Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng acb chi nhánh cửa nam (Trang 49 - 52)

3.4.1.1 Tình hình thế giới trong thời gian qua có nhiều biến động:

Trong thời gian qua, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế đã có nhiều biến động, khi mà tình hình an ninh các nước đang trong tình trạng báo động, xảy ra rất nhiều vụ biểu tình, bạo động và khủng bố, điển hình như ở Thailand, Ukraine,... thì tình hình kinh tế cũng kéo theo nhiều bất lợi. Tuy Việt Nam không nằm trong các nước trên, nhưng cũng phần nào ảnh hưởng bởi nền kinh tế chung của toàn thế giới trong giai đoạn này. Hoạt động TTQT dựa trên mối quan hệ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vì vậy khi tình hình bất ổn trên thế giới xảy ra, mọi chủ thể hoạt động trong lĩnh vực này đều sẽ bị ảnh hưởng. Song, NHNN Việt Nam cũng đã rất cố gắng trong việc quản lý và hỗ trợ nền kinh tế khi thực hiện nhiều chính sách về lãi suất, ngoại tệ và vàng khiến cho nền kinh tế không bị xáo trộn mất kiểm soát. Do đó, trong tương lai, khi những mối hiểm họa qua đi, nền kinh tế Việt Nam sẽ có được một nền tảng để có thể phát triển bền vững.

45

3.4.1.2 Môi trường cho hoạt động TTQT còn yếu và còn thiếu:

Đây cũng là một nguyên nhân gây ra hạn chế trong việc phát triển hoạt động TTQT của chi nhánh trong những năm qua. Gia nhập WTO Việt Nam cần mở cửa nhiều lĩnh vực trong đó có cả luật pháp. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật song trong lĩnh vực hoạt động TTQT thì chưa có một văn bản pháp lí cụ thể nào. Đặc biệt những văn bản hướng dẫn áp dụng thông lệ quốc tế như UCP 600, Incoterms 2000... Văn bản pháp lí cho hoạt động TTQT chỉ dừng lại ở những văn bản pháp lí có liên quan, như một số pháp lệnh về ngoại hối, chuyển nhượng, mặt khác các văn bản luật này được ban hành đã khá lâu không còn phù hợp với tình hình phát triển hoạt động TTQT hiện nay. Như vậy môi trường pháp lí cho hoạt động TTQT của Việt Nam còn chưa đủ. Vì vậy hoạt động TTQT của chi nhánh có nhiều tồn tại mà nguyên nhân có thể từ việc văn bản pháp lí cho hoạt động TTQT chưa có.

3.4.1.3 Tỷ giá hối đoái ổn định nhưng khó tiếp cận ngoại tệ:

Trong giai đoạn 2011-2013 vừa qua, NHNN đã thành công trong việc giữ ổn định tỷ giá hối đoái, tỷ giá biến động không nhiều, năm 2012 là 20,870VND/USD, sang năm 2013 NHNN điều chỉnh tỷ giá là 21,060VND/USD, điều này đã góp phần làm giảm rủi ro của các NHTM và doanh nghiệp trong các nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ. Tuy nhiên cũng trong giai đoạn này, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ ngoại tệ, cấm các hoạt động giao dịch ngoại tệ không minh bạch, đây là các chính sách góp phần làm ổn định nền kinh tế trong thời gian qua, nhưng nó cũng khiến cho ngoại tệ trở nên khan hiếm trên thị trường.

3.4.1.4 Thị trường ngoại hối chưa phát triển:

Theo đánh giá của NHNN, sau 15 năm hoạt động thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn thuộc loại kém phát triển, ngay cả so với các nước trong khu vực, kể cả chiều rộng và chiều sâu. Thị trường vẫn chưa thực sự theo hướng mở cửa, cho phép các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tham gia thị trường ngoại tệ, đa dạng hóa sản phấm, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, chưa đơn giản hóa các thủ tục cấp phép...Đối với giao dịch vãng lai, về cơ bản, Việt Nam đã tự do hóa chuyển đổi ngoại tệ và thanh toán với hầu hết các giao dịch loại này, nhưng các quy định về hồ sơ, chứng từ còn rườm rà, khó triển khai. Ngoài ra các giao dịch trên thị trường chủ yếu là các giao dịch giao ngay, các giao dịch mua bán ngoại tệ kì hạn và quyền chọn còn chưa phát triển. Hơn nữa phổ biến tình trạng niêm yết giá cả bằng ngoại tệ, thanh toán, mua bán ngoại tệ bất hợp pháp, các nguồn thu bằng

