Thiếu khuôn khổ pháp lý

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 116 - 118)

13 công ty cho thuê tài chính

2.3.3.5. Thiếu khuôn khổ pháp lý

Thiếu khuôn khổ pháp lý cũng như vai trò giám sát của ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Đến nay hầu như Pháp luật ngân hàng ở nước ta không đề cập đủ rõ những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm thực hiện mà chỉ liệt kê một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình trong lĩnh vực ngân hàng, dưới một cách gọi khác là “hành vi cạnh tranh bất hợp pháp” (luật các tổ chức tín dụng 1997) và/hoặc “giao Chính phủ qui định cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý vi phạm này” (Luật các tổ chức tín dụng 2010). Hiện tượng này tuy không cản trở việc áp dụng trực tiếp các quy định của Luật cạnh tranh chung về những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm, nhưng lại không nói rõ những tính đặc thù của ngân hàng khiến cho luật cạnh tranh chung cần phải qui chiếu về luật chuyên ngành, trong khi đó, luật chuyên ngành lại “giao Chính Phủ” qui định. Tính cụ thể của Luật quá yếu, làm cho Luật phải chờ văn bản qui định cụ thể của Chính Phủ là cấp thực thi Pháp luật! Nếu cứ làm Luật theo qui trình ngược này thì không ít nội dung của Luật sẽ biến Luật thành “Luật ống”. Sự mập mờ đó có thể tạo nguyên cớ cho một số tổ chức tín dụng tìm cách liên kết với nhau thông qua hình thức “độc quyền nhóm” (mà thực tế đã có một cách tự nhiên và cả có tổ

chức) gây thiệt hại cho các tổ chức tín dụng khác. Hiện nay, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng chủ yếu được điều chỉnh bằng 2 Luật gồm: Luật Cạnh tranh chung số 27/2004/QH11 (ngày9-11-2004); và Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (ngày 16-6-2010). Tuy nhiên, thực tế cho thấy vấn đề cạnh tranh mang tính độc quyền đang tồn tại ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh của ngành ngân hàng. Trong đó, có thể nói, nổi cộm nhất là Pháp lý đang ủng hộ các Ngân hàng có sở hữu Nhà nước và/hoặc Nhà nước sở hữu chi phối: Theo đó, những Ngân hàng này hầu như được mặc nhiên giữ vai trò chủ đạo, chủ lực nhờ được cấp vốn từ Ngân sách Nhà nước, được ưu ái nơi đầu tư, được chỉ định tín dụng, ủy thác đầu tư và không bị hạn chế giới hạn sở hữu - Thuật ngữ “Nhà nước” tuy không hiện hữu về người chủ, nhưng lại cụ thể hóa bởi những cá nhân nhân đầy quyền năng, không một đồng vốn trong tay, thậm chí không ít người còn rất hạn chế kiến thức về ngân hàng, nhưng lại có quyền sử dụng mọi phương tiện hoạt động có sẵn của một ngân hàng để “kinh doanh” trong lĩnh vực ngân hàng - Lĩnh vực dùng vốn xã hội gián tiếp đầu tư vào nền kinh tế qua đối tượng do mình chọn lựa… Trong khi tất cả các điều kiện trên đối với NHTM cổ phần phi sở hữu Nhà nước hay phi quốc tịch Việt đều không có những điều ưu ái ấy và vẫn phải cạnh tranh trong cùng “sân chơi” bằng đầy đủ vốn liếng, tài nghệ đích thực nhưng lại bị yếu thế về địa vị, tiền bạc và thị trường so với các tổ chức tín dụng Nhà nước và/hoặc coi như Nhà nước.

Bất cập lớn nhất trong vai trò giám sát của ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng chính là ngân hàng Nhà nước đang đóng vai trò “Bộ chủ quản” và vai trò đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước tại các tổ chức tín dụng Nhà nước/coi như Nhà nước… hơn là vai trò làm NHTW. Chính vì vậy, việc “cầm còi” với tư cách là trọng tài trên sân chơi rất khó có thể tròn vai. Thực tế, trên thị trường dịch vụ ngân hàng hiện nay chỉ bằng những quan sát thông thường cũng nhìn thấy rõ hiện tượng “trọng tài” có vấn đề: Việc cạnh tranh ở cả hai đầu của hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng đều còn nhiều hoạt động phải diễn ra trong điều kiện bị chặn bằng các mệnh lệnh hành chính như: “trần” huy động, đối tượng ưu tiên, tín dụng chỉ định, các loại lãi suất chính sách, hạn mức tín dụng theo nhóm… khiến nguồn vốn và “cầu” tín

dụng trong xã hội chỉ chảy về ngân hàng lớn - Đặc biệt là những ngân hàng sở hữu Nhà nước hoặc Nhà nước nắm tỷ trọng vốn lớn. Đó cũng có thể xem như là tình trạng “Nhà nước vừa đá bóng, vừa thổi còi” trên sân dịch vụ ngân hàng, vô hình dung đẩy nhiều ngân hàng phi sở hữu Nhà nước vào tình thế đói vốn, kéo theo đói thanh khoản, tìm cách lách lệnh (chứ không phải lách luật) biến tướng dưới rất nhiều biểu hiện cực chẳng đã, như: khuyến mại, tìm vốn tiền đồng qua huy động vàng, ngoại tệ, huy động các “mối quan hệ”, qua các Công ty sân sau để thấu đến các ông chủ quyền lực đích thực… và rút cuộc không giảm được lãi suất cho vay ngay cả khi lạm phát đã dịu bớt. Hiện hữu nhất là việc “phân nhóm” để áp dụng công cụ hạn mức tín dụng trực tiếp mà không căn bản dựa theo nguyên tắc thị trường cũng gây ra những “dồn nén”, sức ép đối với các tổ chức tín dụng yếu thế càng trở nên yếu thế hơn. Kết cục có thể dẫn đến tình hình là lẽ ra có một số tổ chức tín dụng thua cuộc thực sự trong cạnh tranh thì nay họ có quyền “oán trách” trọng tài vì bị ép buộc bất bình đẳng, rằng cái “chết được định trước” mà không thừa nhận bị thua cuộc trong cạnh tranh gây ra, có thể dẫn đến những cú sốc nhân tạo không đáng có.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)