Tình hình sản xuất gạo ở ĐBSCL trong những năm qua

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 70 - 199)

6. Kết cấu của luận án

2.1.4 Tình hình sản xuất gạo ở ĐBSCL trong những năm qua

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng lúa lớn nhất cả nước chiếm 90% lượng gạo xuất khẩu hàng năm.

Trong những năm gần đây, diện tích trồng lúa cả nước nhìn chung khá ổn định (năm 2007 là 7,21 triệu ha, năm 2010 là 7,51 triệu ha, năm 2012 là 7,75 triệu ha ). Tuy nhiên, nếu xét trong một thời gian dài diện tích trồng lúa có phần giảm sút. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên: trong đó chủ yếu do chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng vật nuôi, đô thị hóa,…đây cũng là điều khó tránh khỏi mất dần đất canh tác do quá trình đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Sản lượng gạo ổn định ở mức cao, có xu hướng tăng nhanh. Vùng đồng bằng sông Hồng, do quy mô đất canh tác bình quân của mỗi hộ rất thấp nên sản lượng lúa tăng chủ yếu do thâm canh tăng năng suất. Trong khi đó, ở ĐBSCL sản lượng lúa tăng 64% do tăng vụ, chỉ 12% do tăng diện tích canh tác lúa. Năm 2007 sản lượng lúa đạt 35.9 triệu tấn, năm 2010 là 39,9 triệu tấn, năm 2012 43.4 triệu tấn, bình quân mỗi năm của thời kỳ 2007-2012 tăng 1.5 triệu tấn/năm, tương đương mức tăng khoảng 4%/năm.

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả nước, 2007-2012

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn)

2007 7,207.40 49.9 35,942.70 2008 7,414.30 52.2 38,725.10 2009 7,437.20 52.4 38,895.17 2010 7,513.70 53.2 39,988.90 2011 7,651.40 55.2 42,324.90 2012 7,750.00 56.3 43,400.00

Nguồn: Bộ NN&PTNT và USDA

Sản xuất lúa vùng ĐBSCL có ưu thế lớn so với cả nước:

Về diện tích: Diện tích gieo trồng lúa vùng ĐBSCL trong những năm gần đây giảm, do hình thành các khu công nghiệp tập trung và thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa sang loại cây trồng và nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao hơn (cây ăn quả, nuôi tôm,…)

Diện tích gieo trồng lúa năm 2009 là 3.872,9 nghìn ha, tăng so với các năm trước đó. Năng suất và sản lượng lúa ở ĐBSCL đã gia tăng theo từng năm từ năm 2007 sản lượng chỉ khoảng 36 triệu tấn cho đến năm 2010 khoảng 40 triệu tấn, 2012 là 43 triệu tấn. Trong khi đó năng suất bình quân tăng khoảng 1,0 tấn/năm (Đồ thị 1).

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ĐBSCL, 2007-2012

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2007 3,683.1 50.7 18,678.9 2008 3,858.9 53.6 20,669.5 2009 3,870.0 53.0 20,523.2 2010 3,945.9 54.7 21,595.6 2011 4,089.3 56.7 23,186.3 2012 4,181.3 58.8 24,586.0 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đạt được những kết quả diện tích, năng suất và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua là nhờ sự đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn có hiệu quả và ngày càng tăng từ ngân sách Nhà nước, từ nguồn tín dụng, vốn FDI, vốn vay của WB, ADB, nguồn vốn huy động trong dân,…vào xây dựng các công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng, khai hoang phục vụ sản xuất lúa tạo điều kiện vật chất góp phần phát triển mạnh mẽ sản xuất tăng nhanh sản lượng. Điển hình là các công cuộc khai thác đầu tư vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, khai thác Tây sông Hậu, ngọt hóa bán đảo Cà Mau…đã đưa hàng triệu hecta đất hoang hóa vào sản xuất, chuyển chế độ canh tác ở nhiều tỉnh trong vùng từ chỗ chỉ làm hai vụ lúa năng suất thấp sang làm ba vụ lúa (đông xuân, hè thu, vụ mùa).

