Yếu tố ngoại hình và tên gọi

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 63 - 75)

Con đường tìm tòi của Lý Biên Cương thường khi diễn ra trong sự khám phá những biểu hiện khác nhau của tính cách, của đời sống nhọc nhằn với bao biến cố mà bản chất thầm kín của con người không dễ dàng bộc lộ. Trong cách xây dựng nhân vật, nhất là đối với phụ nữ, ông thường tạo ra một vẻ đẹp hài hòa giữa hình thức và nội dung. Vẻ đẹp của người phụ nữ cũng như qua tính cách, nhân cách của nhân vật thường được toát lên qua thần thái, cử chỉ, thậm chí một đặc điểm ngoại hình. Tùy thuộc vào vấn đề, chủ đề và tính cách nhân vật, Lý Biên Cương chọn lấy một “điểm sáng” về ngoại hình hoặc cử chỉ phù hợp để rồi trong suốt truyện, đặc điểm đó trở đi, trở lại nhằm thể hiện sâu sắc hơn tâm trạng, tính cách của nhân vật đó.

Trong các tác phẩm của Lý Biên Cương các chi tiết bên ngoài của nhân vật như hình dáng, hoạt động hòa quyện với môi trường hoạt động của nhân vật.

Trên dòng sông, hình ảnh đôi mắt của Ngữ được gán với loài cá mương “cái tiếng cười váng trên sông nước. Đuôi tóc màu đỏ quạch nắng gió đang mềm đi. Đuôi mắt tõe như đuôi cá mương” [8,265]. Trong tác phẩm đôi mắt ấy được nhắc tới mười lăm lần. Nó như biểu tượng cho người con gái vùng sông nước nhanh nhẹn, cũng đầy phần tinh nghịch nhưng có số phận đầy sóng gió, bi kịch, bắt đầu từ sự cả tin ngây thơ của một người quen sống nơi thôn dã nay lần đầu tiên va vấp với thị thành. Còn Cận trong cùng tác phẩm là người reo rắc nỗi bất hạnh cho đời Ngữ lại có đôi mắt “hấp háy gian giảo, tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quái” [8,281]. Ở vùng than thì đôi mắt của Ngân “rõ hàng lông mi cong đen, hai mí đậm như có cây bút nào kẻ thêm, mắt mọng một vầng nhỏ” [7, 198].

Với Hịch trong Sóng cửa sông thì lại được tác giả miêu tả với đôi mắt của

một kẻ cơ hội “đôi mắt Hịch sáng lên nanh ác” [8, 359]; với Hảo – Trăng

khuyết, khi gặp lại người yêu cũ đã cao chạy xa bay thì hình ảnh đôi mắt cũng

thật hợp với tình cảnh “Bỉ giả đò chăm chú nghe, đôi mắt thô lậu vẫn không rời cái cổ áo rộng tôi đang mặc” [8,420].

Ngoại hình nhân vật trong sáng tác Lý Biên Cương góp phần không nhỏ trong việc thể hiện tính cách, bản chất nhân vật. Qua việc miêu tả ngoại hình, người đọc phần nào hình dung được nhân vật tác giả định nói đến là con người như thế nào đồng thời qua đó cũng thể hiện thái độ của nhà văn đối với nhân vật. Tác giả đặt các nhân vật trong thế đối lập, tương phản về ngoại hình để từ đó thấy rõ phẩm chất của các nhân vật

