Nhân vật đa dạng, bình dị, đời thường, tốt xấu đan xen

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 41 - 45)

Văn xuôi Việt Nam bắt đầu từ thời kì đổi mới đã từ chối cách nhìn xuôi chiều về con người. Thay vì cách nhìn đơn giản, rạch ròi là cách nhìn đa chiều, phức hợp. Không còn kiểu nhân vật nhất phiến, trắng đen rõ ràng. Quan niệm con người kiểu sử thi chuyển sang con người đời tư, cá nhân và được nhà văn mổ xẻ, giải thiêng. Bởi vậy, con người không còn nhất phiến, đơn trị mà là con người đa diện, đa trị, lưỡng phân. Có sự đan cài chen lẫn giữa bóng tối và ánh sáng. Rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần lẫn ác quỷ, cao cả và tầm thường.

Quan niệm đưa con người trong văn học trở về gần gũi và áp sát hiện thực trở thành khuynh hướng tất yếu của văn học thời kỳ đổi mới. Con người cá nhân được miêu tả, mổ xẻ, nhà văn bộc lộ cái nhìn sâu sắc và chân thực hơn về con người. Nhiều giá trị mới được thiết lập, nhiều giá trị cũ bị phai nhạt đi hoặc bị phế bỏ hẳn. Con người được nhìn nhận với những tiêu chí, chuẩn mực khác, về đạo đức không tròn trịa và mẫu mực theo quan điểm thông thường. Dường như trong cuộc sống hiện đại, con người hiện lên với nhiều mặt trong đó có cả những thói xấu: Vô luân, hỗn láo, độc ác, trơ trẽn, chây lì, hèn nhát, ích kỷ, thực dụng ... Tất thảy những thói xấu của con người được văn học phơi bày, không lảng tránh. Văn học đã khẳng định lại những giá trị con người bằng cách giúp người đọc nhận diện, cảm nhận rõ ràng cái xấu để tránh. Làm cho con người ghê sợ trước cái ác cũng là đích hướng thiện của văn học.

Nhịp với chuyển động của nền văn học mới, sáng tác Lý Biên Cương cũng hòa mình vào dòng chảy mạnh mẽ của thời đại mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhân vật trong tác phẩm Lý Biên Cương thật đa dạng thuộc mọi tầng lớp từ những người lao động bình thường, những người công nhân, những người thợ mỏ đến tầng lớp trí thức ... và cả những con người dưới đáy cùng của xã hội phải “bán trôn nuôi miệng” để kiếm sống, mọi lứa tuổi từ những cô gái ngây thơ mới mười bảy tuổi đầu đã sớm mắc vào những cám dỗ vật chất tầm thường, sớm chạy theo lối sống mới hưởng lạc đến những người trí thức trẻ hết lòng vì công việc hăng say lao động, sống có ích cho gia đình và xã hội, cả những thế hệ đi trước vẫn ngày đêm cống hiến, giúp sức cùng lớp trẻ xây dựng đất nước. Tất cả đi vào trang viết của ông thật sinh động, hấp dẫn, bình dị đời thường nhưng cao quý, đáng trân trọng xiết bao. Nhưng qua khảo sát của chúng tôi, nhân vật chủ đạo trong tác phẩm là người phụ nữ lao động.

Đó là Hiển – cô kĩ sư hăm ba tuổi với tình yêu công việc mãnh liệt “tôi nghe tiếng tàu huýt còi ra cảng, tưởng nghe được chính lòng mình đang ồn ã, vui vẻ, tiếng còi thân yêu như hạnh phúc đời mình. Tôi thương những băng tải than suốt ngày đêm giật đi giật lại, đưa đến cuộc đời những toa than đã chọn kĩ, sàng kĩ ...” [8,111]. Hiển là con người của công việc, của trí tuệ, đại diện cho lớp thanh niên trí thức thời hậu chiến tái thiết đất nước.