Cùng với chủ trương khai hoang, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn quan tâm ứng dụng thành tựu khoa học mới vào sản xuất, nhiều giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt có giá trị xuất khẩu được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều. ĐBSCL trồng nhiều giống lúa có nguồn gốc từ Viện lúa quốc tế IRRI, trong đó 10 giống lúa được trồng phổ biến nhất, chiếm tới 60% tổng diện tích gieo trồng lúa cả nước.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế : Một số nơi sản xuất chưa thực sự an toàn với lũ, mặn, phèn và hạn hán do thủy lợi chưa khép kín và thiếu chủ động; việc tăng diện tích canh tác 3 vụ lúa liên tục tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh xảy ra cao; năng suất lúa ở một số địa phương, nhất là trong vùng kiểm soát lũ cả năm còn thấp; giá thành sản xuất lúa ngày một tăng do người trồng lúa đầu tư thâm canh chưa hợp lý, giá vật tư và giá nhân công tăng, tỷ lệ thóc hao hụt kể từ khâu cắt đến bảo quản sau thu hoạch ở mức cao (>10%); quy mô đất sản xuất lúa bình quân hộ nhỏ, nên hạn chế sự liên kết sản xuất giữa các hộ trồng lúa, dẫn đến việc đưa tiến bộ kỹ thuật, trang bị cơ giới hóa, tổ chức thu mua sản phẩm khó khăn, đồng thời sử dụng nhiều loại giống nên chất lượng kém đồng đều; liên kết 4 nhà, nhất là liên kết giữa người sản xuất lúa với doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu gạo còn nhiều hạn chế; thị trường tiêu thụ có những thời điểm biểu hiện cung vượt cầu, nên giá cả không ổn định.

2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.2.1 Hệ thống thu mua và xuất khẩu gạo ở ĐBSCL

Một nghịch lý tồn tại nhiều năm là doanh nghiệp xuất khẩu gạo không mua lúa của nông dân. Nông dân làm ra lúa và bán lúa. Còn doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại chỉ đi mua gạo thành phẩm của các nhà máy chế biến. Ở giữa nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu gạo là một khoảng cách xa với lực lượng thương lái (hoặc doanh nghiệp tư nhân) có khi đến 4 – 5 tầng bậc. Cho nên, Chính phủ đã nhiều lần đưa ra các chính sách ưu đãi về tín dụng, lãi suất, thuế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, để mong mua hết lúa với giá cao cho nông dân, nhưng không mấy khi nông dân được hưởng bởi doanh nghiệp xuất khẩu đâu có mua lúa trực tiếp với người dân. Đây là một cản trở khiến cho hiệu quả hỗ trợ của chính phủ đối với cả người bán và người mua giảm đi đáng kể. Sự bát nháo trong thu mua lúa như thế còn làm cho chất lượng hạt gạo xuất khẩu của nước ta luôn thấp. Bởi, thương lái nhỏ lẻ, mua nhỏ lẻ, mua nhiều loại lúa, trộn lẫn với nhau và xay ra chủ yếu gạo phẩm cấp thấp, loại gạo 25% tấm chiếm tỷ lệ khoảng 60%. Thương lái mua lúa tươi, quy trình sấy khô không đảm bảo kỹ thuật càng khiến cho chất lượng hạt gạo xuống thấp hơn, tỷ lệ hạt gạo gãy chiếm tới 60 – 65% (các nước khác, tỷ lệ hạt gạo gãy chỉ chiếm chừng 45%. Chất

lượng gạo giảm sút, giá lúa gạo bị đẩy lên cao nhưng lợi nhuận không hề được dành nhiều cho người sản xuất và nhà xuất khẩu gây ra sự bức xúc đối với cả hai bên. Sự tồn tại trên là do chúng ta chưa tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, cung – cầu, giá cả không được cập nhật thường xuyên giữa các bên với nhau, vì thế vẫn tạo lỗ hổng cho lực lượng thương lái tồn tại.

Phương thức bán gạo của hộ nông dân trên thị trường qua các kênh sau:

- Kênh I: Người sản xuất Thương lái  Người kinh doanh xuất khẩu gạo và dự trữ thóc Quốc gia (đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước), chủ yếu là đơn vị quốc doanh.

- Kênh II: Người sản xuất  Thương lái  Cơ sở xay xát tư nhân (người kinh doanh gạo  Bán cho người bán lẻ  Bán cho người tiêu dùng.

* Thương lái: là những tư nhân đứng ra thu gom để bán cho các chủ hàng, các chủ hàng thường là:

+ Các đơn vị xuất khẩu gạo: sản lượng thóc thu mua để chế biến xuất khẩu chiếm 100% hộ nông dân bán thông qua con đường này, giá cả do thương lái mặc cả với hộ nông dân.

+ Các cơ sở xay xát tư nhân: chủ cơ sở xay xát mua của thương lái về chế biến, bán cho người bán lẻ, bán cho người tiêu dùng (hình thành này chủ yếu phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa vùng ĐBSCL và cả nước).

Hệ thống thu mua gạo phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu đang bộc lộ nhiều hạn chế gây khó khăn cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo. Cụ thể:

- Khoảng cách giữa nông dân với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) còn rất xa.

- Thương lái nhỏ lẻ, mua nhỏ lẻ, mua nhiều loại lúa, trộn lẫn với nhau và xay ra chủ yếu gạo phẩm cấp thấp.

