Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu kế toán hoạt động xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp thuộc tổng công ty chè việt nam (Trang 77 - 82)

Tổng công ty chè Việt Nam hiện nay được thành lập theo quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 394 NN- TTCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tiền thân của Tổng công ty chè Việt Nam là Liên hiệp các xí nghiệp chế biến chè, thành lập năm 1974 để hợp nhất các nhà máy chế biến chè xuất khẩu trung ương và một số xí nghiệp chè hương miền Bắc với nhiệm vụ chế biến và xuất khẩu chè theo kế hoạch Nhà nước giao. Năm 1979, chính phủ đã ra quyết định số 75/TTg (Tháng3/1979) và quyết định 224/TTg (tháng 6 năm 1979) để tổ chức thống nhất ngành chè, hợp nhất khâu trồng đến khâu chế biến, giao các nông trường chè địa

phương cho Trung ương quản lý. Trên cơ sở đó, năm 1980, Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam đã được thành lập. Năm 1995, trên cơ sở Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam, Tổng công ty chè Việt Nam được thành lập theo quyết định số 394/NN- TCCB/QĐ ngày 19/12/1995 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đến ngày 04/06/2010, theo quyết định số 1503/QĐ-BNN-ĐMDN của Bộ Trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuyển đổi thành: Công ty mẹ Tông công ty chè Việt Nam- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

-Tên viết tắt : TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

-Tên gọi tắt bằng tiếng Anh: THE VIETNAM NATIONAL TEA CORPORATION LIMITED

- Tên giao dịch : VINATEA

- Trụ sở chính : 92 Võ thị Sáu, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Điện Thoại: 04. 36226990/ 04. 36227038 ; Fax: 04. 36226991

- Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản mở tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng , thực hiện chế độ hạch toán độc lập. Hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và theo Luật doanh nghiệp

- Tài khoản:

- VNĐ: 0681000007190 Ngân hàng TMCP Ngoại thương trung ương - USD: 0681370007375 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương trung ương - Chủ sở hữu: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

- Trụ sở :Số 2, Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội - Người đại diện trước pháp luật : Tổng giám đốc

Tổng công ty chè Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Trong đó có :

- Công ty mẹ là cơ quan Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, báo sổ Tổng công ty .

- Các công ty con là các doanh nghiệp hạch toán độc lập có trên 50% vốn của Tổng công ty

- Các công ty liên kết là các doanh nghiệp có vốn dưới 50% của Tổng công ty Chức năng nhiệm vụ:

Trực tiếp quản lý việc sử dụng toàn bộ quỹ đất, tài sản trên đất để phát triển sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực khác tại các đơn vị thuộc Tổng công ty chè Việt Nam ( sau đây gọi tắt là Tổng công ty)

Đầu tư tài chính đối với các công ty con, các công ty liên kết, công ty liên doanh, các doanh nghiệp khác và các dự án đầu tư mới

Thực hiện vai trò trung tâm điều hành, lãnh đạo, quản lý và chi phối các công ty con theo quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc phát triển theo định hướng của Tổng công ty nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các công ty con và công ty liên kết, liên doanh theo mức độ chiếm giữ vốn điều lệ tại công ty đó và theo quy định của pháp luật.

Thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trực tiếp giao.

Trực tiếp kinh doanh : Vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật hiện hành

Các công ty con và công ty liên kết của Tổng công ty chủ yếu sản xuất chè bán cho Tổng công ty hoặc các doanh nghiệp khác để phục vụ xuất khẩu theo cơ chế thị trường. Trong đề tài nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các đơn vị trong công ty mẹ Tổng công ty chè Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu

Công ty mẹ - Tổng công ty chè Việt Nam

Trong Tổng công ty mẹ Tổng công ty chè Việt Nam có 3 công ty chuyên sản xuất chè để bán cho Tổng công ty theo kế hoạch của Tổng công ty, đó là Công ty chè Mộc Châu ( Mộc Châu – Sơn La); công ty chè Sông Cầu ( Đồng Hỷ- Thái nguyên); công ty chè Yên Bái ( Trấn yên, Yên Bái). Có 2 xí nghiệp tinh chế chè xuất khẩu là xí nghiệp tinh chế chè Kim Anh (Sóc Sơn – Hà Nội), một trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp ( Đồ Sơn – Hải Phòng). Các bộ phận liên quan đến kinh doanh thương mại trong công ty mẹ Tổng công ty chè Việt Nam gồm có 7 phòng kinh doanh của cơ quan Tổng công ty, trong đó có 3 phòng kinh doanh nội địa ( Phòng kinh doanh 3, 4,7) và 4 phòng kinh doanh xuất khẩu ( phòng kinh doanh 1,2,5,6) cùng với 4 công ty thành viên chuyên hoạt động xuất nhập khẩu đó là : Công ty thương mại và du lịch Hồng Trà, Công ty Thương mại

Hương Trà, Công ty thương mại tổng hợp Nam Sơn và công ty Chè Sài Gòn. Các công ty này chuyên xuất khẩu chè và nhập khẩu hàng hóa theo cơ chế thị trường.

Các công ty thành viên thuộc Tổng công ty chè Việt Nam

Các công ty thành viên thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam có cùng một đặc điểm là hoạt động hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ- Tổng công ty chè Việt Nam. Các công ty này bao gồm : Công ty Thương Mại và Du lịch Hồng Trà, công ty Thương mại Hương Trà, công ty thương mại tổng hợp Nam Sơn, công ty chè Sài Gòn

Công ty Thương mại và du lịch Hồng Trà ( sau đây gọi tắt là công ty Hồng Trà) được Tổng công ty thành lập năm 2002 trên cơ sở lực lượng lao động của phòng kinh doanh số 3 ( cũ) của Tổng công ty

Công ty thương mại Hương Trà ( Sau đây gọi tắt là công ty Hương Trà ) được Tổng công ty thành lập năm 2002 trên cơ sở lực lượng lao động của phòng kinh doanh số 5 (cũ) của Tổng công ty

Công ty thương mại Tổng hợp Nam Sơn ( sau đây gọi tắt là công ty Nam Sơn) được Tổng công ty thành lập năm 2002 trên cơ sở lực lượng lao đông của phòng kinh doanh số 2 (cũ) của Tổng công ty

Công ty chè Sài gòn được thành lập từ năm 1999 trên cơ sở sát nhập nhà máy chè Sài gòn và chi nhánh chè Sài gòn. Nhà máy chè Sài gòn là đơn vị sản xuất chè của Tổng công ty được thành lập từ năm 1976 đóng tại số 7 Phú Hòa, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh chè Sài Gòn được thành lập từ năm 1987 có trụ sở tại 225 Nam kỳ khởi nghĩa, quận 3 , thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, để đảm bảo môi trường, Tổng công ty đã chuyển nhiệm vụ của nhà máy chè Sài gòn sang kinh doanh thương mại, sát nhập vào chi nhánh chè Sài Gòn, lấy tên là Công ty chè Sài Gòn. Công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu chè và các loại hàng hóa khác

Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty chè Việt Nam

Sơ đồ 03.1 Tổ chức bộ máy của Tổng công ty chè Việt Nam

Ngành nghề kinh doanh:

-Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại chè, nông, lâm, thủy sản, hàng công nghiệp thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng.

-Kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà hàng, vận tải (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke và vũ trường)

-Thi công xây lắp, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, các công trình thủy lợi (xây dựng kè cống, kênh mương, đập giữ nước, cống tưới tiêu, san lấp ao hồ) làm đường giao thông.

