Quan niệm nghệ thuật của Lý Biên Cương

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 35 - 118)

Yếu tố cốt lõi tạo cơ sở cho phong cách văn xuôi Lý Biên Cương không chỉ là hoàn cảnh gia đình, xã hội, quê hương mà còn là quan niệm về văn chương của tác giả. Ngay từ những ngày đầu cầm bút, Lý Biên Cương đã có một quan niệm văn chương riêng.

Trong thư trả lời Nhà xuất bản Đà Nẵng hỏi: “Hồi nhỏ nhà văn học văn

như thế nào?”. Ông nói: “Không phải thủa nhỏ, cả đến sau này thoát ly xa nhà, tôi vẫn không mảy may nghĩ mình sẽ trở thành nhà văn. Hai tiếng “nhà văn” nghe mới kiêu sa, mới cao vời vợi, của những ông “ốp”, “ép” nước ngoài nào, ít ra cũng của mấy ông Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tô Hoài trong nước, ngữ đâu đến mình. Bén mảng tới họa có trời sập” [7,191].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhưng chính lòng ham đọc, ham học hỏi cùng với những giọt nước mắt tuổi thơ đã đưa lại cho ông những suy nghĩ đầu tiên về nghề văn “Mình đâu biết những giọt nước mắt ấy chính là sợi chỉ đầu tiên khâu suốt cuộc đời văn học riêng mình về sau. Các bạn nhỏ ơi, hình như không có gì làm rung động tuổi thơ ta lại không có ích ít nhiều cho sự nghiệp của chúng ta. Biết yêu thương đến nao lòng trước mọi buồn vui sẽ giúp ta nhìn cuộc đời nhanh hơn, cho phép ta đến với văn chương nhanh chóng hơn. Tôi chẳng tin ai kia sống thiện làm điều ác chẳng một chút ăn năn lại có thể viết nổi những trang viết đẹp, có ích cho con người. Tôi cũng chẳng mấy tin nhà văn thiếu tuổi ấu thơ lại có thể sáng tạo nổi những dòng chữ rung cảm trước những gì tốt đẹp, nhân bản nhất của cõi người. Họ có viết được thì cũng hãn hữu, thiên tài nhất thì” [7,192].

Những cóp nhặt, suy nghĩ, trò chơi con trẻ đã dần nuôi dưỡng cái máu văn chương trong ông, giúp ông tiếp cận với cái đẹp, cái hay của nghệ thuật ngôn từ. Lớn lên, hiểu thêm những sâu sắc thâm trầm, những ý tưởng gởi gắm, những mạch ngầm chằng chéo của tác phẩm và của người viết thì càng thấy thêm văn chương có sức mạnh kì ảo tới đâu. Và chính những trò chơi chữ nghĩa thuở ấu thơ thật sự đã đẩy sự nghiệp của ông tiến xa.

Theo ông, văn chương đâu chỉ mỗi tả cảnh mà nó còn phải tả người, tả những hành động của con người. Thậm chí nó chẳng mấy tả cảnh lẫn tả người, chỉ đối thoại cũng thành truyện. Văn chương của ông chuộng tả cảnh hơn, “Tả sao không dẫm vào câu chữ người viết trước và cảnh ấy là những dòng văn riêng thuộc chính mình” [7.195]. Với ông nghề viết là một nghề cực nhọc, tinh xảo. Cần phải rất công phu và có lòng tự trọng, tự tôn với tác phẩm của mình. Ý thức sâu sắc về ngòi bút của mình, về cái “tạng” của riêng mình, Lý Biên Cương đã sớm nhận ra con đường sáng tạo riêng. Ông tâm sự: “Tôi không mày mò viết những điều mình chưa tỏ, hoặc phóng bút cao giọng chuyện đâu đâu. Tôi thích nói những cái vặt vãnh quanh mình, thật bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thường, thật bé nhỏ. Tôi đồ rằng các nhà văn mình không nên bới tìm những thứ quá cao xa, quá tầm tay với. Hãy diễn tả hết vẻ đẹp ở chính ngay những cái tưởng chừng bé bỏng, tầm thường, những cái người khác không thấy hoặc không nhìn ra” [7,195]. Những điều bình thường giản dị lại chính là nét đẹp của cuộc sống, là nguồn cảm hứng vô tận, dạt dào cho ngòi bút chảy tuôn không ngừng nghỉ, mệt mỏi. chính cuộc sống bình dị quanh mình mới là mảnh đất để nhà văn khai phá. Quan niệm này của ông phải chăng đã bắt gặp được quan niệm về văn chương của Tô Hoài “Đời sống xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả trong những sáng tác của tôi. Ý nghĩ tự nhiên của tôi bấy giờ là viết những sự xảy ra trong nhà, trong làng quanh mình”.

