Chi đầu tư cho quy hoạch xây dựng các vùng sản xuất gạo xuất

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 87 - 103)

6. Kết cấu của luận án

2.3.1.1. Chi đầu tư cho quy hoạch xây dựng các vùng sản xuất gạo xuất

dân. Vì vậy, nếu không có giải pháp nâng cao lợi nhuận cho nông dân đảm bảo cho họ được hưởng ngang bằng với mức đóng góp của họ trong việc tạo ra giá trị gia tăng, ngành nông nghiệp khó có thể phát triển bền vững.

2.3 THỰC TRẠNG CHI NSNN VÀ TÍN DỤNG CHO VAY TẠM TRỮ GẠOXUẤT KHẨU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG XUẤT KHẨU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Sản xuất và xuất khẩu gạo trong hơn 20 năm qua đã liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao và ổn định. Khối lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu cũng từng bước được cải thiện trên tất cả các tiêu thức, nhất là về chất lượng và giá cả xuất khẩu. Có được kết quả khả quan trên là nhờ có sự đổi mới về chính sách và áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Để đánh giá tác động của các chính sách và giải pháp tác động đến nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo đề tài vận dụng mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter. Những chính sách, giải pháp có tác động đến nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo có nội dung rộng, trong đó có những chính sách, giải pháp được nghiên cứu và thực thi ở tầm vĩ mô (chính phủ và các bộ ngành hay cấp địa phương –tỉnh, huyện), có những vấn đề được giải quyết ở các cơ sở sản xuất và kinh doanh gạo.

Trong phạm vi đề tài sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá ở một số chính sách và giải pháp tài chính chủ yếu có tác động trực tiếp đến nâng cao khả năng xuất khẩu gạo. Cụ thể:

2.3.1. Chi ngân sách nhà nước

2.3.1.1. Chi đầu tư cho quy hoạch xây dựng các vùng sản xuất gạo xuấtkhẩu khẩu

Để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo trong cơ chế thị trường cần thiết phải quy hoạch vùng sản xuất gạo xuất khẩu vì có như vậy mới đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường thế giới số lượng, chủng loại, tránh hiện tượng không đủ hoặc dư thừa một loại gạo nào đó so với nhu cầu. Các vùng lúa quy hoạch là căn cứ quan trọng tạo nguồn hàng, làm cơ sở ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo, đáp ứng nhu cầu của từng thị trường cụ thể. Chính phủ cũng đã tiến hành nhiều biện pháp để xây dựng vùng sản xuất lương thực hàng hóa trên quy mô lớn: quy hoạch 300 nghìn ha ở đồng bằng sông Hồng và 1 triệu ha ở ĐBSCL chuyên trồng lúa xuất khẩu; thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa”…nhằm tập trung đầu tư cho thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản xuất lương thực, nâng cao năng suất, chất lượng, tính đồng đều của sản phẩm. Do quy hoạch thành các vùng sản xuất hàng hóa gắn liền với chế biến và thị trường xuất khẩu nên đã kích thích các cơ sở sản xuất nông nghiệp (hộ gia đình, các trang trại và các công ty theo ngành) đầu tư ứng dụng công nghệ mới (giống, kĩ thuật canh tác…)

Theo cục Trồng trọt (bộ NN – PTNT), chỉ mới triển khai “ cánh đồng mẫu lớn” ở ĐBSCL trong vụ hè thu 2011 và còn nhiều khó khăn nhưng đã tập hợp được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước – doanh nghiệp – nhà khoa học và sự hưởng ứng của nông dân. Đầu tiên, 6.400 hộ nông dân tham gia với 7.803 ha (đạt 93,22% kế hoạch đề ra). Riêng An Giang, “ Cánh đồng mẫu lớn” đầu tiên ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành cho thấy năng suất cao hơn, lợi nhuận tăng thêm vài triệu đồng trên mỗi ha đất trồng lúa.

Hiện nay hầu hết các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”. Ngoài ra, còn có sự hợp tác các doanh nghiệp như phân bón Bình Điền, Bảo vệ thực vật An Giang, Bayer,….

Tuy nhiên, trên thực tế, công tác quy hoạch vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa còn nhiều hạn chế, chất lượng quy hoạch còn thấp, tính pháp lý trong thực hiện quy hoạch chưa được đề cao nên chưa tạo được sự ổn định về nhu cầu lâu dài các sản phẩm khoa học và công nghệ. Cụ thể:

- Đất nông nghiệp nói chung và đất canh tác lúa nói riêng ở Việt Nam rất thấp (chỉ 0,11ha/người). Nước ta có ít đất, trong thời gian qua, đất lúa lại bị mất với tốc độ khá nhanh. Ở những vùng khác, đất lúa giảm do chuyển đổi mục đích sang công nghiệp, dịch vụ và do quá trình đô thị hóa. Do vậy, kết quả chưa đạt được như mong muốn do thiếu tác động mang tính kiên quyết trong việc xúc tiến quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất lúa, không tạo được nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu.

