Theo chiều sâu:

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng acb chi nhánh cửa nam (Trang 41 - 46)

3.2.2.1 Nâng cao khả năng huy động vốn ngoại tệ:

Năm 2013, chi nhánh đã tiến hành đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động TTQT, biện pháp này đã được thực hiện khá tốt. Năm 2013, doanh số kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đạt gần 85 triệu USD tăng lên rất nhiều so với năm 2011, việc tăng trưởng của hoạt động này đã có tác động tích cực đến việc phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng. Năm 2012, doanh số TTQT đã tăng lên đáng kể so với năm 2011: năm 2011 doanh số TTQT là 62,5 triệu USD, năm 2012 doanh số TTQT là 71,2 triệu USD tăng 13,9% so với năm 2011. Như vậy biện pháp phát triển kinh doanh ngoại tệ để thúc đẩy hoạt động TTQT của chi nhánh đã thành công. Trong năm 2014, chi nhánh vẫn tiếp tục triển khai các chương trình huy động ưu đãi đối với ngoại tệ, luôn đưa ra những mức lãi suất tốt và các chương trình nhằm thu hút khách hàng. Trong quá trình thực tập, người viết đã được trực tiếp phụ trách một nghiệp vụ thu thu đổi ngoại tệ của một khách hàng, với số tiền không lớn là 10 Euro nhưng phần nào giúp người viết hình dung ra được nghiệp vụ này. Dưới đây là bảng lãi suất huy động được cập nhật mới tại thời điểm 01/03/2014. Đây là bảng lãi suất huy động mới nhất tại thời điểm khi mà NHNN vừa công bố hạ trần lãi suất huy động cho đơn vị tiền Việt Nam Đồng và USD. Trong bảng đã ghi chi tiết các chương trình cũng như mức lãi suất tương ứng. Không những vậy, với những số tiền lớn và khách hàng thân thiết, các chuyên viên ACB còn có thể trình lên cấp cao hơn để xem xét duyệt một mức ngoại lệ lãi suất nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh tốt hơn với các NHTM khác. Qua đó, ta có thể thấy lãi suất của USD hiện đang ở mức cao nhất (khi chưa ngoại lệ) là 1,25%/năm, trong bối cảnh đa phần các NHTM có lãi suất USD dao động từ 1,1-1,25%/năm, hứa hẹn ACB sẽ luôn đưa ra một mức lãi suất huy động cạnh tranh nhất và tốt nhất đến khách hàng.

37

Tài liệu nội bộ ACB

38

3.2.2.2 Nâng cao trình độ cán bộ phòng TTQT:

Như đã phân tích về nguồn nhân lực của phòng TTQT của chi nhánh trong phần I của bài viết, phòng TTQT hiện có 3 chuyên viên chính phụ trách mọi hoạt động TTQT của chi nhánh, đây đều là những chuyên viên lâu năm và có trình độ cao trong việc thực hiện nghiệp vụ và chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, trong tương lai nếu chi nhánh muốn mở rộng hoạt động TTQT, nâng cao số lượng giao dịch cũng như lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, chi nhánh cần phải bổ sung nguồn nhân lực đang thiếu hụt của bộ phận này. Không những vậy, chi nhánh còn cần phải thường xuyên mở tập huấn nghiệp vụ cho các nhân viên mới, giám đốc chi nhánh phải giám sát cũng như có các động thái khích lệ, động viên các nhân viên hoàn thành tốt trong công việc.

Trong thời gian 2011-2013 để thực hiện việc phát triển hoạt động TTQT, ACB chi nhánh Cửa Nam đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngú thanh toán viên. Cụ thể:

- Trong công tác tuyển dụng: chi nhánh luôn cố gắng thu hút, tuyển chọn những người có đủ năng lực trình độ chuyên môn cũng như am hiểu ngoại nhữ, vi tính về làm việc tại ngân hàng.

- Đào tạo, đào tạo lại: trong thời gian 2011-2013, chi nhánh đã thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên nói chung và các thanh toán viên bộ phận TTQT nói riêng bằng cách mở các lớp ngắn hạn bồi dưỡng và bổ túc học tập các văn bản mới toàn diện các nghiệp vụ ngân hàng.

Xét trong điều kiện thực tế, ta có thể thấy, chị Nguyễn Thị Cẩm Tú, giám đốc hiện tại của chi nhánh ACB đã làm rất tốt các công tác này. Hiện chi nhánh đang tiến hành đúng lộ trình đào tạo của ngân hàng ACB, thường xuyên gửi nhân viên đi tham gia các khóa Training do Hội sở tổ chức, về phần chi nhánh, Giám đốc chi nhánh cũng tiến hành họp toàn bộ nhân viên một tuần một lần để triển khai mục tiêu, những chương trình mới hoặc giải đáp những thắc mắc, và giải quyết những vấn đề đang gặp phải.