Miêu tả anh chàng Kiến “kẻng trai” (Câu chuyện ngắn về con đƣờng

dài) “mặt vuông chữ điền, mắt sáng, môi đỏ, ăn diện không kém ai, hết mốt

loe lại mốt côn giờ giở quẻ thích vận quần ống đứng. Tóc để quá dài, trông sau giống con gái trăm phần trăm” [8,220], theo cách tả của tác giả ta có thể thấy Kiến là con người của sự sung sướng, dư thừa về vật chất nhưng lại thiếu đi cái mạnh mẽ, quyết đoán của người đàn ông. Đó là con người quen nhàn nhã, sống trong yên ổn, không quen với cuộc sống lăn lộn vất vả bên ngoài, bởi vậy anh đã sớm trở thành kẻ phản bội khi tham gia chuyến tìm mỏ than mới đầy vất vả, nguy hiểm cùng đồng nghiệp. Còn Lân cô kĩ sư tuyển khoáng thì “ăn vận thì nhất rồi. Phấn son suốt ngày.” [8,214]; “Lân đấy đôi má bồ quân, thơm tho như một trái cây ướp hương, gương mặt đượm vẻ u buồn cố ý, vẻ u buồn làm chết mệt con mắt kẻ khác” [8,227]; “con bé vợ thằng Hiệp xinh thì có xinh, nhưng mắt ướt, lông mày rậm, gò má cao ngữ ấy cũng chỉ ba bảy hăm mốt ngày” [8,227]. Tác giả đã thành công khi miêu tả ngoại hình một cô gái ăn chơi, coi trọng thú vui vật chất và không chung thủy. Lời nhận xét đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được khẳng định khi Lân bỏ rơi Hiệp chạy theo tay giám đốc hầm lò lắm tiền nhiều của. Đối lập với Lân là ngoại hình của Vân – cô kĩ sư trẻ đại diện của lớp tri thức trẻ hiện đại, đẹp về hình thể, đẹp về tâm hồn, hết lòng vì công việc, lý tưởng, không quản ngại khó khăn nguy hiểm “người nhong nhỏng cao, mặc bộ nào cũng hợp, cũng tôn thêm dáng khỏe đẹp của cô gái đương thì. Vân đẹp thời thượng, khác hẳn các cô kĩ sư khác, không ỏn ẻn làm duyên, không vờ vĩnh gợi tình mấy anh dại gái” [8,218]; “những gì trinh trắng nhất, trong sạch nhất đều gợi cả trong đôi mắt kia, đôi mắt có hàng mi cong và cái nhìn vẫn chấp chới thơ ngây” [8,231]. Hay biểu hiện cho những con người ích kỉ, vô trách nhiệm, bác sĩ Phát được biểu hiện ở vẻ bề ngoài “một khuôn mặt trái xoan trẻ, cổ trắng, da thịt mát mẻ. Cư xử với xung quanh nhã nhặn rõ ra con nhà có văn hóa. Lại được cái bằng bác sĩ che khuất những sai sót. Anh lạnh lùng, bạn bè bảo: tính thầy thuốc phải thận trọng nó thế. Anh không xắng xở, mọi người khen: bác sĩ phải ung dung, đừng có cuống lên mà chết người bệnh” [8,116].

Trong Gắn bó là sự đối lập giữa Hảo – cô kĩ sư thành phố từ bỏ Hà Nội

tự nguyện gắn bó với vùng mỏ thân yêu, dũng cảm, gan dạ cùng tất cả mọi người chung tay góp sức cứu lò “dáng cao mảnh khảnh, không tiểu thư, nhưng rõ con người thành phố. Ăn mặc gọn, đúng thời trang, không cầu kì mấy. Khuôn mặt tròn, đầu ngôi xẻ giữa, tóc lửng để xõa. Răng trắng đều, mủm mỉm răng sữa” [6, 40], Hảo có “đôi mắt mọng mí như mắt thỏ, lúc nào cũng mở to và buồn. Như mắt Á Đông đạo Phật” [6,36]; “đôi mát lá dăm mọng mí, lúc nào cười cũng ướt nước. Đôi mắt của trong trắng và sâu sắc” [6,71]. Khác với Nhi cô gái xinh đẹp nhưng sẵn sàng vứt bỏ cả tình yêu của mình để chạy theo đồng tiền. Lấy nhan sắc của mình để lợi dụng, kiếm chác từ người khác. “Một cô gái tân thời. Nước hoa thơm ướp trên mái tóc ướt. Rõ một cô gái đang mô đéc dần. Xì pô cao. Quần loe lớn, ống ít nhất cũng ba nhăm phân. Áo đuôi tôm mỏng dính bó chặt người. Môi đỏ chót” [6,44]. Cô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gái ham đua đòi, ham thực dụng. Nhi mảy may không giống Hảo. Như đối xứng của hai dấu âm dương. Nhi cố diêm dúa thì Hảo thèm giản dị. Nhi như con chim đẹp thích nhảy múa trong lồng thì Hảo khao khát được bay tới những chân trời nhiều gian nan. Nhi ích kỉ từ đáy tâm hồn còn Hảo tự trong sâu thẳm lại đẹp biết bao.

Dấu ấn nghề nghiệp cũng được tác giả quan sát và thể hiện ngay trên

ngoại hình nhân vật. Với bà mẹ Lương (Giai điệu thành thị) – bà chủ thị

thành, giàu có, dư thừa với nghề bán phở thì “toàn thân như được đắp thêm mỡ. Lời chào, lời mời lúc nào cũng ngọt” [8, 267]; “bà cười, toàn khối thịt nung núc rung theo” [8,275]. Kĩ sư Nhận – kĩ sư đánh mìn thì “dáng người cao lêu ngêu, tóc đen như tóc tây, tính khí thẳng như mực tàu, người khét lẹt mùi thuốc mìn” [8,277]. Còn Lương - cô thợ dệt kim “toàn thân cô như được chui ra từ tấm vải diêm dúa, nhiều màu. Áo chun, cổ thắt nút bằng sợi nỉ đỏ, kiểu áo rộng, điểm từng bông hoa to bằng cái bát. Chiếc quần bò thật bó, xủng xẻng dây xích ở hai túi và miếng da nâu nhãn hiệu dán to một phía cạp quần. Cô nàng thơm phức như chiếc bánh vừa ra lò, môi kẻ sẫm, mắt đánh

