Cốt truyện – dòng tâm trạng

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 80 - 84)

Những tác phẩm được đánh giá cao của Lý Biên Cương đều được xây dựng cốt truyện theo hình thức này. Có những cốt truyện được tạo dựng nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoàn toàn trên cơ sở miêu tả những dòng tâm trạng, diễn biến tâm lý nhân vật

(“Bây giờ ta lại nói về nhau”, “Ngày ấy còn rừng rậm”, “Trăng khuyết”…),

khi đó sự kiện thường xuất hiện với tư cách là nguyên nhân, là nguồn gốc của những cảm xúc tâm trạng suy nghĩ của nhân vật. Và nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm, chủ yếu qua nét mặt, lời nói, đặc biệt qua những dòng độc thoại. Sự hành động cũng không phải diễn ra ở bên ngoài mà chủ yếu ở bên trong, trong thế giới nội tâm. Đồng thời trong quá trình phát triển của sự kiện cái thay đổi chủ yếu là trạng thái tâm lý nhân vật.

Hình thức xây dựng cốt truyện này được thể hiện rõ trong tác phẩm

Ngày ấy còn rừng rậm. Mở đầu câu chuyện là hình ảnh cánh rừng rậm choáng

ngợp dưới con mắt của nhân vật xưng tôi – Quân, gợi vẻ hùng vĩ, huyền bí. Từ những lời tả có tính chất gợi mở làm tiền đề cho cảm xúc ấy, một loạt những suy nghĩ, những dòng hồi tưởng được trải ra. Câu chuyện về những người thợ mỏ đi mở đường cho mỏ than mới hôm nay, ý nghĩ và thái độ của Quân đối với mọi việc xung quanh. Cứ như thế những dòng suy nghĩ đã dẫn dắt để cốt truyện được hình thành. Chính vì vậy cốt truyện của Lý Biên Cương không nhiều sự kiện, nó thường là những sự kiện có tác dụng khơi gợi tâm trạng (việc anh chàng Ngoãn thóc mách chuyện của Vũ; chuyện cô bé Ngân xin vào làm cấp dưỡng; chuyện Ngoãn toan hại đời con gái của Ngân … ). Và qua đó cả một thế giới tâm trạng của nhân vật Quân với biết bao biến đổi. Đó là thế giới của tình yêu trong sáng, của nỗi buồn, của những mất mát, của ám ảnh, của tuyệt vọng đau thương.

Đọc truyện Lý Biên Cương, người ta có cảm giác yếu tố cơ bản của cốt truyện không còn là hệ thống các sự kiện bên ngoài tạo nên hình thức vận động của truyện. Truyện của ông đôi khi giống như một sự ghi lại, chép lại những gì đang diễn ra hàng ngày trong thế giới nội tâm nhân vật. Vì vậy, cốt truyện trong truyện Lý Biên Cương thường được “nới lỏng”, “giãn ra” chứ không chặt chẽ tập trung như cốt truyện của truyện ngắn và tiểu thuyết truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống. Ta bắt gặp trong nhiều truyện của ông những yếu tố kể là rất ít mà yếu tố tả là nhiều, những cái cốt giản đơn có thể tóm tắt trong một câu. Câu chuyện một kiếp con người, câu chuyện về vùng quê đổi mới, chuyện về những con người với lý tưởng sống khác nhau, chuyện những con người đi tìm mỏ than mới, chuyện về người đàn bà đầy bản lĩnh … Và cái làm cho câu chuyện được “nới lỏng” được “giãn ra” nhưng vẫn hấp dẫn lôi cuốn chính bởi những dòng nội tâm, những cảm xúc suy nghĩ day dứt của nhân vật được tái hiện trong tác phẩm. Bên cạnh đó, yếu tố không gian, môi trường thiên nhiên, môi trường sinh hoạt của con người cũng góp phần làm tăng yếu tố tả trong cốt truyện.

