Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 92 - 95)

Chúng ta biết rằng, trong mỗi tác phẩm, chủ thể phát ngôn thường xuất hiện trong ba tư thế chính: Hoặc trực tiếp, hoặc thông qua nhân vật chính hoặc ẩn sau cách miêu tả và tái hiện những sự vật bên ngoài nhà văn. Song dù ở tư thế nào, hình bóng tác giả vẫn in vào tác phẩm và cùng với nó là giọng điệu và cái nhìn của nhà văn. Với Lý Biên Cương, thấm đượm trong từng trang viết là một tình cảm đôn hậu, đầm ấm của những người vốn đã quen với tiếng máy, tiếng búa, nhưng vẫn còn đậm đà dư ảnh của ruộng lúa, vườn dâu. Nên, Lý Biên Cương chọn cho mình một giọng điệu rất riêng, rất Lý Biên

Cương mà không kém phần ấn tượng - đó là giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, nhẹ

nhàng nhƣng thấm thía. Trong khi hầu hết các nhà văn trẻ cố mài rũa để có

được giọng văn chững chạc, có phần mỉa mai, có phần triết lí cay nghiệt trước cuộc đời thì Lý Biên Cương lại chọn cho mình một giọng văn khá truyền thống nhưng cũng rất ám ảnh người đọc.

Ở mỗi trang văn của mình, Lý Biên Cương hiện ra là con người nhẹ nhàng kín đáo mà không kém phần sâu sắc, ráo riết. Ông không viết bằng lời chua chát, đao to búa lớn mà bằng lời thủ thỉ, tâm tình cứ lôi cuốn người đọc đi từ cảnh đời này đến cảnh đời khác, tựa như khơi mạch bắt nước phải chảy theo dòng. Một lối kể chuyện rất nhẹ nhàng thấm thía mà lại rất có duyên. Lo

sợ trước những cám dỗ ở đời với cô bé Ngân trong Ngày ấy còn rừng rậm,

ông đã viết những lời thật nhẹ nhàng, như lời tâm sự nhưng nó cứ thấm dần, thấm sâu như mạch nước ngầm để lại trong lòng người đọc bao suy nghĩ “liệu Ngân có đủ bản lĩnh vững vàng vượt qua những cám dỗ bình thường, những hư ảnh thêu dệt, những bủa vây chưa đúng? Ngân đẹp, cái đẹp ấp iu của nụ hoa đang nở, của giọt sương đang tròn, của những gì trong trẻo nhất, trong veo nhất, ảo mộng nhất. Thiếu gì cô gái bị sa ngã, không giữ nổi mình ở ngưỡng cửa giữa các nẻo đường giao nhau. Cầu mong cô bé của tôi, phải, cô bé của lòng tôi, vượt qua nổi những thử thách trùng điệp của cuộc sống muôn vẻ” [8,183]. Những tình ý phía sau con chữ vẫn đau đáu một nỗi gì, như là nỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ưu tư, phiền toái và phiền muộn luôn là một phần trong bản chất cuộc sống. Giọng văn đó, cứ êm êm nhưng lắng sâu rất ám ảnh. Nó bắt người đọc phải ngẫm nghĩ. Mới đọc qua, nó không có nước mắt nhưng hình như lại có một mạch chảy ngầm ở trong. Viết về cái ác, cái xấu lời văn ông vẫn nhẹ nhàng nhưng như cứa vào từng khúc ruột, day dứt, dai dẳng “hãy quên đi hỡi ngọn cỏ tơ của bờ bãi, hỡi hoa ngô thoảng thơm một cách vô tình, hỡi vầng trăng sáng không cần phải sáng. Hoặc gáy to nữa lên, những chú dế mèn lực lưỡng của bờ bãi, tiếng gáy ấy sẽ có ích và phải tố cáo hành vi xấu xa này đến mọi thế gian. Gió hãy mang tiếng dế đi khắp ngả và mọi dòng sông thân yêu hãy vỗ sóng căm giận trút ngập kẻ đê tiện xuống đáy bùn sâu. Đêm thượng tuần ấy mãi thổn thức trong cuộc đời cô gái trẻ” [10,21]. Những suy nghĩ của Hiệp

về hai con người phản bội Lân và Kiến trong Câu chuyện ngắn về con đƣờng

dài thể hiện tâm trạng đầy day dứt của anh, nó như tiếng nói thất vọng cất lên

từ sâu thẳm đáy lòng anh mà anh trăn trở đã lâu. Vẫn với giọng văn thủ thỉ, nhẹ nhàng nhưng sức gợi lớn “ôi chao, chả lẽ trong cuộc đời mình mới hăm mấy tuổi đầu đã chạm chán hai con người, tuy hai thái cực nhưng cũng chỉ là một. Một là Lân, nhanh chóng phản bội lại tình cảm vợ chồng và hai là Kiến, nhanh chóng phản bội lại đồng đội” [8,244].