- Thương lái mua lúa tươi, quy trình sấy khô không đảm bảo kỹ thuật càng khiến cho chất lượng hạt gạo xuống thấp hơn nữa.

- Có hiện tượng tranh bán, tranh mua khi thị trường tiêu thụ khó khăn, hay khi thị trường xuất khẩu thuận lợi đẩy giá gạo xuất khẩu tăng không cạnh tranh được với gạo xuất khẩu của các nước.

- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ bến cảng và các thủ tục xuất khẩu của nước ta còn cao hơn các nước khác.

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo giữ vị trí thứ 2 thế giới

sau Thái Lan, lợi nhuận thu về từ xuất khẩu gạo trở thành một nguồn thu nhập đáng kể trong GDP.

Do chính sách đảm bảo an ninh lương thực, hàng năm nhà nước chỉ cho phép xuất khẩu gạo ở một hạn mức nhất định. Doanh nghiệp xuất khẩu gạo căn cứ vào hạn mức cho phép để ký hợp đồng xuất khẩu. Sau đó, cho thương lái thu gom hàng theo quy định của hợp đồng ký kết.

Hệ thống xuất khẩu gạo ở Việt Nam khá phức tạp, gồm nhiều đối tượng tham gia: người nông dân sản xuất lúa, người thu gom, người bán buôn, bán lẻ, các công ty lương thực…tạo ra không ít các khó khăn trong quá trình đưa hạt gạo ra thị trường thế giới khi trải qua các khâu trung gian không cần thiết.

Sơ đồ 1 Tổ chức xuất khẩu gạo

Giao hạn ngạch (1) Nhà nước

Doanh nghiệp xuất khẩu

Nhà nhập khẩu nước ngòai Nông dân Mua (3) Thương lái Mua (2)

2.2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của ĐBSCL trong thời gian qua

Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai khu vực sản xuất gạo chủ yếu của nước ta, trong đó gạo ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu hướng tới thị trường xuất khẩu:

Bảng 2.4 Sản lượng gạo xuất khẩu ĐBSCL 2007 – 2012

ĐVT: Tấn STT Tỉnh, thành 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Long An 131,064 236,870 292,341 371,190 470,959 596,432 2 Tiền Giang 181,053 149,162 217,332 221,495 307,924 289,290 3 Bến Tre 8,196 8,445 22,624 15,623 34,140 35,377 4 Trà Vinh 60,921 69,211 98,931 101,163 84,989 77,603 5 Vĩnh Long 245,993 220,815 421,024 317,859 438,610 458,742 6 Đồng Tháp 288,128 172,840 251,176 252,280 269,396 255,095 7 An Giang 146,214 260,538 184,925 224,645 567,789 571,902 8 Kiên Giang 505,438 780,704 998,957 819,705 964,242 1,015,039 9 Cần Thơ 445,417 482,800 599,038 627,325 702,046 981,768 10 Hậu Giang 8,199 12,431 11,287 16,812 17,088 37,187 11 Sóc Trăng 16,340 300 11,875 70,195 60,985 120,783 12 Bạc Liêu 57,479 65,000 70,000 80,000 92,000 63,951 13 Cà Mau 21,275 13,774 15,997 14,569 16,447 28,948 CẢ VÙNG 2,115,71 7 2,472,89 0 3,195,50 7 3,132,86 1 4,026,61 5 4,532,117

Nguồn: Niên giám Thống kê các tỉnh ĐBSCL

Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu gạo 2007 – 2012

ĐVT: Tỷ USD Năm Cả nước ĐBSCL 2007 1.49 0.69 2008 2.91 1,52 2009 2.66 1.42 2010 3.25 1.48 2011 3.66 2.07 2012 3.67 2.22 Nguồn: AGRODATA

Đồ thị 2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của ĐBSCL 2007 – 2012

Nguồn: Niên giám Thống kê các tỉnh ĐBSCL

Mặc dù, sản lượng gạo xuất khẩu tăng qua các năm nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng không tương ứng với tốc độ tăng sản lượng. Do cuối năm 2011 và đầu năm 2012, sau khi giá gạo trên thị trường thế giới tăng, Ấn Độ đã nối lại các hoạt động xuất khẩu gạo. Sự trở lại của một quốc gia sản xuất và dự trữ gạo hàng đầu đã tác động không nhỏ đến thương mại gạo thế giới. Do vậy, giá gạo trên thị trường thế giới thời gian qua có xu thế giảm (Bảng 2.10, 2.11, 2.12, 2.13).

Sau khi chính sách thế chấp được Chính phủ Thái Lan áp dụng vào cuối năm 2011 giá gạo trên thị trường thế giới đã tăng. Tuy nhiên, giá tăng không xuất phát từ thực tế cung cầu mà xuất phát từ chính sách tăng thu nhập cho nông dân, do vậy đến cuối năm 2012, giá gạo trên thị trường thế giới dần được kéo về với thực tế cung cầu.