46

ngoại tệ vẫn còn phân tán trong nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức mà chưa được thu hút vào ngân hàng, không giúp nâng cao được tính chuyển đổi của đồng Việt Nam và chống Đôla hóa nền kinh tế. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn nhất đến việc phát triển hoạt động TTQT của các ngân hàng trong đó có ngân hàng ACB.

3.4.1.5 Trình độ nghiệp vụ và khả năng tài chính của các công ty XNK còn yếu kém:

Trình độ yếu kém của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng là một nguyên nhân gây ra những tồn tại của việc phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh trong thời gian qua. Do trình độ yếu kém nên trong quá trình kí kết hợp đồng với bạn hàng nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp bất lợi và thường chịu thiệt thòi khi gặp rủi ro. Mặt khác do thiếu kinh nghiệm, mối quan hệ chưa rộng nên các doanh nghiệp thường qua trung gian, mua bán vòng vèo thậm chí bị lừa đảo. Trong khi đó, các doanh nghiệp này thường vay vốn của ngân hàng để kinh doanh, vì vậy khi các doanh nghiệp làm ăn thô lỗ sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng và hoạt động TTQT của ngân hàng. Đặc biệt trong quá trình kí kết điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương các doanh nghiệp trong nước ứng trước tiền hàng nhưng lại không yêu cầu đối tác nước ngoài phát hành thư bảo lãnh, đây là một thiếu sót rất nghiêm trọng. Các doanh nghiệp trong nước thường quá tin tưởng vào đối tác nước ngoài nên thường không biết rõ hàng hóa mà đã chấp nhận thanh toán tiền hàng vô điều kiện mặc dù bộ chứng từ có sai sót. Việc những điều khoản L/ c quá sơ sài, không chặt chẽ hay có những điều bất lọi cho các doanh nghiệp trong nước khi mở L/C chi nhánh đã cảnh báo, yêu cầu sửa chữa nhưng một số doanh nghiệp vấn không làm theo. Bên cạnh đó do các doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn hẹp nên thường mở L/C trả chậm để kinh doanh. Khi tình hình tài chính bất ổn doanh nghiệp không trả được tiền dù đến ngày đáo hạn. Sự bất cập này là một nguyên nhân làm cho việc phát triển hoạt động TTQT của các NHTM nói chung ở nước ta và chi nhánh nói riêng trong thời gian qua còn nhiều hạn chế tồn tại. Vì vậy muốn phát triển hoạt động TTQT, chi nhánh cần đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương khi làm ăn buôn bán với các đối tác nước ngoài.

3.4.1.6 Cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác:

Sau 2 năm tái cơ cấu, tính đến năm 2013 nền kinh tế Việt Nam hiện còn 37 ngân hàng thương mại (với con số 41 NHTM trong năm 2011), chưa tính đến các ngân hàng

47

100% vốn nước ngoài, điều này cho thấy rằng sức ép cạnh tranh rất lớn trong ngành ngân hàng, hoạt động TTQT cũng là một hoạt động có mức độ cạnh tranh khốc liệt vì đây là hoạt động được nhiều ngân hàng ưu tiên phát triển và được dự báo sẽ là hoạt động có tiềm năng lợi nhuận rất lớn trong tương lai. Vì vậy, chỉ riêng trong địa bàn khu vực Hoàn Kiếm nói riêng hay ở thủ đô Hà Nội nói chung, chi nhánh đang phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Nhưng quan trọng hơn, khi nhắc đến TTQT, khách hàng sẽ nghĩ nhiều hơn đến các ngân hàng có nhiều liên kết với các ngân hàng quốc tế, hay ngân hàng 100% vốn nước ngoài, như Vietcombank, ANZ, HSBC… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến doanh số TTQT của chi nhánh trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự cao.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng acb chi nhánh cửa nam (Trang 49 - 52)