Xây dựng và phát triển đồng bộ hạt ầng CNTT và thị trường tài chính, tiền tệ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 159 - 163)

- Thực hiện chiến lược cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả

3.3.2.3. Xây dựng và phát triển đồng bộ hạt ầng CNTT và thị trường tài chính, tiền tệ

tài chính, tiền tệ

Hạ tầng CNTT có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế. Hiện nay, CNTT ở Việt Nam là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Đây là một thuận lợi cho quá trình hiện đại hoá ngành ngân hàng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển hoàn thiện, đồng bộ cơ sở CNTT không những góp phần tăng cường năng lực công nghệ cho các ngân hàng mà còn cho phép các ngân hàng triển khai các sản phẩm, dịch vụ

mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, góp phần đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ và tăng hiệu quả quản lý, hiệu qủa hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Trong quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, ngoài việc cải cách và phát triển hệ thống NHTM cho phù hợp với yêu cầu của hội nhập, thị trường tài chính, tiền tệ cũng phải được xây dựng và phát triển một cách đồng bộ, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến sự phát triển của thị trường giao dịch nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm tiền gửi. Thực tế phát triển hệ thống NHTM ở nhiều nước trên thế giới đã cho thấy một nền kinh tế và hệ thống NHTM chỉ có thể phát triển vững chắc và phát huy mọi hiệu quả trên cơ sở đổi mới cân đối, đồng bộ cả hệ thống NHTM và thị trường tài chính tiền tệ. Sự phát triển đồng bộ của thị trường tài chính tiền tệ một mặt tạo ra sự cạnh tranh đối với các ngân hàng trong việc thu hút và phân bổ các nguồn vốn trong xã hội, từ đó tạo ra động lực thúc đẩy sự đổi mới của các ngân hàng, mặt khác nó cũng tạo ra cho các ngân hàng những cơ hội để đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, cung cấp các công cụ đa dạng cho phép các ngân hàng linh hoạt hơn trong việc điều tiết các nguồn vốn, nâng cao tính thanh khoản và tăng cường khả năng chống đỡ trước những diễn biến bất lợi của thị trường.

Kết luận chương 3

Tất cả các giải pháp và kiến nghị trên nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam một cách tổng thể. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ khác nhau, tuỳ từng giai đoạn phát triển, từng hệ thống NHTM cụ thể và điều kiện cụ thể để có những bước đi cho phù hợp và phát huy tốt nhất hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình. Để tăng cường năng lực cạnh tranh, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải thực hiện một cách đồng bộ hệ thống các giải pháp, đồng thời Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng phải hỗ trợ tối đa, tạo ra môi trường thuận lợi giúp NHTM Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những đòi hỏi cấp bách của ngành Ngân hàng nói chung và của hệ thống NHTM Việt nam nói riêng. Chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh thì hệ thống NHTM Việt Nam mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt. Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, mặc dù đã từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh khá với nhiều nỗ lực cải thiện và phát triển. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng sâu rộng cùng với những nỗ lực tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Chính phủ, thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTM Việt nam là vô cùng cần thiết nhằm xây dựng cho hệ thống NHTM Việt nam một hướng đi, một chiến lược phát triển, cũng như các mục tiêu, giải pháp để cải tổ, chuyển mình một cách toàn diện trong tình hình mới.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, kết hợp với khảo sát, tổng kết thực tiễn, bám sát với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận án đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản như sau:

Một là, luận án đã chắt lọc, kế thừa và hệ thống hóa, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt đã phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.

Hai là, Phân tích, đánh giá sâu sắc, chi tiêt về thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian 2005 - 2013, từ đó rút ra một số kết quả, những tồn tại và nguyên nhân

Ba là, trên cơ sở định hướng mục tiêu phát triển đến năm 2020 của Hệ thống NHTM Việt Nam, luận án đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN Việt Nam nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam.

Để thực hiện luận án này, NCS đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, cùng sự hỗ trợ của cơ quan, cơ sở đào tạo và gia đình. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu và hạn chế về hiểu biết của NCS, mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng chắc chắn luận án không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. NCS trân trọng cảm ơn và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý để luận án được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 159 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)