Về năng lực quản lý điều hành

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 90 - 94)

13 công ty cho thuê tài chính

2.2.3.2. Về năng lực quản lý điều hành

Năng lực quản lý điều hành của hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Nhiều NHTM Việt Nam đã có những biến đổi lớn về tư duy trong công tác quản lý, điều hành. Sự nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý, điều hành, mức độ kiến tạo và đầu tư cho bộ máy quản lý, điều hành, tổ chức nhân sự ngày càng được nâng cao rõ nét. Một số NHTM Việt Nam có quy mô hoạt động lớn như Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, Techcombank… đã quan tâm xây dựng bộ máy quản lý, điều hành tiến gần với thông lệ quốc tế, các cơ quan trong bộ máy quản lý điều hành được phân định chức năng nhiệm vụ rõ ràng. Một số NHTM Việt Nam cũng đã thuê các tổ chức có uy tín của nước ngoài xây dựng lại sơ đồ, cơ cấu tổ chức bộ máy cho

phù hợp với quy mô hoạt động mới, phù hợp với các nguyên tắc quản lý điều hành tiên tiến. Một số NHTM Việt Nam đã có các chuyên gia nước ngoài tham gia bộ máy quản lý điều hành. Đa số các NHTM Việt Nam đã thực hiện nguyên tắc tập thể trong quản lý, điều hành.

Tuy nhiên, so với các chuẩn mực quản lý quốc tế và quy định hiện hành của Nghị định số 59 cũng như của Luật các Tổ chức tín dụng 2010, năng lực quản lý điều hành của hệ thống NHTM Việt Nam hiện còn hạn chế. Mức độ hạn chế có sự khác biệt giữa các loại hình NHTM chủ yếu do đặc thù về cơ cấu chủ sở hữu.

Ở Việt Nam, tình trạng sở hữu chéo giữa các NHTM Nhà nước và các NHTM cổ phần thể hiện phổ biến và rõ nét nhất là: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV đều sở hữu tỷ lệ cổ phần số lượng lớn và trở thành cổ đông chiến lược của các NHTM cổ phần. Trong đó: Vietcombank đang sở hữu 11% tại NHTM cổ phần Quân đội (MB), 8,2% tại Eximbank, 4,7% tại NHTM cổ phần Phương Đông, 5,3% tại NHTM cổ phần Sài Gòn Công thương; Agribank hiện đang sở hữu 15% tại NHTM cổ phần Hàng Hải (cổ phần gián tiếp thông qua Agriseco), 11% tại NHTM cổ phần Sài Gòn Công thương; VietinBank cũng sở hữu 11% cổ phần tại NHTM cổ phần Sài Gòn Công thương sơ đồ 2.3.

Sơđồ 2.3: Thc trngs hu chéo ca h thng NHTM Vit Nam

Tình trạng sở hữu chéo không chỉ có giữa các NHTM Nhà nước với các NHTM cổ phần, mà còn sở hữu chéo giữa các NHTM cổ phần bởi các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước và tư nhân. Nhiều Tập đoàn kinh tế Nhà nước và các Tập đoàn cổ phần, dù không chuyên sâu về lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu tư dài hạn với vai trò là nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược tại các NHTM.

Điều đáng lưu ý là mặc dù các Tập đoàn, Tổng công ty nắm giữ số lượng cổ phần tương đối lớn tại các NHTM cổ phần nhưng không trực tiếp tham gia quản trị điều hành, có tình trạng buông lỏng quản lý vốn góp của Nhà nước, trong khi đó vai trò quản trị điều hành và thâu tóm lại thuộc về nhóm lợi ích hoặc một vài cá nhân.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 40 DNNN và tư nhân có sở hữu trên 5% vốn tại các NHTM cổ phần và các DN này lại sở hữu các công ty đầu tư tài chính. Trong đó: Tập đoàn Bảo Việt sở hữu 52% cổ phần của NHTM cổ phần Bảo Việt; Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu 10%, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam sở hữu 7,2%, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn sở hữu 5,7% cổ phần của MB; EVN sở hữu 25,4% cổ phần của ABB; Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam đều sở hữu 9,3% cổ phần của SHB; Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam sở hữu 20% cổ phần của NHTM cổ phần Đại Dương; Agribank sở hữu 15%, VNPT sở hữu 12,5%, Vinalines sở hữu 5,3% cổ phần của Maritimebank. Ngoài ra, VNPT còn sở hữu 6,1% cổ phần của NHTM cổ phần Đông Nam Á, sở hữu 6% cổ phần của NHTM cổ phần Bưu điện Liên Việt.