3.2.2.3 Nâng cao khả năng quản trị rủi ro TTQT:

Hiện nay, chi nhánh đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến. Các biện pháp mà chi nhánh áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro trong TTQT của mình trong thời gian qua khá toàn diện, cụ thể:

39

- Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị điều hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT.

- Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro bằng cách cập nhật đầy đủ thông tin kinh tế đặc biệt là những thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho quá trình hoạt động TTQT của chi nhánh.

- Tăng cường công tác đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài, thiết lập và củng cố mạng lưới mạng lưới các ngân hang đại lí ở nước ngoài, qua đó cung cấp thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và thực hiện hoạt động TTQT một cách an toàn, hiệu quả, nhanh chóng.

- Lựa chọn, áp dụng những phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

3.2.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động TTQT:

Đối với ngành kinh doanh dịch vụ thì chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của doanh nghiệp trong hoạt động TTQT của ngân hàng cũng như vậy. Chất lượng dịch vụ thể hiện ở những điểm sau đây : mức độ hài lòng của khách hàng, thời gian thực hiện dịch vụ, những tiện ích gia tăng từ dịch vụ...Chính khách hàng sẽ là người trực tiếp đánh giá chất lượng dịch vụ và sẽ quyết định có sử dụng dịch vụ lần tới hay không. Nhận thức được điều này, chi nhánh đã thực hiện hàng loạt các biện pháp để nâng cao chất lượng, đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng.

* Cung cấp các dịch vụ TTQT và tiện ích miễn phí

Ngoài việc tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí thấp và thực hiện lãi suất theo chỉ đạo của chính phủ, chi nhánh còn hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ miễn phí cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh trong hoạt động TTQT

- Tư vấn miễn phí nội dung thư tín dụng: tư vấn miễn phí nội dung L/C nháp theo yêu cầu khách hàng xuất khẩu trước khi khách hàng xác nhận đồng ý với nhà nhập khẩu để ngân hàng họ phát hành chính thức, giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro về thời gian, chi phí, khả năng thanh toán bộ chứng từ.

40

theo yêu cầu L/C, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng khi thực hiện thanh toán. Để giảm thiểu thời gian cũng như đem lại sự tiện lợi cao nhất cho khách hàng, các cán bộ phòng TTQT của chi nhánh có thể đến trực tiếp trụ sở, văn phòng đại diện của khách hàng để tư vấn, nhận chứng từ qua Email, Fax...cho khách hàng trước khi khách hàng xuất trình bản chính, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí, nhân lực và thời gian quý báu.

* Cung cấp các dịch vụ trọn gói đi kèm

Chi nhánh cung cấp cho khách hàng các dịch vụ gia tăng liên quan đến toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu nhằm mang lại sự tiện ích cho khách hàng.

- Cung cấp dịch vụ bảo hiếm cho hàng hoá nhập khẩu: ACB sẽ tư vấn về sản phẩm, dịch vụ Bảo hiếm và giới thiệu khách hàng mua sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cho hàng hoá, công trình, dự án...

- Cung cấp dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi: ACB cung cấp cho các doanh nghiệp các sản phẩm sau:

+ Các dịch vụ cho thuê bãi, kho ngoại quan, kho nội địa.

+ Dịch vụ cho thuê cảng (nội địa và ICD) và bốc xếp hàng rời, hàng container qua cảng và các dịch vụ xếp dỡ hàng.

+ Dịch vụ khai thuế Hải quan cho tất cả các loại hình: Kinh doanh, dự án, đầu tư. + Đại lý mua bán cước đường biển và hàng không.

+ Tổ chức thực hiện các dịch vụ giao nhận trọn gói lô hàng XNK từ kho người bán đến kho người mua (door to door services).

3.2.2.5 Thị phần TTQT của chi nhánh:

Thị phần là một tiêu chí đánh giá khá chính xác thực trạng phát triển hoạt động TTQT của chi nhánh. Thị phần TTQT của chi nhánh trên khu vực Hà Nội ước tính cụ thể như sau: năm 2011: 2%, năm 2012: 3%, năm 2013: 3,5% . Như vậy có thể thấy từ năm 2011- 2013 thị phần TTQT của chi nhánh luôn tăng, tuy nhiên thị phần TTQT của chi nhánh còn rất nhỏ so với các chi nhánh khác trong nội bộ ACB và đối với NHTM khác. Tốc độ tăng trưởng thị phần của chi nhánh cũng chưa cao, thị phần chỉ tăng từ 2% lên

41

3,5% trong vòng 2 năm vừa qua cho thấy việc mở rộng thị phần của chi nhánh vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng acb chi nhánh cửa nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)