Có thể nói, trong đội ngũ những người làm nghệ thuật vùng mỏ, Lý Biên Cương luôn định vị ngòi bút của mình theo một lối riêng. Ông viết nhiều, viết nhanh nhưng giọng điệu không gai góc, bốp chát vào dòng đời mà chỉ là những lời tâm tình, sâu lắng, ngưng đọng trong lòng bạn đọc. Có thể thấy, tuy không dùng những lời lẽ đao to búa lớn, không quát tháo, không thóa mạ … nhưng người đọc vẫn cảm nhận được cái nhìn phê phán của Lý Biên Cương trước những vấn đề tiêu cực của cuộc sống. Đồng thời cũng cảm nhận được nỗi xót xa và thương cảm, đau đớn của nhà văn dành cho số phận không may trong cuộc đời. Đây là thành công của Lý Biên Cương trong việc

sử dụng ngôn ngữ mềm dẻo, nhẹ nhàng để tạo nên một giọng điệu thủ thỉ, tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong cái nhìn về hiện thực cuộc sống, Lý Biên Cương thường hướng cái nhìn xót xa và thông cảm đến những phận người không may trong cuộc đời. Điều này đã tạo nên một giọng buồn trong truyện ngắn của ông. Tuy vậy, Lý Biên Cương không chỉ xót xa và thông cảm, ông còn tin yêu và luôn mong mỏi cho những phận người không may ấy có được cuộc sống hạnh phúc dù là những hạnh phúc bình dị và nhỏ nhoi nhất, họ nhận được sự độ lượng, vị tha và nghĩa khí của người đời trong cuộc sống. Đây cũng chính là cái nhìn mang đầy tính nhân văn của nhà văn Lý Biên Cương.

Trong các tác phẩm của những nhà văn gần đây như: Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Huy Thiệp, thường đan xen cũng có giọng chế giễu, châm chọc, đả phá hoặc phẫn uất. Bằng những giọng điệu đó nhà văn muốn chỉ ra những bất công, rung những tiếng chuông cảnh tỉnh, cảnh báo hoặc đem đến tiếng nói đòi quyền sống cho con người. Còn ở Lý Biên Cương, với giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng, thủ thỉ nhưng thấm thía, nhà văn lại nêu lên nỗi khổ của con người, nêu lên thuyết nhân quả, báo ứng trong cuộc sống hoặc là sự đồng cảm, xót thương chia sẻ. Với ông, niềm thương cảm luôn lớn hơn sự phẫn uất, căm giận. Bao trùm trong cái giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình mà thấm thía nên truyện của ông ít có nhân vật phản diện đáng lên án.

Có thể thấy, tuy không dùng những lời lẽ đao to búa lớn … nhưng người đọc vẫn cảm nhận được cái nhìn phê phán của Lý Biên Cương trước những vấn đề tiêu cực của cuộc sống. Đồng thời cũng cảm nhận được nỗi xót xa và thương cảm, đau đớn của nhà văn dành cho số phận không may trong cuộc đời. Đây là thành công của Lý Biên Cương trong việc sử dụng ngôn ngữ mềm dẻo, nhẹ nhàng để tạo nên một giọng điệu nhẹ nhàng, thấm thía nhằm lột tả bản chất của những sự việc mà ông phản ánh

Và như thế, với chất liệu nội dung quen thuộc, chính giọng điệu, cách diễn đạt của nhà văn đã tạo nên cho truyện của ông một “bầu khí quyển” sống thích hợp, đủ sức gây ấn tượng và tồn tại trong lòng người đọc. Một lần nữa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ta thấy trong sáng tạo nghệ thuật, “nói cái gì” có khi không quan trọng bằng “nói như thế nào” – Một chân lí không mới nhưng chưa bao giờ cũ.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Biên Cương (Qua truyện vừa và tiểu thuyết) (Trang 92 - 95)