Ngoài ra, tình trạng sở hữu chéo giữa các NHTM cổ phần với nhau diễn ra cũng khá phổ biến ở Việt Nam; điều này gây không ít khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý kinh tế vĩ mô; nguy cơ bất ổn đối với thị trường tài chính Việt Nam.

Biểu hiện sở hữu chéo giữa các NHTM cổ phần đó là: ACB sở hữu 20% cổ phần tại Eximbank, trong khi đó Eximbank lại sở hữu 10,3% cổ phần tại Sacombank và 8,5% cổ phần tại NHTM cổ phần Việt Á. ACB không chỉ sở hữu cổ phần tại Eximbank, mà còn sở hữu cổ phần tại nhiều NHTM cổ phần khác như: 6,1% ở NHTM cổ phần Kiên Long (thông qua Công ty Chứng khoán ACBS), 10,8% ở NHTM cổ phần Đại Á, 10% ở NHTM cổ phần Việt Nam Thương Tín...

Sơđồ 2.4:Thc trng s hu chéo gia các NHTM Vit Nam

Nguồn: [28], [64], [66]

Thực tiễn trên cho thấy, sẽ hiện hữu nhiều mảng tối trong sở hữu chéo và đầu tư chéo che khuất rủi ro tiềm ẩn. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng trong hệ thống NHTM và các dấu hiệu lũng đoạn hệ thống ngân hàng để trục lợi như tạo ra các biến động về tỷ giá, lãi suất liên ngân hàng, làm phân tán vốn, làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM và nguy hiểm hơn nữa, nó còn gây ra sự đổ vỡ hàng loạt cho hệ thống tài chính. Vì vậy khi nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của các NHTM cần thiết phải quan tâm đến vấn đề sở hữu chéo.

Tại các NHTM cổ phần, cơ cấu cổ đông khá đa dạng, gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp khác và các cổ đông thể nhân. Thực tế, các cổ đông pháp nhân ít phát sinh việc chuyển nhượng cổ phần, có tính ổn định cao hơn cổ đông thể nhân. Hiện tại, ngoại trừ ba ngân hàng có số lượng cổ đông dưới 100 (Đông Nam Á, Bắc Á, Việt Nam Thương Tín), tất cả các NHTM cổ phần khác đều

đã trở thành công ty đại chúng. Đã có 10/34 NHTM cổ phần có cổ đông chiến lược nước ngoài (Techcombank, VPBank, SeaBank, OCB, EIB, Phương Nam, Sacombank, ACB, ABB). Các NHTM cổ phần đều báo cáo tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông theo quy định, tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số ngân hàng có một số cổ đông hoặc nhóm cổ đông chiếm tỷ trọng cổ phần lớn, có thể chi phối định hướng hoạt động của ngân hàng như SCB. Tại một số NHTM cổ phần, phong cách quản lý điều hành chưa được đổi mới, vai trò của BKS mờ nhạt, tính minh bạch trong quản lý điều hành chưa cao, nhân sự điều hành thường xuyên thay đổi do kém hấp dẫn đối với các cán bộ giỏi. Ngoài ra, vẫn còn hiện tượng hoạt động quản lý, điều hành tại một số ít ngân hàng tập trung trong tay một số cổ đông hoặc nhóm cổ đông có lợi ích liên quan, chiếm tỷ trọng cổ phần lớn, có thể chi phối các quyết định trọng yếu của ngân hàng. Điều này dẫn đến tình trạng ngân hàng hoạt động phục vụ chủ yếu lợi ích của một nhóm người, thiếu cơ chế minh bạch trong quản lý, điều hành, khả năng rủi ro cao. Hơn nữa, trước thực tế số lượng ngân hàng gia tăng, quy mô và mạng lưới hoạt động tăng trưởng mạnh, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)