kem xanh” [8,266]. Ông Dân trong Đất quê thì được miêu tả đúng là một con

người lao động miệt mài, chăm chỉ với hai bàn tay đầy những vết chai cộm “bắp chân đầu gối săn gân dần, cởi trần nom hùng dũng như pho tượng đồng hun” [8,324] – một con người đích thực của vườn tược. Tả Dự cô hàng xén sắc sảo, đáo để “sông bao nhiêu nước cho vừa” [8,311], đầu mày cuối mắt, rồi nguýt nguẩy, mê tít thò lò ... và khi ngồi quán chợ Bến Thành, Dự “ra dáng bà chủ, béo đẫy ra, quần áo bà ba cẩm như dân phố” [8,313]. Còn cô Nếp – cô gái quê bộn bề lo toan cuộc sống, lam lũ, tất bật thì được tác giả chú ý “bỏ thắt khăn mỏ quạ, tóc suốt ngày vấn trần. Quần ống thấp ống cao, toàn vải diềm bâu dậm bùn” [8,334].

Ngoại hình của nhân vật có ý nghĩa như một phương tiện thể hiện tính cách. Qua khảo sát các tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấy nhà văn ít khi miêu tả toàn vẹn ngoại hình nhân vật mà chỉ nhấn ở một số điểm nổi bật như mái tóc, đôi mắt, tiếng cười ... Các nhân vật nữ thường được ông miêu tả có ngoại hình ưa nhìn, các nhân vật nam thường là những người “kẻng trai” cho nên đọc tác phẩm của ông các nhân vật còn “hao hao” giống nhau.

Bảng 2.2. Thống kê nhà văn đặc tả đôi mắt của các nhân vật

Tên truyện Nhân vật Đặc tả đôi mắt

Bây giờ ta lại nói về nhau Lý Một ánh mắt nhóa lên trong ánh trăng

Ngày ấy còn rừng rậm Ngân

Ngoãn

Đôi mắt thỏ non, Sấp sánh nước Mắt liến láu đảo

Câu chuyện ngắn về con đƣờng dài

Vân

Kiến Lân

Mắt long lanh trong hàng mi cong vút, cái nhìn chấp chới thơ ngây

Mắt sáng

Mắt ướt, con mắt gian dâm

Giai điệu thành thị Ngữ

Cận

Mắt cá mương (xuất hiện 15 lần) Mắt hấp háy, gian giảo

Sóng cửa sông Hịch

Vấn

Mắt ti hí một mí, đôi mắt sáng lên nanh ác

Đôi mắt to, đôi mắt ánh lên trêu đùa, tròng trành nước

Trăng khuyết Trọng

Bỉ

Đôi mắt điên dại, ngỡ đốt cháy mọi vật Đôi mắt thô lậu

Ngƣời đàn bà đi ngang đời tôi Hạnh

Con Hạnh

Đội trưởng thuế

Mắt long lanh sắc, cặp mắt nai

Mắt thăm thẳm buồn, cặp mắt nặng trĩu tâm tư

Mắt trắng

Phù du Ngấn Đôi mắt trong trẻo, đôi mắt vằng vặc

nhìn

Một kiếp đàn ông Sách

Đức

Cặp mắt nhỏ và hiền, nứt nẻ Cặp mắt trắng dã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thắm Thúy Hồng Soi Đôi mắt nháy tít

Đôi mắt rời rợi buồn, thăm thẳm Cặp mắt long lanh, con ngươi vằn đỏ Con mắt lá dăm, thăm thẳm buồn

Gắn bó Hảo

Luận

Đôi mắt mọng mí như mắt thỏ; lúc nào cũng mở to và buồn; đôi mắt Á Đông đạo Phật; đôi mắt là dăm mọng mí lúc nào cười cũng ướt nước; đôi mắt trong trắng và sâu sắc.

Đôi mắt hiền, sâu thẳm

Nét riêng của Lý Biên Cương còn thể hiện ở ý thức khi đặt tên cho nhân vật của mình.

