Khái quát tình hình kinh doanh của chi nhánh 2011-2013:

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng acb chi nhánh cửa nam (Trang 30 - 33)

2.2.3.1 Huy động vốn:

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của NHTM, muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thì NH phải mở rộng hoạt động huy động vốn,

nhờ những hoạt động này ngân hàng sẽ có được nguồn thu lớn từ lãi suất để bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.

Là một trong những chi nhánh có mặt sớm nhất ở Hà Nội, chi nhánh Cửa Nam luôn là một trong những chi nhánh hoạt động tốt và có tiềm năng trong lĩnh vực Huy động vốn. Nguồn gửi tiết kiệm của chi nhánh đa phần là người dân xung quanh khu vực và khách hàng thân thiết sử dụng trung thành dịch vụ của ACB. Trong giai đoạn 2011- 2013, tình hình huy động vốn của chi nhánh được thể hiện trong bảng sau:

26

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của CN trong GĐ 2011-2013. (Đơn vị: tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tổng số vốn 227,92 100% 388,54 100% 556,32 100%

1 Tiền gửi không kì hạn 193,33 84,83% 340,29 87,58% 479,89 86,26%

2 Tiền gửi có kì hạn 34,59 15,17% 48,25 12,42% 76,43 13,74%

Nguồn: Báo cáo KQKD ACB Cửa Nam

Qua bảng trên, ta có thể thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013 đã có bước phát triển đáng kể, số lượng vốn huy động tăng đều qua các năm, từ 227,92 tỷ đồng trong năm 2011 đến năm 2013 đã huy động được 556,32 tỷ đồng khi mà nền kinh tế đang trong giai đoạn khá là khó khăn. Tỷ trọng tiền gửi có kì hạn và tiền gửi không kì hạn cũng có sự biến động, nhìn chung xu hướng người gửi tiết kiệm vẫn không lớn bằng người gửi thanh toán do nhu cầu thanh toán cũng như đầu tư đang ngày càng trở nên phổ biến. Về mặt cơ cấu, nguốn vốn huy động trên chủ yếu được huy động từ các Khách hàng cá nhân. Cụ thể trong năm 2013, lượng huy động từ khách hàng cá nhân chiếm 91,78% tương đương với 510,62 tỷ đồng; lượng huy động từ khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức chiếm 8.22% tương đương 45.4 tỷ đồng. Kết quả trên cho thấy nguồn huy động vốn tiềm năng của Ngân hàng là những khách hàng cá nhân, những người có gửi tiết kiệm và gửi thanh toán phục vụ nhu cầu hàng ngày.

2.2.3.2 Hoạt động cho vay:

Cùng với công tác huy động vốn thì hoạt động cho vay và đầu tư là những hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng, nhờ những hoạt động này ngân hàng sẽ có được nguồn thu lớn từ lãi suất để bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.

Trong thời gian 2011-2013, ngân hàng đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nguồn vốn của khách hàng. ACB chi nhánh Cửa Nam luôn tạo điều kiện để khách hàng có thể tiếp cận các nguồn vốn một cách hiệu quả thông qua nghiên cứu, cung cấp các sản phẩm với nhiều tiện ích và chi phí thấp. Hoạt động cho vay và đầu tư đuợc thực hiện dưới nhiều hình thức như:

27

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. + Tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

+ Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian.

Tình hình cho vay vốn của ngân hàng ACB chi nhánh cửa Nam sẽ được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.4 Tình hình dư nợ cho vay của CN trong GĐ 2011-2013 (đơn vị: tỷ đồng)

S T T Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Tổng dư nợ cho vay 204,86 100% 258,46 100% 388,54 100%

1 Khách hàng cá nhân 160,82 78,5% 213,52 82,61% 314,2 80,87%

2 Khách hàng doanh nghiệp 44,04 21,5% 44,94 17,39% 74,34 19,13%

Tỷ lệ nợ xấu 2,03% 2,5% 3,03%

Nguồn: BCKQKD ACB Cửa Nam

Dư nợ cho vay của CN đã tăng từ 204,86 tỷ đồng lên 388,54 tỷ đồng tương đương mức tăng 89,6% từ 2011-2013. Đây cũng là giai đoạn biến động phức tạp của thị trường khi mà khủng hoảng nợ xấu đang đe dọa toàn bộ nền kinh tế cũng như các ngân hàng, cũng trong giai đoạn này, các ngân hàng không riêng gì ACB đều phải cơ cấu lại các khoản nợ, tái cấu trúc lại mảng tín dụng ngân hàng, đẩy mạnh và cải thiện khâu thẩm định tín dụng để giảm thiểu rủi ro trong khâu cho vay. Chính vì vậy tỷ trọng của các khoản cho vay có phần biến động, trong năm 2012 tỷ trọng cho vay KHDN đã giảm đáng kể để giảm thiểu rủi ro, giảm từ 21,5% xuống 17,39% giai đoạn 2011-2012 để giảm thiểu rủi ro. Song tỷ trọng này lại tăng trong năm 2013 khi Nhà nước nhận thức được việc cần phải cứu các DN thì nền kinh tế mới có những bước biến chuyển tốt đẹp, ngân hàng ACB cũng đồng ý với quan điểm này và cho vay đối tượng KHDN nhiều hơn tuy nhiên đã cẩn trọng hơn rất nhiều trong khâu thẩm định.

28

Chương III: Thực trạng phát triển Thanh Toán Quốc Tế của ngân hàng ACB chi nhánh Cửa Nam.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng acb chi nhánh cửa nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)