Suy nghĩ về nghề văn ông bộc bạch: “Tôi yêu văn chương từ lúc bé, từng bị ăn đòn nhiều lần vì mải đọc sách không trông được các em. Văn chương như ngọn lửa, một ngày không cầm sách đọc hoặc không viết thì cuộc đời cảm thấy lạnh lắm. Đi với văn chương nhiều lúc cũng quá buồn, thấy trang viết sao mà nghiệt ngã, sao mà cô đơn, sao mà thăm thẳm. Chẳng biết những dòng chữ này liệu có ích đến đâu, hay lại rơi tõm vào cái mà loài người đang bù đầu lo cho sinh kế hàng ngày, mỗi lúc một xa vời, không mấy đoái hoài đến” [7,195]. Đọc những dòng chữ này ta thấy ông đau đáu một nối niềm khôn nguôi trước nhân tình thế thái, trước những đổi thay không định trước được của tình đời, tình người khi cuộc sống còn lắm mưu sinh, lắm lo toan cơm áo. Người sáng tác nào cũng hi vọng thắp sáng một ngọn đèn văn chương riêng biệt, sợ nhất một đời văn lờ đờ nước hến, dở đục dở trong, tổ là khổ mình và mất thời giờ của thiên hạ.

Ngay từ những trang sách đầu tiên của đời viết văn, Lý Biên Cương đã thể hiện một chủ nghĩa nhân văn truyền thống. Ông đã có quan niệm rất riêng rất mới mẻ về con người với một tấm lòng nhân hậu bao dung. Ông có một quan niệm về con người hết sức trong sáng, nhân ái, vị tha. Văn học là nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học. Quan niệm về văn học của ông gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người. Trong thế giới nhân vật của ông không có kẻ ác và rất ít kẻ xấu. Bởi quan điểm thẩm mĩ của ông rất rõ ràng: Ông lấy mặt tốt, mặt sáng để phủ nhận cái xấu, cái tối tăm còn vương vất, thậm chí còn đè nặng quanh ta. Những điều xấu chỉ là cơn mưa bóng mây, chúng sẽ mất hút và tan biến khi trời tỏa nắng.

Chưa thể gọi một cách chính xác tư tưởng nghệ thuật của Lý Biên Cương như trường hợp Nam Cao, Nguyễn Tuân. Hoàn cảnh, thời gian, bạo bệnh … đã khiến ông “ra đi” vào thời điểm đỉnh cao của tài năng. Song cảm hứng về con người với những nỗi niềm trong đời sống, tinh thần, trong cuộc mưu sinh, trong các mối quan hệ giữa con người …vẫn là mối quan tâm lớn của ông. Với nguồn cảm hứng này, Lý Biên Cương đã thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của mình, tạo nên những tình huống khác nhau, thay đổi điểm nhìn trần thuật, hình thành giọng điệu và bản sắc riêng mình trong ngôn ngữ nghệ thuật. Tất cả những điều đó, trong sức mạnh tổng hợp của nó, đã làm nên một Lý Biên Cương với tư cách là một trong những nhà văn tiêu biểu của vùng đất mỏ.