Nhân vật được cấu tạo bởi nhiều yếu tố trong đó có tên gọi. Có thể nhân vật chỉ là những chữ viết tắt như AQ của Lỗ Tấn, K của Kápka. Hay những nhân vật không có tên như hắn, y, thị, gã ... tên nhân vật cũng là một yếu tố nghệ thuật chứ không đơn giản là những kí hiệu riêng để phân biệt. Vì thế, tên nhân vật dù ở dạng hình thức nào cũng gợi lên những dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Trong các sáng tác của Nam Cao, ta hay gặp những cái tên xấu xí như Trạch Văn Đoành, thị Nở, Lang Rận ... còn trong sáng tác của Thạch Lam thì thường xuyên xuất hiện những cái tên mĩ miều như Thanh, Nga, Mai, Liên ... chính sự phát triển ý thức cá nhân, ý thức cá tính trong văn học đã chi phối cách đặt tên nhân vật trong sáng tác của mỗi nhà văn.

Với nhà văn Lý Biên Cương thì cách đặt tên nhân vật cũng được chú trọng như một thủ pháp nghệ thuật góp phần làm nổi bật nội dung tư tưởng chủ đề tác phẩm. Tên của ông không quá cầu kì hoa mĩ song cũng không quá nôm na. Thường khi đặt tên cho nhân vật, Lý Biên Cương thường đặt theo những khuynh hướng sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đặt tên theo chức danh: ông chủ tịch, con bé bí thư, ông giám đốc, cô hộ sinh, lão lang ... Về cơ bản, hiện tượng đặt tên theo kiểu này hết sức phổ biến trong dòng văn học trước 1945. Với Lý Biên Cương cái tên còn là những cụm từ chỉ rõ nghề nghiệp, chức danh, giới tính thậm chí một đặc điểm nổi

trội của nhân vật như “con bí thư mắt lé” trong Phù du.

Tên nhân vật đã nói nhiều điều về nhân vật đó, nhưng thông thường trong tác phẩm của Lý Biên Cương ông đã khéo léo kết hợp giữa tên nhân vật và đặc điểm ngoại hình như là hai yếu tố bổ trợ tích cực cho nhau để làm nổi bật lên diện mạo cũng như tính cách nhân vật.

Không phải ngẫu nhiên mà trong Đất quê ông lại đặt cho nhân vật

những cái tên như: Nếp – cô gái thôn quê “nền nã, đằm thắm, chỉ phải cái chậm nói” [8,311] đối lập với Dự - cô hàng xén đong đưa đầu mày, cuối mắt “sông bao nhiêu nước cho vừa ... người ta mê mình, mình đừng có làm kiêu” [8,311]. Anh nhân viên ủy ban tên Hịch thì hách dịch, tha hóa về đạo đức

(Sóng của sông); ông trung tá Sự thì luôn là thành viên “gây sự” với mọi

người trong gia đình, là ông già Khốt - ta - bít. Còn Nguyễn Đạo Đức lại là một tên không hề có đạo đức. Hắn chà đạp lên tất cả mọi người để thỏa mãn những dục vọng thấp hèn của mình.

Ông còn gọi nhân vật là y, hắn, nó..rõ ràng để biểu thị thái độ, lập trường đối với những nhân vật tiêu cực.

Tên nhân vật của ông dù người lao động lam lũ hay những người trí thức đều đẹp một cách giản dị, quen thuộc, gần gũi mang đầy ý nghĩa, gợi mối dây liên hệ với tính cách, phẩm chất. Dù những cái tên không phải những mĩ từ nhưng vẫn mang những dấu ấn riêng. Những cái tên rất giản dị, rất đời thường ấy làm nên dấu ấn riêng trong sáng tác của ông. Đặt tên thật sự là một nghệ thuật có những nguyên tắc, quy luật riêng. Song dường như ông đã khá thành công trong lĩnh vực này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2. Miêu tả tâm lý và sử dụng độc thoại nội tâm

Lý Biên Cương đã sử dụng phương thức này như một lợi thế. Chẳng hạn cho nhân vật tự ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với xung quanh, tự bộc lộ mình với những cảm xúc và suy nghĩ trung thực nhất. Việc đi sâu vào tâm lý, đặc biệt là việc sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm, con người tiếp cận thêm một hướng mới bởi vì sự sống đích thực của nhân cách chỉ có thể biểu hiện bằng cách thâm nhập vào nó dưới dạng đối thoại, một sự đối thoại mà cá nhân tự nó sẽ bộc lộ bản thân một cách tự do để đáp lại.

Tâm hồn nhân vật luôn là một thế giới bí ẩn phải đi sâu khám phá, tìm tòi. Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật là cách hữu hiệu nhất để khám phá “con người trong con người”, để chạm vào mạch ngầm đời sống bên trong con người. “Văn chương là chuyện đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn. Nghệ thuật phải chăng là ống kính hiển vi hướng người nghệ sĩ soi rọi vào những bí ẩn của chính tâm hồn mình và biểu hiện bí ẩn chung của tất cả mọi người? Do vậy, sẽ không thể có những nhân vật có sức sống nếu nhà văn không thể hiện

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)