6. Kết cấu của luận án
3.1.1.2 Kịch bản nước biển dâng
Mực nước biển dâng ứng với các Kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố như sau:
Bảng 3.3 Kịch bản NBD cho khu vực thuộc ĐBSCL
(ĐVT: Cm)
Khu vực Năm 2020 Năm 2030
1. Kịch bản phát thải thấp (B1)
- Mũi Kê Gà – Mũi Cà Mau (biển Đông) 8 – 9 11 – 13
- Mũi Cà Mau – Kiên Giang (biển Tây) 9 – 10 13 – 15
2. Kịch bản phát thải trung bình (B2)
- Mũi Kê Gà – Mũi Cà Mau (biển Đông) 8 – 9 12 – 14
- Mũi Cà Mau – Kiên Giang (biển Tây) 9 – 10 13 – 15
3. Kịch bản phát thải cao (A)
- Mũi Kê Gà – Mũi Cà Mau (biển Đông) 8 – 9 13 – 14
- Mũi Cà Mau – Kiên Giang (biển Tây) 9 – 10 14 – 15
Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2011
- Khi nước biển dâng 12 cm (2020), diện tích tự nhiên của vùng ĐBSCL bị ngập có thể lên đến 24.590 ha, trong đó: diện tích lúa bị ngập 3.900 ha và diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập 20.690 ha với mức ngập 0,5-1,0 m. Vùng ngập thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
- Khi nước biển dâng 17cm (2030), diện tích tự nhiên của vùng ĐBSCL bị ngập có thể lên đến 31.010 ha, trong đó: diện tích lúa bị ngập 15.152 ha và diện
tích nuôi trồng thủy sản bị ngập 15.858 ha với mức ngập 0,5-1,0 m. Vùng ngập cũng thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Nước biển dâng cao làm xâm nhập mặn sâu hơn vào nội địa. Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng cao 1m thì nhiều diện tích chuyên trồng lúa 2 vụ/năm sẽ không thể sản xuất được do nước mặn tràn vào. Hiện nay, mức độ nhiễm mặn trên 0,4% đã lấn sâu vào 30-40 km tại một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Diện tích bị mặn trên 0,4% hiện nay là khoảng 1.303 nghìn ha. Diện tích này sẽ tăng lên 1,493 triệu ha ứng với kịch bản nước biển dâng 0,69 m và 1,637 triệu ha với kịch bản nước biển dâng 1m ở địa bàn đồng bằng sông Cửu Long.
Bảng 3.4 Dự báo thiệt hại sản lượng lúa theo kịch bản về nước biển dâng 1m tại ĐBSCL