Với quan niệm về một nhà văn, về lao động viết văn, về sự đổi mới trong văn học và quan niệm về con người như vậy, cùng với sự kết hợp của các tiền đề: Quê hương, gia đình, thời đại ... đã kết tinh lại để tạo nên một phong cách văn xuôi nghiêng về trữ tình pha chất men lãng mạn và thiên về miêu tả chất thơ trong cuộc đời bằng một giọng điệu rất riêng, một dấu ấn Lý Biên Cương không thể trộn lẫn trên văn đàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI LÝ BIÊN CƢƠNG

Phong cách là sự tổng hợp những nét riêng trong sáng tác của nhà văn. Nó bao gồm cả các yếu tố bút pháp, thi pháp, nhưng các yếu tố bút pháp này lại gắn liền với nhãn giới tức là quan niệm về thế giới của nhà văn, tức là liên quan đến các yếu tố nội dung. Đối với phong cách nhà văn trong thể loại tự sự tìm hiểu phong cách trước hết là chỉ ra cái riêng trong xây dựng nhân vật vì nhân vật là một yếu tố trung tâm của thể loại truyện, nhất là với các truyện viết theo lối truyền thống (tức không phải hậu hiện đại). Truyện của Lý Biên Cương là loại truyện viết theo lối truyền thống như vậy.

2.1. Thế giới nhân vật trong sáng tác Lý Biên Cƣơng

Thế giới nhân vật là sự sáng tạo nghệ thuật, là sản phẩm của hoạt động có ý thức của nhà văn. Thế giới đó không chỉ tồn tại trong tác phẩm văn học mà còn tồn tại trong trí tưởng tượng của đọc giả. Nó có thể thống nhất nhưng không đồng nhất với thực tại.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con người cụ thể

được miêu tả trong các tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như

“thằng bán tơ”, “một mụ nào” trong Truyện Kiều” [30,162].

Còn theo Giáo trình lý luận văn học thì nhân vật văn học được quan

niệm rộng hơn: “Đó không chỉ là con người có tên hoặc không có tên, mà có thể là những sự vật, loài vật khác nhau, ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người. Đó là nhân vật Dế mèn, võ sĩ Bọ ngựa, con mèo lười trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài; là vầng trăng, là bông hoa hồng trong thơ Hồ Chí Minh ... Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [11,126].

Nhân vật trong tác phẩm văn học là sản phẩm của sáng tạo của nhà văn, là kết quả của quá trình khám phá, chiêm nghiệm. Cũng vì vậy mà mang dấu ấn cá nhân sáng tạo ra nó. Khi dấu ấn ấy được lặp đi lặp lại trong nhiều sáng tác của nhà văn, sẽ dần hình thành nên phong cách nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn ấy. Bởi vậy, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Trong thế giới nghệ thuật của nhà văn thường có một hình tượng tâm huyết cứ trở đi trở lại nhiều lần như là một “ám ảnh” đối với nhà văn. Những hình tượng như thế càng có tình phổ biến bao nhiêu, càng có ý nghĩa tư tưởng sâu sắc và cơ bản bấy nhiêu” [23]. Như vậy, nhân vật chính là căn cứ quan trọng giúp người đọc có thể hiểu được phong cách nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, và điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu tác phẩm cũng như tác gia văn học.

Các nhà văn lớn bao giờ cũng tạo ra cho mình một thế giới nhân vật mang đậm dấu ấn cá nhân. Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân là những con người hết mực tài hoa, thiên lương trong sáng, sống ngông nghênh, kiêu bạc, qua đó thể hiện tinh thần yêu nước, thái độ bất hòa với xã hội thực dân, ngợi ca những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Gần như hầu hết các nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư là những con người lao động bình thường vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc sống đời thường với những con người lao động bình thường làm nên thế giới nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư, có thể gọi là một “chủ nghĩa đời thường” trong văn học. Nó là sự tiếp tục truyền thống của Nguyễn Quang Sáng.

Như vậy, nhân vật văn học thể hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định, là nơi để nhà văn gửi gắm, kí thác những tâm tư ước vọng, cùng với những vấn đề triết lý nhân sinh. Qua hệ thống nhân vật, người đọc thấy được tư tưởng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

văn. Nhân vật văn học gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người và phương thức xây dựng hình tượng văn học của nhà văn. Khảo sát phong cách nhà văn không thể nào bỏ qua quan niệm về con người và cách thức riêng xây dựng nhân vật của nhà văn.

