Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 57 - 60)

a. Tác động tiêu cực tới hệ thống tài chinh và nên kinh tế trong nước

Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, việc tham gia ngày càng nhiều và càng sâu của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường trong nước cũng nảy sinh những tác động tiêu cực đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Do có khả năng năm bắt thông tin trên toàn cầu và có nhiều lựa chọn về địa điểm đầu tư, vì vậy, các ngân hàng nước ngoài thường có xu hướng “bỏ chạy” khi mà sự đầu tư của họ không đạt như mong đợi. Ngược lại, các nhà đầu tư trong nước thường có lợi ích bất di bất dịch nên không thể bỏ ngay được sự đầu tư của họ và do đó thường chịu các chi phí giao dịch cao hơn.

Quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng càng mạnh mẽ thì sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thị trường tài chính có thể xẩy ra. Là một trong các tập đoàn tài chính ngân hàng có quy mô hoạt động trên toàn cầu, vì vậy các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng con của họ có thể không bị ảnh hưởng tiêu cực trong những thời điểm mà hệ thống ngân hàng, tài chính của quốc gia nơi họ đầu tư bị rơi vào tình trang khó khăn. Tuy nhiên, do các tập đoàn ngân hàng quốc tế luôn áp dụng thống nhất một chính sách chung cho các ngân hàng con, chi nhánh của mình trên toàn cầu, chính vì vậy trong trường hợp có một sự kiện xảy ra tại một quốc gia nào đó hoặc để đối phó với những cú sốc từ chính quốc gia của ngân hàng mẹ, các ngân hàng nước ngoài thường áp dụng những chính sách hoặc những cơ chế có thể gây tác động tiêu cực đến hệ thông ngân hàng, tài chính nước sở tại.

Nghiên cứu thực nghiệm của Peek và Rosengren (1997, 2000) đã chỉ ra rằng những vấn đề của hệ thống tài chính, ngân hàng của Nhật Bản xảy ra vào cuối những 80 và đầu những năm 90 đã lan truyền sang nước Mỹ thông qua hoạt động các ngân hàng Nhật Bản tại thị trường Mỹ. Thêm vào đó, một nghiên cứu khác của Golderg (2001) đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của các ngân hàng Mỹ đối với các quốc gia đang phát triển thường phản ánh tình trạng và những biến động về điều kiện nền kinh tế của nước Mỹ hơn là sự tăng trưởng và lãi suất của các nước đang phát triển nơi mà họ có các chi nhánh hoặc ngân hàng con hoạt động. Đặc biệt khi chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng con chiếm lĩnh

phần lớn trong quy mô hoạt động và vốn chủ sở hữu ngân hàng con chiếm lĩnh phần lớn trong quy mô vốn sở hữu trong tổng số các ngân hàng nước ngoài có mặt tại nước sở tại (quốc gia nơi mà các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh hoặc ngân hàng con) thì tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với nền kinh tế của quốc gia sở tại trong trường hợp có một cú sốc xảy ra tại quốc gia của ngân hàng mẹ. Theo một nghiên cứu của Hull (2002), trong số 5 ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại New Zealand chiếm trên 90% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng có 4 ngân hàng Australia. Hull kết luận rằng, chính sự tập trung sở hữu của các nhà đầu tư Australia và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế New Zealand và Australia có thể dẫn đến việc nếu nền kinh tế Australia bị mất ổn định thì nó có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến New Zealand. Ở nhiều quốc gia Châu Mỹ La Tinh, các ngân hàng của Tây Ban Nha đã chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống ngân hàng của các quốc gia này.

b. Tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trong nước

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có sự khác biệt trong việc tham gia thị trường của các ngân hàng nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển và các quốc gia công nghiệp phát triển. Ở các quốc gia đang phát triển, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại đây thường có chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào cao hơn, có khả năng sinh lợi cao hơn so với các ngân hàng trong nước; trong khi đó ở quốc gia công nghiệp phát triển thì tình hình lại ngược lại.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, với sự tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngoài sẽ làm cho chênh lệch lãi suất cho vay, khả năng sinh lợi và chi phí chung của các ngân hàng trong nước giảm đi. Thêm vào đó, các tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài đối với hệ thống ngân hàng trong nước thường xảy ra ngay sau khi có sự gia nhập của các ngân hàng này vào thị trường trong nước và không phụ thuộc vào thị phần mà họ chiếm lĩnh sau khi gia nhập.

c. Tác động đến danh mục tín dụng của các ngân hàng trong nước

Thực tế cho thấy, trong một số trường hợp, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài không đóng vai trò tích cực trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế. Trong nhiều trường hợp, các ngân hàng nước ngoài

chỉ “chọn miếng ngon” và tình trạng này rất phổ biến ở các quốc gia kém phát triển. Các ngân hàng nước ngoài chỉ chọn những khách hàng làm ăn có lãi, rủi ro thấp nhất và đẩy các doanh nghiệp còn lại được coi là có mức độ rủi ro cao hơn cho ngân hàng trong nước làm cho danh mục tín dụng của các ngân hàng trong nước trở nên rủi ro hơn. Khi các ngân hàng nước ngoài thực hiện chiến dịch “chọn miếng ngon” thì họ chỉ chọn những khách hàng khỏe mạnh, có độ tín nhiệm cao và thông thường họ đánh giá mức độ rủi ro tốt hơn các ngân hàng trong nước, hoặc họ tìm cách khác để chuyển rủi ro cho phía ngân hàng trong nước như chỉ cho vay bán buôn, cho vay thông qua các ngân hàng trong nước.

d. Tác động đến nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, khi các tập đoàn ngân hàng nước ngoài tham gia mở chi nhánh hoặc thành lập ngân hàng con ở các thị trường của các quốc gia đang phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng con thường nhanh chóng thu hút một lực lượng lao động có trình độ cao vào làm việc do có chế độ tiền lương hấp dẫn. Thông thường, mức lương bình quân mà các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng con của họ trả cho lao động có trình độ cao gấp khoảng 4 đến 6 lần so với các ngân hàng trong nước trả. Chính vì vậy, các ngân hàng nước ngoài sẽ nhanh chóng thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng tốt nhất từ các ngân hàng trong nước sang làm việc. Hiện tượng “chảy máu chất xám” này rất phổ biến và trở thành một xu hướng tất yếu ở các quốc gia đang phát triển khi quá trình hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc.

Nếu không có chính sách thu hút, tuyển dụng, đãi ngộ và phát triển nguồn nhân lực đúng đắn và phù hợp, chắc chắn các ngân hàng trong nước sẽ bị mất đi một lực lượng cán bộ tốt nhất của họ. Rõ ràng là, yếu tố con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức, định chế nào. Nó quyết định sự thành công của tổ chức đó đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, khắc nghiệt và trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Có được lực lượng cán bộ có trình độ cao, được đào tạo căn bản sẽ góp phần chủ chốt trong việc tiếp cận và nắm bắt những yêu cầu mới, công nghệ tiên tiến và đòi hỏi của một tổ chức trong quá trình hội nhập quốc tế.

e. Tác động đến hoạt động quản lý, giám sát trong hoạt động ngân hàng

Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường trong nước cũng đồng nghĩa với việc nhập khẩu công nghệ quản lý cho ít nhất một bộ phận của hệ thống ngân hàng và có thể sẽ góp phần cải thiện chất lượng cán bộ và chuẩn mực thanh tra giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, một số nhà quan sát lại cho rằng khi hoạt động ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia thì vấn đề giám sát, quản lý lại trở nên phức tạp. Trong quá trình hội nhập quốc tế, các hệ thống ngân hàng ở mỗi quốc gia đều gắn kết chặt chẽ và phụ thuộc, chế ước lẫn nhau trong hoạt động của mình, vì vậy cần phải có những giải pháp mang tính chuẩn mực về mọi khía cạnh trong hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng.

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)