Đó là Ngấn sống hồn nhiên tốt bụng với mọi người, nhưng lại kiên quyết, vô cảm, lạnh lùng trước lũ đàn ông bắng nhắng theo đuổi, gạ gẫm, tán tỉnh chị, dù họ giàu có, quyền thế. “Gái một con trông mòn con mắt, bao nhiêu người nhắm nhe gạ lấy em làm vợ. Em bị tấn công, đe nẹt từ nhiều phía, bị mua chuộc không từ thủ đoạn nào. Nghĩ mình thật khổ, xinh xắn làm chi cho đời thèm muốn, lợi dụng. Buôn đầu chợ, bán cuối chợ, ông phòng thuế nhập nhèm một tý, ông quản lý thị trường nhấp nháy một tẹo. Thân gái cô đơn, lọt giữa mạng lưới dục vọng trùng điệp của người đời... nhìn con ngủ thiêm thiếp, cười mụ trong mơ, môi mút vú mẹ chùn chụt, em không cầm lòng đậu” [8,665]. Ngấn chưa hề được thiên chức làm vợ nhưng đã thực hiện được thiên chức của người mẹ. Nàng chỉ có mối tình duy nhất với nhà văn trẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong một chuyến đi thâm nhập thực tế sáng tác. Nàng thơ ơ trước mọi quyến rũ vì đã quá mải mê, linh hồn đã đắm đuối đến kiệt lực và đơn độc trước cái rối rắm, phồn tạp của cuộc đời.

Nhân vật trong sáng tác của ông không đơn thuần một chiều mà đó là

những con người với tính cách tốt xấu đan xen. Một kĩ sư Qúy trong Giai điệu

thành thị, mải mê chạy theo công danh sự nghiệp mà bỏ rơi tình yêu đầu ngọt

ngào với bao kỉ niệm êm đẹp, bỏ rơi cô bé vẫn ngày ngày chờ đợi anh trên bến sông xưa. Với những lời tự bào chữa, biện bạch cho mình “cầu mong em hạnh phúc trên đời, gặp một người con trai đúng như ý nguyện. Đừng trách anh, đâu phải anh đi xa là quên luôn làng xóm, đâu phải có quán tình phụ cây đa ... mong em hiểu cho đời anh gửi trọn phía trước. Mà phía trước chưa mường tượng sẽ đứng ở đâu, bay miết tới bờ bến nào” [8,265]. Chuyện không may của Ngữ cũng một phần Qúy góp vào “tôi một thàng đàn ông bạc bẽo, ít nhiều thả mồi bắt bóng. Tôi gieo trong tâm khảm Ngữ mối tình đầu lóe sáng, khi mối tình ấy có cơ đậm đặc thì tôi lại là đứa đánh tháo trước tiên” [8,272]. Nhưng trong công việc, Qúy là một con người hết lòng hăng say, mong được mang những gì mình đã học giúp ích cho quê hương “đọc báo, nghe đài, biết quê hương chính thức khởi công xây nhà máy nhiệt điện, lòng tôi bừng bừng bốc lửa. Thèm bay thẳng về đó. Mong được đóng góp sớm những điều mình đã học [8,268]. Bắt tay vào công việc anh như quên hết mọi buồn phiền gia đình đè nặng trong tâm trí “việc làm bề bộn, mệt đầu óc nhưng hoan hỉ bởi mình được trên giao phó đúng sở nguyện, không còn lông bông vô công rồi nghề và được góp phần không nhỏ vào công cuộc biến đổi quê hương” [8,272]. Cuối cùng hạnh phúc muộn màng có đến được với anh? Câu chuyện như một dấu chấm lửng cho người đọc cùng suy nghĩ, trăn trở.