-Kinh doanh nhà ở và bất động sản

-Kinh doanh các thiết bị điện dân dụng, điện công nghiệp, điện tử, tin hoặc viễn thông

Thực trạng ngành chè Việt Nam

Trong những năm gần đây, lượng chè xuất khẩu của Tổng công ty chiếm trên 40% tổng sản lượng chè xuất khẩu cả nước, trong khi diện tích đồi chè thuộc Tổng công ty quản lý chỉ chiếm trên dưới 5% diện tích đồi chè của cả nước. Tổng công ty đã thiết lập được quan hệ bạn hàng ở trên 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường xuất khẩu rất đa dạng bao gồm : Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Bắc Phi, Châu Á, Trung cận đông cho đến cả khách hàng ở bờ biển Ngà

Tổng công ty chè Việt Nam đã và đang là doanh nghiệp chủ lực trong việc tìm đầu ra cho ngành chè. Sản phẩm xuất khẩu chính là mặt hàng chè đen (chiếm 80% sản lượng chè xuất khẩu) . Tổng công ty chủ yếu xuất khẩu chè dưới dạng nguyên liệu cho các nhà trung gian nước ngoài. Giá chè xuất khẩu biến động trong các năm 2009-2011 từ 1.590 đến 1.650USD/tấn bằng 60-70% giá xuất khẩu trên thị trường thế giới. Hiện nay, trong hoạt động xuất khẩu chè, Tổng công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè tư nhân. Chỉ trong vòng 5 năm (2006-2010) các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tham gia xuất khẩu chè đã tăng từ 300 đến 650 doanh nghiệp ( Nguồn Văn phòng Tổng công ty)

Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam trong những năm gần đây :

Bảng 3.1 Bảng kết quả SX, KD xuât nhập khẩu của TCT Chè Việt Nam

Đánh giá chung:

Năm 2007 là năm có nhiều thuận lợi do sản lượng và chất lượng chè rất tốt nên cạnh tranh được so với mặt hàng chè của các nước . Kim ngạch xuất khẩu chè đạt khá cao.

Năm 2008, 2009, hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu là :

-Do ảnh hưởng khủng hoảnh kinh tế toàn cầu, hàng loạt thị trường xuất khẩu chè bị đình đốn, sản lượng chè xuất khẩu giảm mạnh, giá xuất khẩu giảm 30% so với các năm trước, khách hàng thanh toán chậm, chè bị tồn kho chậm luân chuyển khá nhiều, vốn chậm luân chuyển , phát sinh lãi vay ngân hàng lớn

-Do lạm phát trong nước, các yếu tố chi phí đầu vào trong sản xuất kinh doanh đều tăng mạnh

Trong quản lý và điều hành công ty vẫn còn một số mặt bất cập, chưa đổi mới, chưa quyết liệt điều hành theo cơ chế thị trường. Đặc biệt là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, mặc dù Tổng công ty đã trao quyền chủ động trong kinhh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, song hầu hết tất cả các công ty vẫn còn tình trạng dựa dẫm vào Tổng công ty, nên kinh doanh hiệu quả thấp làm cho công ty mẹ đạt hiệu quả kinh doanh không cao

Năm 2010 vẫn là năm có nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu do khủng hoảng kinh tế chưa có dấu hiệu chững lại. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nhiều do khủng hoảng kinh tế và một nguyên nhân nữa là do việc thực hiện công việc xuất nhập khẩu chưa đạt yêu cầu, nhiều lô hàng xuất không thành công do trục trặc về thanh toán quốc tế và thủ tục hải quan

Năm 2011 Tổng công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn do lạm phát, khủng hoảng kinh tế tiếp tục tăng cao. Tổng công ty cũng đã nỗ lực hết sức trong việc đầu tư cho các phòng xuất khẩu của công ty con và các công ty thành viên có chức năng xuất khẩu để tạo động cơ làm việc, do đó kết quả kinh doanh cũng đạt hiệu quả cao hơn so với năm 2010.

3.2.1.2Khái quát về đặc điểm tổ chức của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam

Một phần của tài liệu kế toán hoạt động xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp thuộc tổng công ty chè việt nam (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w