông luôn ngợi ca những con người biết hành động để cải biến thực

tại như Vân, Hiệp trong Câu chuyện ngắn về con đƣờng dài; Hiển, Lý trong

Bây giờ ta lại nói về nhau; Ngân, Minh, Quân trong Ngày ấy còn rừng rậm ...

trước mặt là những thử thách về ý chí, những thiếu thốn về vật chất của những ngày đầu khai phá. Nhưng bằng sức mạnh của tuổi trẻ, bằng tài năng của những kĩ sư trẻ, họ không bao giờ đầu hàng số phận mà luôn tìm giải pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mới. Họ luôn tin tưởng ở lý trí, năng động và luôn khát vọng hành động, cống hiến để cải biến hoàn cảnh.

Câu chuyện ngắn về con đƣờng dài là một truyện vừa mà Lý Biên

Cương đã ca ngợi lớp trí thức trẻ có sức mạnh tiềm tàng của lý trí, của chính kiến, sẵn sàng đi khám phá những nơi rừng núi hẻo lánh để lao động, cống hiến, đem những hiểu biết của mình thực hiện ước mơ hoài bão nhằm xây dựng đất nước giàu đẹp. Đó là Hiệp dám nghĩ, dám làm, đề nghị lên rừng để tìm nguồn than mới: “đề nghị của Hiệp như dòng nước ngoại lệ tràn vào cái ao vốn cam chịu sóng yên gió lặng, làm nháo nhào những con người bẻm mép, hăng nói nhưng ngại làm” [8,218]. Và chính Vân là: “cô kĩ sư trẻ măng này thắp trong anh ngọn lửa hi vọng tưởng như mong manh nhưng thật bền chắc, ngọn lửa của cái đích phải tới. Vân mang trong dòng máu của cô gái sức mạnh mãnh liệt của chân lý. Niềm tin trước chân lý ấy thật trong trẻo, không có trở lực gì phá vỡ hoặc làm phai nhạt” [8, 245]. Với họ sống là cống hiến, sống là vì lý tưởng, vì chân lý cao đẹp, vì cái ta chung: “tôi nghĩ là nghĩ về con người mình, công việc mình phải làm và chân lý mình hướng tới. Mỗi người sống không thể vô vị, không có quyền tầm thường, không được để những thấp hèn quanh quẩn xô dạt vào. Đúng như có lần Vân nói, con người bây giờ phức tạp hơn xưa. Bởi quyền cá nhân mỗi người được khẳng định, được tôn trọng. Chính bởi những đãi ngộ ấy, mỗi người được phép đi hết mình, khám phá hết mình, suốt đời đi tìm cái tôi của mình trong cái ta chung” [8, 249].

Trong truyện vừa Bây giờ tại lại nói về nhau đó là Hiển: “một cô gái

Hăm ba tuổi ... suốt ngày, tôi chỉ biết cười và hát ... sống vô tư, tính toán trong trẻo, làm việc dứt điểm và hết mình”. Một con người say mê với công việc: “vùng than với tôi là một sự hấp dẫn liên tục. Tôi mê mệt những cụm đèn đứng chơ vơ giữa lùm than, đêm đêm bền bỉ chiếu sáng xuống các thang đường ray sáng trắng màu thép. Tôi nghe tiếng tàu huýt còi ra cảng, tưởng nghe như chính lòng mình đang ồn ã, vui vẻ, tiếng còi thân yêu như hạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phúc đời mình ...” [8, 111]. Cho dù người chồng đầu gối tay ấp không hiểu mình, bất hạnh trong hạnh phúc gia đình, nhưng Hiển vẫn một lòng tận tụy với công việc, coi công việc là niềm vui là lý tưởng sống của mình: “Công việc của tôi đâu dễ bỏ. Anh không thông cảm tùy anh. Những cột số và dòng chữ bao giờ cũng cuốn hút tôi. Không động thì thôi, động tới lòng tôi dào dạt hẳn. Như có ma lực thu hút tất cả tâm trí mình. Tôi khỏe khoắn hẳn, sung sướng hơn.” [8,114]. Đó còn là Hảo, Kĩ sư Luận, giám đốc Nghiên, bác Nhượng, ông đại tá - bố của Hảo và hàng nghìn công nhân, bộ đội, kĩ sư

tham gia chữa cháy lò trong Gắn bó. Là giám đốc Bảng trong Một kiếp đàn

ông hết lòng vì người khác, có những tính toán đi trước thời đại, không màng

đến quyền lợi, lợi ích cá nhân nhưng vì cả tin đã phải trả cho mình một cái giá quá đắt.

Viết về những con người kể trên, Lý Biên Cương đã thể hiện thái độ ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của những con người đại diện cho con người mới, cuộc đời mới. Những con người sống có lương tâm, có lý tưởng hoài bão dám yêu, sống, cống hiến và “cháy” hết mình. Tình yêu, thái độ với công việc và năng suất lao động là thước đo. Trong quá trình lao động đó, người lao động được trưởng thành, trưởng thành trong nhận thức về lương tâm, trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với đời. Nhân vật tích cực không một chút tư lợi, rất ít nghĩ đến cái riêng, có tình cảm trong sáng và tinh thần là việc hết lòng.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 45 - 48)