NHẬT KÝ CHUNG

Một phần của tài liệu kế toán hoạt động xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp thuộc tổng công ty chè việt nam (Trang 70 - 73)

- Giá xuất kho của hàng xuất khẩu:

NHẬT KÝ CHUNG

Sổ nhật ký chung là một quyển sổ để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian và là sổ ghi hàng ngày

PHỤ LỤC 1

NHẬT KÝ CHUNG

Trang

Ngày, tháng

Tên tài khoán - diễn giải Tham chiếu Nợ Năm, tháng Ngày

(Cột tham chiếu trong Nhật ký chung ghi số hiệu tài khoản) *Sổ cái (General Ledger):

Là loại sổ dùng để ghi chép riêng biệt theo từng đối tượng kế toán, mỗi đối tượng kế toán được theo dõi riêng trên mỗi sổ cái. Hình thức của sổ cái có thể là tờ rời hoặc sổ quyển. Số liệu được chuyển từ sổ nhật ký chung vào sổ cái (posting). Sổ cái dùng để ghi định kỳ hoặc cuối kỳ

SỔ CÁI

Tên tài khoản: Số hiệu tài khoản:

Ngày, tháng

Tên tài khoản – Diễn giải Tham chiếu Nợ Số dư Năm, tháng Ngày

(Cột tham chiếu trong sổ cái ghi số trang của nghiệp vụ chuyển sổ từ Nhật ký chung)

* Bảng cân đối thử ( trial balance)

Tại những thời điểm nhất định nào đó ( thường là trước khi lập bảng cân đối kế toán) để kiểm tra tính chính xác trong ghi sổ kế toán (Sự cân bằng giữa tổng số dư bên nợ và số dư bên có của các tài khoản ) kế toán tiến hành lập bảng cân đối thử. Để lập bảng cân đối thử,kế toán cần thực hiện theo 4 bước

- Xác định số dư của mỗi tài khoản trên sổ cái

- Liệt kê các tài khoản có số dư bên nợ trên một cột và các tài khoản có số dư bên có trên một cột

- Cộng các só dư Nợ và số dư Có

- So sánh tổng các số dư Nợ với tổng các số dư có

Doanh nghiệp….. BẢNG CÂN ĐỐI THỬ

Ngày… tháng .. năm

TT

Số hiệu tài khoản Tên tài khoản Số dư nợ Số dư có

* Như vậy có thể thấy mô hình kế toán Mỹ là hệ thống kế toán mở, việc đưa ra các thời điểm khác nhau để ghi nhận doanh thu đã đáp ứng được thực tiễn đa dạng của các nghiệp vụ phát sinh doanh thu, nhờ đó các doanh nghiệp có thể chủ động trong công tác hạch toán. Thêm vào đó là việc ước tính giá trị vốn hàng hóa tồn kho cuối kỳ theo phương pháp kiểm kê giá lẻ và ước tính giá vốn theo giá lẻ của hàng thực tế trong kho (để xác định thiếu hụt) cũng tiết kiệm được công đoạn theo dõi, tính toán giá trị hàng tồn kho. Ngoài ra với các điều khoản của FASB Statement quy định về thanh toán, về việc áp dụng các hợp đồng kỳ hạn để tránh những rủi ro do biến đổi hối suất và để đầu cơ trên các biến động giá cả hối suất ngoại tệ .

Tuy nhiên trong kế toán Mỹ đưa ra 2 phương pháp ghi nhận doanh thu sau khi bán hàng đã không đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc “phù hợp’’ và nguyên tắc“dồn tích ’’của kế toán. Đó là hai nguyên tắc cơ bản để hạch toán doanh thu. Ngoài ra việc việc ước tính giá trị vốn hàng hóa tồn kho cuối kỳ theo phương pháp kiểm kê giá lẻ và ước tính giá vốn theo giá lẻ của hàng thực tế trong kho (để xác định thiếu hụt) sẽ làm cho công tác xác định giá vốn hàng tồn kho thực tế không hoàn toàn chính xác

Tóm lại, với mô hình kế toán bán hàng xuất khẩu của Mỹ có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Qua nghiên cứu trên ta có thể thấy về cơ bản kế toán hoạt động xuất khẩu sản phẩm , hàng hóa trong phương pháp kế toán doanh thu theo chế độ kế toán Việt Nam có nhiều điểm phù hợp với kế toán Mỹ. Tuy nhiên về mặt phương pháp luận, chúng ta cũng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm choViệt Nam khi hoàn thiện kế toán hoạt động xuất khẩu là :

+ Các đối tượng khác nhau về bản chất phải được phản ánh trên các tài khoản riêng. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin được chi tiết, cụ thể để đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý doanh nghiệp.

+ Việc áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái như các hợp đồng quyền chọn tiền tệ, hợp đồng kỳ hạn tiền tệ, hợp đồng hóa đổi tiền tệ cần được thực hiện rộng rãi trong các doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp khi tỷ giá ngoại tệ biến động

+ Việc tự do hóa tỷ giá ngoại tệ phải được đặt ra như một mục tiêu lâu dài nhằm tránh những rủi ro về tỷ giá. Điều này được xem là đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu kế toán hoạt động xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp thuộc tổng công ty chè việt nam (Trang 70 - 73)