2.1.1. Nhân vật đa dạng, bình dị, đời thường, tốt xấu đan xen.

Văn xuôi Việt Nam bắt đầu từ thời kì đổi mới đã từ chối cách nhìn xuôi chiều về con người. Thay vì cách nhìn đơn giản, rạch ròi là cách nhìn đa chiều, phức hợp. Không còn kiểu nhân vật nhất phiến, trắng đen rõ ràng. Quan niệm con người kiểu sử thi chuyển sang con người đời tư, cá nhân và được nhà văn mổ xẻ, giải thiêng. Bởi vậy, con người không còn nhất phiến, đơn trị mà là con người đa diện, đa trị, lưỡng phân. Có sự đan cài chen lẫn giữa bóng tối và ánh sáng. Rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần lẫn ác quỷ, cao cả và tầm thường.

Quan niệm đưa con người trong văn học trở về gần gũi và áp sát hiện thực trở thành khuynh hướng tất yếu của văn học thời kỳ đổi mới. Con người cá nhân được miêu tả, mổ xẻ, nhà văn bộc lộ cái nhìn sâu sắc và chân thực hơn về con người. Nhiều giá trị mới được thiết lập, nhiều giá trị cũ bị phai nhạt đi hoặc bị phế bỏ hẳn. Con người được nhìn nhận với những tiêu chí, chuẩn mực khác, về đạo đức không tròn trịa và mẫu mực theo quan điểm thông thường. Dường như trong cuộc sống hiện đại, con người hiện lên với nhiều mặt trong đó có cả những thói xấu: Vô luân, hỗn láo, độc ác, trơ trẽn, chây lì, hèn nhát, ích kỷ, thực dụng ... Tất thảy những thói xấu của con người được văn học phơi bày, không lảng tránh. Văn học đã khẳng định lại những giá trị con người bằng cách giúp người đọc nhận diện, cảm nhận rõ ràng cái xấu để tránh. Làm cho con người ghê sợ trước cái ác cũng là đích hướng thiện của văn học.

Nhịp với chuyển động của nền văn học mới, sáng tác Lý Biên Cương cũng hòa mình vào dòng chảy mạnh mẽ của thời đại mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhân vật trong tác phẩm Lý Biên Cương thật đa dạng thuộc mọi tầng lớp từ những người lao động bình thường, những người công nhân, những người thợ mỏ đến tầng lớp trí thức ... và cả những con người dưới đáy cùng của xã hội phải “bán trôn nuôi miệng” để kiếm sống, mọi lứa tuổi từ những cô gái ngây thơ mới mười bảy tuổi đầu đã sớm mắc vào những cám dỗ vật chất tầm thường, sớm chạy theo lối sống mới hưởng lạc đến những người trí thức trẻ hết lòng vì công việc hăng say lao động, sống có ích cho gia đình và xã hội, cả những thế hệ đi trước vẫn ngày đêm cống hiến, giúp sức cùng lớp trẻ xây dựng đất nước. Tất cả đi vào trang viết của ông thật sinh động, hấp dẫn, bình dị đời thường nhưng cao quý, đáng trân trọng xiết bao. Nhưng qua khảo sát của chúng tôi, nhân vật chủ đạo trong tác phẩm là người phụ nữ lao động.

Đó là Hiển – cô kĩ sư hăm ba tuổi với tình yêu công việc mãnh liệt “tôi nghe tiếng tàu huýt còi ra cảng, tưởng nghe được chính lòng mình đang ồn ã, vui vẻ, tiếng còi thân yêu như hạnh phúc đời mình. Tôi thương những băng tải than suốt ngày đêm giật đi giật lại, đưa đến cuộc đời những toa than đã chọn kĩ, sàng kĩ ...” [8,111]. Hiển là con người của công việc, của trí tuệ, đại diện cho lớp thanh niên trí thức thời hậu chiến tái thiết đất nước.

Đó là Ngấn sống hồn nhiên tốt bụng với mọi người, nhưng lại kiên quyết, vô cảm, lạnh lùng trước lũ đàn ông bắng nhắng theo đuổi, gạ gẫm, tán tỉnh chị, dù họ giàu có, quyền thế. “Gái một con trông mòn con mắt, bao nhiêu người nhắm nhe gạ lấy em làm vợ. Em bị tấn công, đe nẹt từ nhiều phía, bị mua chuộc không từ thủ đoạn nào. Nghĩ mình thật khổ, xinh xắn làm

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 35 - 118)