2.2.3 Năng lực xuất khẩu gạo ĐBSCL

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường thế giới hiện nay là Thái Lan. Đây là nước có khối lượng gạo xuất khẩu lớn nhất và có nhiều lợi thế hơn Việt Nam trên nhiều mặt, đặc biệt về chất lượng – phẩm cấp, hơn nữa họ đã thiết lập được hệ thống thị trường xuất khẩu khá ổn định.

Những năm gần đây thị phần xuất khẩu gạo (thị phần tuyệt đối) của nước ta trên thế giới ngày một tăng (từ 15,79% niên vụ 2007/2008 lên 21,73% niên vụ 2009/2010 và dự kiến 19,14% niên vụ 2010/2011). Nếu so với đối thủ cạnh tranh

trong xuất khẩu gạo là Thái Lan thì thị phần xuất khẩu gạo (thị phần tương đối) của Việt Nam cũng ngày càng tăng, phản ánh độ lớn và sức mạnh của gạo xuất khẩu Việt Nam so với đối thủ cạnh tranh (Thái Lan). Chẳng hạn, niên vụ 2006/2007, 2007/2008 thị phần gạo xuất khẩu của Việt Nam là khoảng 46 – 47%, nhưng đến niên vụ 2008/2009, 2009/2010 đã tăng lên từ 69,42-76,47%, và niên vụ 2010/2011 dự báo là 59,79%.

Bảng 2.6 Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam niên vụ 2007/2008 - 2010/2011

2007/2008 2008/2009 2009/2010 2010/2011 (Dự báo)

Thế giới (triệu tấn) 29,70 29,20 29,90 30,30

Việt Nam (triệu tấn) 4,649 5,950 6,500 5,800

Thị phần (%) 15,79 20,37 21,73 19,14

Nguồn: Báo cáo thường niên ngành gạo Việt Nam năm 2010 và triển vọng 2011

Bảng 2.7 Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan niên vụ 2007/2008 – 2010/2011

2006/07 2007/08 2008/09 2009/10 2010/11

Thailand (triệu tấn) 9.557 10.011 8.570 8.500 9.700

Vietnam (triệu tấn) 4.522 4.649 5.950 6.500 5.800

Thị phần (%) 47,31 46,43 69,42 76,47 59,79

Nguồn: AGROINFO tổng hợp từ USDA

Để đánh giá năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng có thể dựa vào một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

2.2.3.1 Lợi thế so sánh

Việt Nam có diện tích gieo trồng lúa lớn, năm 2012 đạt 7,75 triệu ha, đứng thứ 3 trong khối ASEAN (sau Inđônêsia và Thái Lan) và năng suất lúa đạt 5,63 tấn/ha, ở mức cao so với khu vực và trên thế giới.

Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu về sản xuất lúa của Việt Nam và Thái Lan Số T Hạng mục Đơn Vị Thái Lan Việt Nam VN/Thái Lan

T (%)

1 Diện tích canh tác (đất lúa) Triệu ha 9,2 4,1 44,6 2 Hệ số quay vòng đất

Vòng

quay 1,2 1,8 150,0

3 Lượng phân bón hóa học Triệu tấn 3,5 2,1 60,0

4

BQ lượng phân bón/Ha gieo

trồng Kg/ha

317,0 3

284,5

5 89,8

5 NS bình quân/ha gieo trồng Tạ/ha 30 52,2 174,0

6 Sản lượng lúa/ha canh tác Tạ/ha 36 93,96 261,0

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn Tạp chí kinh tế Thái Lan 2008 và FAOSTAT, 2008

Qua trên ta thấy Việt Nam có diện tích đất canh tác thấp hơn Thái Lan nhưng hệ số vòng quay đất cao hơn kết hợp năng suất bình quân/ha gieo trồng cao làm cho sản lượng lúa/ha canh tác cao. Nhờ diện tích sản xuất lúa có tưới chiếm tỉ lệ lớn (>90%), độ phì nhiêu khá cao và trình độ thâm canh cao, giá nhân công trong nông nghiệp, nông thôn còn đang rẻ so với các nước trong khu vực và lượng phân bón hoá học sử dụng bình quân/ha gieo trồng thấp nên giá thành sản xuất lúa của Việt Nam thấp, chi phí chỉ bằng 65-85% so với Thái Lan. Do đó, có thể nói Việt Nam có tiềm năng và lợi thế cao hơn Thái Lan trong sản xuất lúa gạo.

2.2.3.2 Chất lượng gạo xuất khẩu (chênh lệch về chất lượng so với đối thủ cạnh tranh) cạnh tranh)

Bên cạnh sự tăng trưởng về khối lượng gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được nâng cao về cả chất lượng gạo và chất lượng chế

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 70 - 199)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w