Có lộ trình cụ thể

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 67 - 69)

Các NHTM phải nhận thức được những yêu cầu và thách thức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó mỗi NHTM phải có lộ trình và bước đi cụ thể để không ngừng nâng cao năng lực trên cơ sở tận dụng những lợi thế cạnh tranh sẵn có. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính NHTM:

+ Cần quan tâm đầu tư thích đáng về công nghệ hiện đại, tin học, đào tạo nguồn nhân lực gắn với công nghệ và các sản phẩm dịch vụ hiện đại theo thông lệ. Lấy trang bị công nghệ và sản phẩm dịch vụ hiện đại làm bước đột phá để tạo đà cho sự phát triển hoạt động ngân hàng.

+ Giữ vững trạng thái hoạt động ổn định thông qua việc giám sát và quản lý rủi ro hệ thống bởi việc tuân thủ các chỉ số hoạt động đã được xác định về giới hạn an toàn theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

+ Điều hành hoạt động ngân hàng, ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội theo đường lối của Đảng và Nhà nước, chấp hành và thực hiện chính sách

tiền tệ quốc gia nhưng phải lấy hiệu quả làm mục tiêu hướng tới trong hoạt động kinh doanh để từng bước phát triển ổn định, bền vững tiến tới hội nhập trong nước và quốc tế.

+ Tăng sức mạnh, sức cạnh tranh để phát triển là cần thiết song không phải vì thế mà bất chấp chi phí và làm giảm sút khả năng sinh lời mà phải tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng sinh lời đủ bù đắp chi phí, dự phòng và đáp ứng đủ cho khả năng bổ sung vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính, mở rộng qui mô hoạt động trong nước và quốc tế.

Chính phủ các nước Đông Á rất thận trọng trong việc phát triển ngành ngân hàng, ủng hộ tự do hoá nhưng sẽ thực hiện dần dần từng bước phù hợp với điều kiện thực tế, tạo điều kiện cho các NHTM trong nước có thời gian chuẩn bị. Việt Nam cũng cần có lộ trình phù hợp để phát triển ổn định, bền vững các NHTM:

+ Hoàn thiện, mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của thị trường vốn, tiền tệ, tài chính, chứng khoán... nhằm tạo ra nhiều công cụ để các ngân hàng hướng tới hoạt động đa năng, đa dạng các sản phẩm dịch vụ nhất là các sản phẩm dịch vụ phát sinh, hướng tới hội nhập trong nước và quốc tế.

+ Bổ sung vốn và nguồn lực cho các NHTM Nhà nước để tăng cường các chỉ số phản ánh năng lực cân đối về vốn trước khi cổ phần hoá. Củng cố các NHTM cổ phần theo hướng chỉ để lại những ngân hàng hoạt động có hiệu quả và thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội.

+ Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các ngân hàng phù hợp với các thể chế chung và thể chế của từng ngân hàng để các ngân hàng hoạt động có hiệu quả thực chất, tránh để rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản, gây ra phản ứng dây chuyền ảnh hưởng không tốt đến hệ thống ngân hàng, đến nền kinh tế.

+ Với cách nhìn nhận ngân hàng là ngành công nghiệp huyết mạch lớn nhất, liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nền kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội. Rủi ro hoạt động ngân hàng là rủi ro lớn nhất, không chỉ liên quan đến cả nền kinh tế xã hội, nó có tính quốc tế hoá cao, chi phối hầu hết các loại thị trường. Hoạt động có hiệu quả của hệ thống ngân hàng là sự hưng

thịnh của nền kinh tế xã hội của một thể chế (Nhà nước). Vì vậy, ngân hàng cần Nhà nước ủng hộ về thể chế, định chế, nguồn lực ban đầu, giám sát chặt chẽ để phát triển ổn định, bền vững, kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho nó sớm đủ điều kiện hội nhập trong nước và quốc tế để mở đường cho các ngân hàng phát triển tốt trong điều kiện khó khăn như hiện nay, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)