Đọc truyện Lý Biên Cương, người đọc nhiều khi được phiêu lưu cùng với thế giới tâm trạng của nhân vật. Nhà văn thường để cho nhân vật dừng lại để giãi bày, bộc lộ những suy ngẫm, cảm xúc của mình và vì vậy truyện của ông rất giàu cảm xúc. Nó đôi khi là những câu chuyện được kể lại qua hồi ức, qua những kỉ niệm, qua những dòng tâm tư tuôn chảy miên man. Như thế, cái để người đọc khám phá trong truyện Lý Biên Cương không phải là sự kiện mà là những dòng tâm trạng, là chiều sâu không cùng trong thế giới tâm hồn mỗi con người. Đến với truyện của ông, người đọc dễ dàng biết được nhân vật đang nghĩ gì, đang trong tâm trạng như thế nào, buồn hay vui, đau khổ hay hạnh phúc. Và nhờ vậy, thế giới nhân vật trong truyện của ông luôn tạo được cảm giác gần gũi với bạn đọc. Cũng nhờ vào yếu tố giãn nở cốt truyện, qua những dòng tâm trạng mà người đọc luôn được khám phá những vẻ đẹp khác nhau trong đời sống tâm hồn nhân vật khi đọc truyện Lý Biên Cương.

Cũng chính nhờ luôn đan xen dòng cảm xúc, tâm trạng vào giữa những sự việc, sự kiện, tính giãn nở trong cốt truyện của Lý Biên Cương còn tạo ra một lối kể chuyện rất linh hoạt. Những câu chuyện thường không kể theo trình tự thời gian, không theo trật tự tuyến tính mà truyện của ông thường được kể theo dòng tâm trạng nên chuyện hiện tại được đan xen với quá khứ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tương lai. Trong Đất quê, câu chuyện được bắt đầu bằng thời gian trong hiện

tại, truyện được bắt đầu bằng việc đoàn tụ bất chợt, con cháu đang cải táng cho ông cụ Ngũ được xác định bằng thời gian và địa điểm cụ thể, tiếp đến là quá khứ xa, những kí ức về anh du kích Nguyễn Như Phụng năm xưa, từng thành viên trong gia đình ông Sự, ông Dân, cô Dự, cô Nếp năm xưa và bà Gián ngày nay, thằng Tộc và đặc biệt người con Cách mạng Nguyễn Như Giảng. Lần lượt với quá khứ nhưng cuối cùng tất cả lại được quay về việc hoàn tất cải táng. Cứ như vậy hiện tại, quá khứ thay đổi luân phiên, khiến cốt truyện hấp dẫn hơn, không nhàm chán. Còn rất nhiều những tác phẩm khác

của Lý Biên Cương mang cốt truyện bên trong ( “Ngƣời đàn bà đi ngang qua

đời tôi”, Trăng khuyết”, “Ngày ấy còn rừng rậm”, “Một kiếp đàn ông”,

“Gắn bó”, …).

Bên cạnh việc tạo ra một lối trần thuật linh hoạt, kiểu cốt truyện “giãn nở” và “nới lỏng” còn giúp ông đi vào miêu tả không gian, môi trường thiên nhiên đời sống sinh hoạt của con người. Trong truyện của Lý Biên Cương, nhiều khi phương thức miêu tả lấn át cả phương thức tự sự. Bởi vậy sức ám ảnh trong truyện của ông không phải là sự kiện, mà là những bức tranh thiên nhiên hay miêu tả khung cảnh sinh hoạt của con người. Chính yếu tố đó đã mở ra trong những trang văn của Lý Biên Cương một không gian Đông Bắc Bộ ngập tràn nắng gió, với những dòng sông tha thiết chảy, vắt ngang qua những cánh đồng mở rộng cuối chân trời, những cảnh thiên nhiên hoa cỏ, núi rừng thật tuyệt. Cảnh sinh hoạt của những gia đình trong xóm Bìa Rừng, cảnh đánh cá trên sông, cảnh làm việc của những người thợ mỏ, cảnh sinh hoạt ở những trại cấm Hồng Kông …

Với cốt truyện tâm lí, nhà văn luôn tạo cho người đọc cảm giác về sự gần gũi quen thuộc của từng sự kiện. Những câu chuyện ông kể như vừa xảy ra ở đâu đây quanh ta, thế giới nhân vật của ông ta như đã từng đôi ba lần gặp trong đời. Nói một cách khác, không cầu kì dụng công trong việc tạo dựng cốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truyện, nhưng truyện Lý Biên Cương luôn gợi cảm giác gần gũi, chân thực đời thường.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 80 - 84)