Nguồn lực lao động

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 66 - 70)

6. Kết cấu của luận án

2.1.3. Nguồn lực lao động

- Vùng ĐBSCL có khoảng 17,5 triệu người (chiếm gần 21% dân số cả nước), trong đó dân số nông thôn chiếm khoảng 78,8%, dân số thành thị 21,2% (thấp hơn

bình quân chung cả nước cũng như vùng ĐBSH). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,2%/năm.

- Vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long theo kết quả tổng điều tra Nông nghiệp nông thôn của Tổng cục Thống Kê, số liệu năm 2006: có 3.025.328 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 1.869.985 hộ, hộ lâm nghiệp có 6.178 hộ, lĩnh vực thuỷ sản là 335.572 hộ, còn lại là các hộ phi nông nghiệp, số liệu vừa nêu cho thấy người dân nông thôn ĐBSCL làm nông nghiệp là chủ yếu.

Lao động toàn vùng có khoảng 8,4 triệu người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 70%, lao động phi nông nghiệp 30%. Lao động qua đào tạo chiếm khoảng 14% tổng số lao động của vùng. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của vùng chưa cao, cần được tăng cường hơn nữa trong việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong tương lai. Nhưng được tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá từ lâu, nên có ý thức cao trong các hoạt động chuyển đổi sản xuất để hoà nhập và nâng cao thu nhập.

Mức gia tăng lao động ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhìn chung tăng cao hơn mức gia tăng dân số, do vậy gây nên áp lực về giải quyết công ăn việc làm, ngoài ra còn phải tính đến số lao động nông nhàn, vốn là đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp chưa được đa dạng hoá và thâm canh cao.

Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009. Theo đề án, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong

chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Từ việc nghiên cứu các điều kiện về tự nhiên, xã hội vùng ĐBSCL nhận ra một số khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu gạo của vùng như sau:

ĐBSCL là vùng có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng khác; có tiềm năng đất đai rất lớn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vùng có lợi thế về sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất trong cả nước. Nhưng bên cạnh những thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu gạo thì vùng ĐBSCL có rất nhiều khó khăn và thách thức đối với phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn hiện đại. Cụ thể:

- Là vùng rất nhạy cảm với thiên tai (hạn hán, bão, lụt...), nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu. Với kịch bản nước biển dâng cao hơn 1 m so với hiện nay, diện tích mặt đất ngập sâu trên 1 m kéo dài khoảng 1 tháng toàn đồng bằng chiếm 68% và diện tích bị nhiễm mặn với nồng độ 4 gram/lít là 1,7 triệu ha. (Dương Văn Chín-Viện lúa ĐBSCL)

Do ảnh hưởng của khí hậu, nhất là vụ hè thu, thu hoạch vào mùa mưa, lúa thường bị đổ, khâu phơi sấy chưa đáp ứng được nhu cầu do độ ẩm lúa thường cao, chất lượng lúa thấp. Cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu khác, đặc biệt từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu tiềm năng như Campuchia và Myanmar.

- Đất canh tác vẫn còn manh mún, những mảnh ruộng nhỏ lẻ nên khó khăn trong quá trình cơ giới hóa, trong khi đó quá trình tích tụ ruộng đất chưa diễn ra mạnh mẽ trong vùng. Trong giai đoạn 2001-2008, việc tích tụ đất lúa chưa nhiều, có khoảng 30.000 hộ thực hiện tích tụ khoảng 20.000 ha rải rác ở các địa phương của vùng. Bình quân diện tích đất đai tích tụ 4,8-10 ha/hộ, cá biệt có hộ 50-100 ha (Lã Văn lý- 2009). - Giống lúa phụ thuộc nhiều vào Trung quốc, giống lúa chất lượng cao sản xuất còn chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là các lúa đặc sản còn chưa nhiều.

- Tổn thất sau thu hoạch lớn, thiếu kho chứa, không dự trữ được gạo để chủ động điều tiết thị trường giá cả. Hàng triệu hộ nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đến mùa thu hoạch đồng loạt bán thóc ra thị trường làm giá hạ xuống gây thiệt hại cho người trồng lúa.

Các cơ sở vật chất khác (xếp hàng, cảng) nghèo nàn, khiến cho phí giao dịch cao. - Thị trường tiêu thụ: hiện nay trong vùng chưa có chợ đầu mối xuất khẩu gạo, việc tiêu thụ đều do thương lái đảm nhiệm nên tiêu thụ thóc trong vùng còn qua nhiều khâu trung gian. Thiếu thông tin thị trường, công tác dự báo thị trường còn gặp nhiều khó khăn, thiếu chính xác, kênh marketing hoạt động không hiệu quả ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm.

- Gạo xuất khẩu không có thương hiệu. Mặc dầu đã tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo hơn 20 năm nhưng chúng ta vẫn còn coi nhẹ việc xây dựng thương hiệu riêng của gạo Việt Nam. Tuy xuất khẩu được số lượng lớn song hình ảnh hạt gạo nước ta vẫn mờ nhạt ở thị trường nước ngoài do tỉ lệ gạo xuất trực tiếp thấp, phải xuất khẩu thông qua nước thứ ba.

- Cạnh tranh từ những cây trồng sinh lợi nhiều hơn so với sản xuất gạo như nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái...

- Giá đầu vào ngày càng tăng (chi phí vật tư nông nghiệp và công lao động tăng cao) đẩy giá thành sản xuất lúa tăng. Hiệu quả kinh tế trong trồng lúa thấp, không có động lực khuyến khích nông dân yên tâm trồng lúa, nhất là những năm giá lúa xuống thấp, điều này tiềm ẩn nguy cơ nông dân bỏ không trồng lúa, giảm diện tích gieo trồng. (Dương Ngọc Thúy và Phạm Hoàng Ngân-2009).

- Sản lượng đang đạt mức trần, trong khi việc hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị sẽ làm diện tích đất canh tác lúa bị thu hẹp, ảnh hưởng đến sản xuất lúa của vùng.

Do đó còn ít khả năng tăng thêm sản lượng nếu không có sự đầu tư thỏa đáng cho khoa học và công nghệ và giữ diện tích trồng lúa.

- Thiếu lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây công nghiệp trong vùng phát triển, hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung, thu hút nhiều lao động trẻ vùng nông thôn.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo và thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa hết khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và do một số nước áp dụng các rào cản kỹ thuật. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch về sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu còn bất cập nên chưa quản lý được cung – cầu trên thị trường. Tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn liên tục xảy ra. Ngoài ra, việc cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình giảm giá xuất khẩu đã ảnh hưởng tới thu nhập người dân.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w