- Một số quy hoạch chưa thật sự có cơ sở khoa học, còn mang tính áp đặt. Chẳng hạn như quy hoạch ngọt hóa bán đảo Cà Mau để trồng lúa nhưng sau đó người dân lại phá vỡ các công trình đã xây dựng để nuôi tôm nước mặn.

- Quy hoạch các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa nhưng chưa gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chúng ta vẫn chưa có chính sách đầu tư đồng bộ cho việc quy hoạch, xây dựng các vùng sản xuất lúa gạo nên phối hợp từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản đến xuất khẩu gạo chưa đạt được kết quả cao. Người dân trồng xong lúa cho thu hoạch cao nhưng không biết bán cho ai vì nhà máy chế biến chưa xây dựng, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa có ngành nào, cấp nào lo cho, lợi ích chưa được đảm bảo nên người dân chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất.

- Quy hoạch các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa chưa gắn với quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội như thủy lợi, giao thông, điện thông tin liên lạc, trường học, bệnh xá….Hậu quả là người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhất là công trình thủy lợi chưa hoàn thiện dẫn đến hạn hán kéo dài không khắc phục được, giao thông chưa phát triển nên vận chuyển hàng hóa tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, từ đó, các vùng quy hoạch không thể mở rộng quy mô sản xuất và sản xuất thiếu tính ổn định.

Mô hình “ Cánh đồng mẫu lớn” tiến tới vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu đạt đến 1.000.000 ha là có thể tổ chức thực hiện được. Tuy nhiên, cần có các bước đi và thời gian thích hợp để tổ chức triển khai. Khó khăn nhất là doanh nghiệp thu mua lúa, vì số doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện nay khoảng 210 doanh nghiệp,

trong đó 123 doanh nghiệp là thành viên Hiệp hội lương thực Việt Nam. Nên mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một vùng nguyên liệu khá lớn.

Bảng 2.14 Chỉ tiêu quy hoạch đất lúa vùng ĐBSCL đến năm 2020

(ĐVT: 1.000 ha)

Tỉnh, TP Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 2020/2010

Tổng 2-3 vụ Còn lại Tổng 2-3 vụ Còn lại Tổng 2-3 vụ Còn lại Tổng 2-3 vụ Còn lại ĐBSCL 1.927, 0 1.721, 1 205,9 1.866,5 1.710, 6 155, 9 1.816, 9 1.703, 1 113, 8 - 110,1 -18,0 -92,1 Long An 258,6 231,3 27,3 251,1 237,6 13,5 245,0 243,3 1,7 -13,6 11,9 -25,5 Tiền Giang 86,8 86,8 82,0 82,0 78,0 78,0 -8,8 -8,8 Bến Tre 38,1 26,8 11,3 35,3 29,0 6,3 33,0 31,0 2,0 -5,1 4,2 -9,3 Trà Vinh 97,7 88,5 9,3 94,0 88,2 5,8 91,0 88,0 3,0 -6,7 -0,5 -6,3 Vĩnh Long 70,2 70,2 67,1 67,1 64,5 64,5 -5,7 -5,7 Đồng Tháp 225,2 225,2 222,4 222,4 220,0 220,0 -5,2 -5,2 An Giang 257,7 248,8 8,9 253,4 248,9 4,5 250,0 249,0 1,0 -7,7 0,2 -7,9 Kiên Giang 377,4 299,3 78,1 370,6 314,8 55,8 365,0 329,0 36,0 -12,4 29,7 -42,1 Cần Thơ 91,6 91,6 83,2 83,2 76,2 76,2 -15,4 -15,4 0,0 Hậu Giang 82,5 82,5 79,6 79,6 77,2 77,2 -5,3 -5,3 Sóc Trăng 146,6 142,9 3,7 141,9 140,3 1,5 138,0 138,0 -8,6 -4,9 -3,7 Bạc Liêu 77,6 65,7 11,9 80,6 62,1 18,4 83,0 58,9 24,1 5,4 -6,8 12,2 Cà Mau 116,9 61,4 55,5 105,4 55,4 50,0 96,0 50,0 46,0 -20,9 -11,4 -9,5

Nguồn: Công văn số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ.

Căn cứ chỉ tiêu sử dụng đất cấp Quốc gia phân bổ trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, diện tích đất lúa của vùng đến năm 2015 là 1.866,5 ngàn ha, trong đó: đất chuyên trồng 2 vụ lúa trở lên 1.710,6 ngàn ha và đất trồng lúa còn lại là 155,9 ngàn ha, tổng giảm so với năm 2010 là 60,5 ngàn ha, trong đó: đất chuyên trồng 2 vụ lúa trở lên giảm 10,5 ngàn ha và đất trồng lúa còn lại giảm 50,0 ngàn ha.

