Giọng điệu trữ tình giàu biểu cảm

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 91 - 92)

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, là yếu tố hàng đầu tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà văn, tạo nên sự khác nhau giữa các nhà văn và sức hấp dẫn của tác phẩm. Giọng điệu là yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả. Giọng điệu của tác phẩm ở mức độ nào đó phụ thuộc vào đặc điểm miêu tả cũng như cách cảm nhận về chúng. Chỉ những nhà văn thực sự có tài năng mới có giọng điệu riêng. “Đó chính là đặc điểm chủ yếu của một tài năng sống độc đáo” [11]. Thường trong mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng có một giọng điệu chủ đạo, bên cạnh những giọng điệu khác làm bè đệm. Giọng điệu chủ yếu tạo nên âm hưởng chủ đạo bao trùm toàn bộ tác phẩm. Giọng điệu ấy lặp lại nhiều lần ở những tác phẩm khác nhau sẽ tạo nên giọng điệu đặc trưng cho nhà văn. Việc tìm được giọng điệu thích hợp với tác phẩm giúp nhà văn tạo được sức lôi cuốn cho tác phẩm và khẳng định được tài năng văn chương của mình: “đúng thế, cái quan trọng là tiếng nói của mình, cái quan trọng là cái giọng riêng biệt của chính mình, không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác … đó chính là đặc điểm phân biệt chủ yếu của một tài năng độc đáo”(Tuốc- ghê- nhép).

Mỗi nhà văn có phong cách đều có một giọng điệu chủ đạo – giọng điệu trời phú làm nên bản sắc riêng. Nếu giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan là giọng châm biếm, hài hước; giọng điệu Tô Hoài là giọng dí dỏm, hài hước và suồng sã, tự nhiên; giọng điệu Nguyễn Minh Châu là giọng điệu trang trọng ngợi ca, khắc khoải thâm trầm … thì Lý Biên Cương cũng tạo cho mình một giọng điệu riêng không trộn lẫn đó là giọng trữ tình biểu cảm, nhẹ nhàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 91 - 92)