Ông trung tá Nguyễn Như Sự trong Đất quê, từng là “người cán bộ

Việt Minh từng làm nghiêng ngửa Pháp, giờ đến Mĩ” [8,330], chiến đấu gan dạ, dũng cảm là nỗi khiếp sợ cho bọn thực dân đế quốc mỗi khi nhắc đến tên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ông. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại trở về cuộc sống thường ngày, ông vẫn giữ những quan điểm cổ hủ, lạc hậu áp đặt cho vợ con mình, áp đặt lên lối sống mới đang thay da đổi thịt từng ngày. “Trung đoàn trưởng Nguyễn Như Sự vẫn là con người của hôm qua, dẫu dẫn đầu đơn vị xung phong đánh cứ điểm địch, chiến thắng về sẵn sàng cấu đôi thuốc nhường lính! Về hưu mặt trận mới của ông là gì, của một cán bộ yếu sức là gì? Chả lẽ sống bằng nói, bằng giáo huấn” [8,318]. Vẫn áp đặt cái nhìn cũ, quan điểm cũ lên vợ con. Ông không cho phép vợ và con dâu đi buôn trong khi cảnh nhà túng quẫn “bà làm thế này thì quá bôi gio trát trấu vào mặt tôi” [8,340], “dễ thiên hạ chỉ mỗi nhà mày túng? Làm ăn gì thì phải nhớ tới danh giá gia đình” [8,316], “chúng làm thế này còn thể thống gì mặt ông nữa? Đường đường một cán bộ quân đội mà để vợ con chường mặt buôn bán vặt? Quá thể.” [8,316]. Mọi cuộc đổi mới đều phải trả giá. Những biến động không thể tránh tất xảy đến. Các giá trị đạo đức nhìn mặt nào đó có khi cũ rồi, cổ rồi, không thể thái quá, nhưng cũng đừng khốt - ta - bít. Có cái hôm qua đúng, hôm nay vẫn đúng, nhưng có cái hôm qua đúng, hôm nay vị tất đã còn. Những con người hết lòng vì Cách mạng dường như còn ngơ ngác trước những biến động đổi thay nhanh chóng của đất nước “đất nước đang vặn mình chuyển biến, nhiều khó khăn khác nhau, nhiều nỗi đau khác nhau nảy nở. Những trắc trở tất phải có của chặng đường mới mẻ. Người phía Cách mạng là ai? Là ông chủ tịch lúc nãy ngồi đây, suốt đời tận tâm vì sự nghiệp, nhưng phương pháp lại hết sức thô cứng, máy móc. Bác ấy sẽ suốt đời không lý giải nổi tại sao mình hết lòng với mọi người vì mọi người mà mọi người hầu như không hiểu cho, thậm chí còn có người căm giận. Là tôi một trung tá từ biệt quân ngũ, đầu óc phải nói rất sáng, nhưng sức lực biết mình đã kiệt. Tôi theo kịp lịch sử hay đã lạc hậu trước lịch sử?” [8,331]. Đúng như Quân – con trai ông - kĩ sư đại úy đã nói “những lời bố nói rất đúng, nhưng xem ra còn nặng giáo điều. Chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghĩa giáo điều cũng như chủ nghĩa kinh nghiệm đều rất hại cho chủ nghĩa xã hội khoa học” [8,331].

Thắm trong Một kiếp đàn ông một kẻ chuyên thọc mạch, bới móc

chuyện người khác, lấy nỗi đau của người khác làm niềm vui cho mình “đứa con nhà Lê kia là con của thằng cha căng chú kiết chợ Hà Cối ... hai con nhà Ngoạn nọ mỗi đứa một bố, mụ Ngoạn đổ phắt lên đầu thằng cha trưởng phòng ... con Liên mắt lé nó bị bệnh đấy. Nó bị một thằng vỡ ống khói đổ bệnh” [10,88]. Cái giọng Thắm ngọt xớt nghe lạnh sống lưng, như chạm nọc của loại rắn hổ mang. Rồi chuyện của Mận, của Soi, của Lự tất cả đều được Thắm đem ra làm câu chuyện cười đùa. Phải chăng, trong cuộc đời nghiệt ngã này không chỉ mình Thắm chịu khổ, cô bắt mọi người phải chịu khổ như cô? Nhưng trong sâu thẳm Thắm vẫn là một người phụ nữ đôn hậu, sống đầy tình người. Mồm Thắm chơn chớt khuyên nhủ mọi người chớ đến gần Liên, căn bệnh ấy là chúa hay lây, nhưng lại mỗi Thắm hàng ngày sang tắm táp cho thằng Bình, tếu đùa cả hai mẹ con, miệng cười toe tét. Liên mất cũng chính Thắm bắt tất cả bọn trẻ đội tang cho Liên “mẹ Liên là mẹ của trẻ con cả xóm” [10,196], chính Thắm cũng đánh con mình khi nó không chịu để tang Liên. Phải chăng, những con người đó đã chịu quá nhiều cùng cực bất công nên tưởng chừng như chai sạn về mặt tình cảm, bới móc vết thương người khác nhằm làm dịu vết thương trong lòng mình? Nhưng chính họ lại là những con người giàu tình cảm nhất, dám sống hết lòng vì người khác. Thứ tình cảm đó không thể nói bằng dăm ba câu là hết mà nó xuất phát từ trái tim, tấm lòng những con người tưởng chừng như dưới đáy xã hội kia.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)