Trong “đội ngũ các nhà văn” vùng mỏ

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 32 - 35)

Lý Biên Cương thuộc vào số các nhà văn của vùng mỏ. Các sáng tác của họ hấp dẫn ông, và trong môi trường văn học ấy ông cũng có vị trí riêng của mình. Ở đây, lướt qua mấy nét về đội ngũ các nhà văn vùng mỏ, các nhà văn thuộc một vùng văn hóa, văn học là những con chim bay ra từ cùng một tổ. Chúng tôi đề cập đến phong cách văn học của vùng mỏ tiêu biểu là Võ Huy Tâm, Tô Ngọc Hiến cùng với Lý Biên Cương làm thành “Cỗ xe tam mã của văn chương vùng mỏ” [40,8].

Nhà văn Võ Huy Tâm được coi như người khai mở mạch sáng tạo văn chương đất mỏ bằng các tác phẩm quan trọng, đánh dấu cột mốc đầu tiên cho lực lượng văn học quá mỏng ở vùng than Đông Bắc bằng mấy tập tiểu thuyết:

Vùng mỏ, Những ngƣời thợ mỏ, Vỉa than lớn cùng gần chục tập truyện ngắn,

truyện vừa chỉ viết về đề tài đất mỏ … Những tác phẩm của ông đã đi cùng năm tháng, khắc họa con người thợ mỏ cũng như đời sống từ đấu tranh Cách mạng đến xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Miền Bắc. Võ Huy Tâm đến với văn học bằng con đường khá độc đáo. Ông học chưa đến bậc bổ túc bình dân, hàng ngày vừa phải lao động cật lực, phải tham gia đấu tranh với kẻ thù.

Nhưng lòng quyết tâm sáng tác của ông đã chiến thắng tất cả. Tác phẩm Vùng

mỏ của ông được giải nhất về truyện của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1951 –

1952. Mặc dù vậy, Vùng mỏ vẫn là một kết quả tự nhiên, dường như người

viết chưa nhận biết trước, ít có sự chuẩn bị, một kết quả phần nhiều dựa vào kinh nghiệm tự nhiên của người trong cuộc. Vấn đề đặt ra lúc này là làm sao vượt qua khả năng bẩm sinh đó, đưa những tác phẩm của mình đến đỉnh cao hơn, có nhiều sáng tạo hơn. Đó là điều thử thách lớn đối với tất cả những người cầm bút, nó phân biệt rất rõ giữa tài năng thật sự được rèn luyện, được phấn đấu bằng toàn bộ tâm sức của người nghệ sĩ chân chính với những ai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đùa bỡn với nghệ thuật, coi kết quả nghệ thuật là một sự may rủi, lấy nghệ thuật làm con đường thăng quan, tiến chức. Lâu nay, khi nhắc tới Võ Huy Tâm, người ta nghĩ đến ngay một nhà văn có vốn hiểu biết khá dồi dào và đa dạng về đời sống công nghiệp mỏ và những người thợ mỏ. Những điều quý báu đó không dễ ai cũng có được như Võ Huy Tâm. Vốn sống đó cùng với lòng yêu say đắm về con người và cuộc sống nơi vùng mỏ mới có thể tạo ra những trang viết sôi sục căm thù với sự bóc lột của cai kí, chủ nợ, mới viết

lên những câu bừng bừng sức sống trên trang giấy. Sau thành công của Vùng

mỏ nhà văn viết tiếp Những ngƣời thợ mỏ Đi lên đi nhưng trên thực tế hai

tác phẩm của ông viết về những người thợ mỏ Xã hội Chủ nghĩa mới cho thấy một phần nào sự phong phú và đa dạng của những con người lao động trong hoàn cảnh mới. Phải chăng, vì nhận ra điều này mà sau đó, Võ Huy Tâm lại chủ yếu quay về đề tài người công nhân trong xã hội cũ. Sự tự hiểu mình của nhà văn thật đáng quý, bởi vì hơn ai hết, bạn đọc sẽ là người phán xét nghiêm khắc và khách quan nhất trước những thành công và những khuyết điểm, trước những trang hay và trang dở của tác phẩm. Võ Huy Tâm luôn đứng ở cuộc sống ngày hôm nay để nhìn lại một cách sâu sắc và sáng tỏ những vấn đề của xã hội vùng mỏ trước kia, một Võ Huy Tâm xứng đáng với danh hiệu mà bạn đọc Việt Nam đã đặt cho ông: Nhà văn công nhân. Ông là con người “không thể thay thế, là nhà văn tiêu biểu nhất trên một miền đất không chỉ với một, hai thế hệ” [40,8].

Sau tên tuổi của Võ Huy Tâm xuất hiện, gần 20 năm mới thấy Lý Biên Cương, Tô Ngọc Hiến, Nguyễn Sơn Hà, Hoàng Văn Lương … góp mặt trên văn đàn. Bên cạnh vẻ chải chuốt, duyên dáng của Lý Biên Cương, chất tình cảm mộc mạc của Nguyễn Sơn Hà, Hoàng Văn Lương, người đọc chú ý đến một lối viết chắc khỏe và điềm tĩnh của Tô Ngọc Hiến. Ông đã tìm tòi một cách viết mới về sự trưởng thành, lớn lên của người thợ, về ý thức làm chủ bản thân mình và ý thức vươn lên làm chủ khoa học kĩ thuật. Điều quan trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

là, trong rất nhiều chi tiết ngổn ngang của đời sống công nghiệp, tác giả đã biết gọt giũa, loại bỏ bớt để lượm nhặt cái phần cốt lõi. Và nhất là biết chọn những thời điểm, những hoàn cảnh chứa đựng nhiều kịch tính giúp cho sự phô bày tính cách và vấn đề: Trách nhiệm đạo đức của xã hội trong sự hình thành những phẩm chất tốt đẹp của người thợ, đồng thời sự thức tỉnh trong ý thức nhân vật, sự suy nghĩ nghiêm túc về mình và xung quanh. Đáng chú ý là hầu hết những truyện mang chủ đề này, Tô Ngọc Hiến đã dùng hình thức tự sự. Đây là cách thể hiện tương đối quen thuộc, dễ viết nhưng khó hay. Đòi hỏi người viết phải hiểu biết sâu sắc cái cốt lõi tinh thần của người thợ. Với những tập truyện của mình, có lẽ Tô Ngọc Hiến thành công hơn ở những trang viết về người thợ ở trạng thái động, nghĩa là khi họ được gắn với vận hành máy tiện, với vành vô lăng xe bò tót, trong chớp sáng hồ quang, với những lời đối thoại chao chát, ồn ào nơi hiện trường. Đó là những nhân vật sống trong những hành động sản xuất. Còn ở trạng thái tĩnh, nghĩa là cái phần sống bên trong của nhân vật, với cách nghĩ, cách cảm của người thợ ở đằng sau công việc, trong những mối quan hệ xã hội phức tạp khác, thì đây đó, còn gượng, còn nặng nề chất suy diễn duy lý. Điều đó làm giảm đi cái phần hồn hậu, tươi tắn, vẻ giản dị vốn có ở con người thợ. Khi họ ngồi một chỗ bên chiếc xe chết máy dọc đường đêm, đốt đống lửa, châm điếu thuốc, thì hình như họ nói và nghĩ theo cách nghĩ của ai đó, chứ không còn của họ nữa rồi. Và có lẽ Tô Ngọc Hiến đã ý thức được điều này khi ông tâm sự về mảnh đất nghệ thuật của mình, về triển vọng cũng như giới hạn cần phải vượt qua ở nó: “ Cái nghề nghiệp và công việc hiện nay của tôi mới chỉ là cái vốn rất nhỏ bé,

chật hẹp và câu chuyện Ngƣời kiểm tu hôm nay mới chỉ là một câu chuyện

nhỏ bé trong câu chuyện lớn của cuộc đời tôi yêu” [20,170]. Phải chăng, vì vậy Tô Ngọc Hiến có lẽ là nhà văn duy nhất được bạn đọc lấy tên tác phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong những năm (1968 - 1996) diễn ra cuộc đua tranh lý thú của cỗ xe song mã mang tên Tô Ngọc Hiến – Lý Biên Cương. Cuộc đua khá căng thẳng nhưng vô cùng hứng khởi. Đúng như người ta vẫn nói: Đường dài mới biết ngựa hay. Xét kĩ càng thấy nét độc đáo lạ lùng trong cuộc đua này, với các quy định bất thành văn không công bố, chỉ hai người hiểu ngầm với nhau. Hai cao thủ chỉ đổi công bằng truyện ngắn và các truyện ngắn phải cùng được khai thác trong cùng một kho đề tài: Miền mỏ.. Hai cây bút đang có độ sắc sảo bám sát nhau về nội dung, có cách thể hiện rất riêng ở từng truyện. Một bên là khung cảnh và nhân vật hiện ra xù xì, thô nháp nhưng trong lòng lại đôn hậu; bên kia con người có tình, ấm áp, thiên nhiên mượt mà.

Đã đeo lấy nghiệp văn chương ắt phải trả nợ bằng cả đời cầm bút. Cả ba tác giả Võ Huy Tâm, Lý Biên Cương, Tô Ngọc Hiến đều đã thực hiện đúng quy luật của muôn đời. “ Đó là ba chàng ngự lâm pháo thủ làm thành cỗ xe tam mã – cỗ xe phi nước đại trên con đường văn chương hơn năm mươi năm, vượt qua chiến tranh, vượt qua nghèo khó, vượt qua cả sự cám dỗ, băng băng lao về phía trước, bỏ lại đằng sau sức trẻ, tuổi xuân và trí tuệ nơi mảnh đất than nóng bỏng, thanh thản ra đi mà không chờ danh vọng” [40,8].

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)