Diện tích đất lúa của vùng đến năm 2020 là 1.816,9 ngàn ha, trong đó: đất chuyên trồng 2 vụ lúa trở lên 1.703,1 ngàn ha và đất trồng lúa còn lại là 113,8 ngàn ha, tổng giảm so với năm 2010 là 110,1 ngàn ha, trong đó: đất chuyên trồng 2 vụ lúa trở lên giảm 18,0 ngàn ha và đất trồng lúa còn lại giảm 92,1 ngàn ha. Để gia tăng sản lượng tạo nguồn cung chất lượng cho xuất khẩu trong khi diện tích gieo trồng giảm thì phải tăng cường sản xuất lúa vụ 3 đồng thời áp dụng phương pháp kỹ thuật tiên tiến để gia tăng sản lượng.

Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, theo đó ngân sách trung ương hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác cho địa phương để sản xuất lúa. Với mức hỗ trợ nêu trên, hàng năm (từ 2012 đến 2015) Nhà nước hỗ trợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long kinh phí để thực hiện Nghị định số 42/2012/NĐ-CP khoảng 1.700 tỷ đồng, chiếm 50% tổng kinh phí thực hiện của cả nước

Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh xuất khẩu gạo nhà nước đã có chủ trương dành phần đầu tư ngân sách thỏa đáng cho phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Theo số liệu thống kê, tình hình chi ngân sách cho đầu tư phát triển ĐBSCL qua các năm như sau :

Bảng 2.15: Chi đầu tư phát triển ĐBSCL 2007 – 2009

ĐVT: triệu đồng STT Tỉnh, thành 2007 2008 2009 1 Long An 748,221 752,372 913,481 2 Tiền Giang 872,762 666,020 723,305 3 Bến Tre 580,360 736,677 845,361 4 Trà Vinh 343,096 682,697 601,430 5 Vĩnh Long 403,164 500,376 664,741 6 Đồng Tháp 696,177 832,599 956,432 7 An Giang 675,288 731,083 1,202,589 8 Kiên Giang 984,970 652,501 865,289 9 Cần Thơ 692,785 941,367 1,729,140 10 Hậu Giang 517,323 1,304,566 798,711 11 Sóc Trăng 674,969 668,085 767,675 12 Bạc Liêu 334,205 537,515 703,211 13 Cà Mau 484,557 384,000 413,576 CẢ VÙNG 9,389,858 8,007,877 11,184,941

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh ĐBSCL

Bảng 2.16: Chi đầu tư phát triển ĐBSCL 2010 – 2012

STT Tỉnh, thành 2010 2011 2012 1 Long An 1,282,000 1,516,200 1,687,200 2 Tiền Giang 929,804 769,041 1,550,163 3 Bến Tre 866,000 771,000 785,000 4 Trà Vinh 698,727 800,694 1,987,442 5 Vĩnh Long 974,311 1,272,303 1,780,991 6 Đồng Tháp 1,341,233 1,351,862 724,000 7 An Giang 1,160,637 1,146,588 1,483,586 8 Kiên Giang 954,109 1,239,616 2,055,920 9 Cần Thơ 1,643,233 1,875,592 2,154,816 10 Hậu Giang 799,275 1,156,578 2,123,215 11 Sóc Trăng 1,015,851 888,399 708,690 12 Bạc Liêu 787,976 745,405 1,053,527 13 Cà Mau 443,500 705,204 547,291 CẢ VÙNG 12,896,656 14,238,482 18,641,841

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh ĐBSCL

Đồ thị 5: Chi đầu tư phát triển ĐBSCL 2007 - 2012

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh ĐBSCL

Mức chi đầu tư cho nông nghiệp tăng liên tục qua các năm thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.17: Tốc độ tăng chi đầu tư phát triển ĐBSCL 2007 – 2012 ĐVT: triệu đồng

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

(%)

Năm 2008, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, nhà nước cắt giảm đầu tư công nên tốc độ chi đầu tư phát triển giảm 15% so với năm 2007, năm 2009 chính phủ tăng chi đầu tư phát triển 40% so với 2008 cho các công trình dự án trọng tâm, trọng điểm. Từ năm 2010 đến 2012 chính phủ liên tục tăng chi đầu tư phát triển quá các năm với tốc độ tăng trung bình 19%/năm.

Ở ĐBSCL, các khoản chi ngân sách dùng cho đầu tư phát triển chủ yếu là:

2.3.1.2.Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ngành nông nghiệp, nông thôn

- Kết cấu về hạ tầng kỹ thuật: cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lúa từng bước được tăng cường như: cầu cống, đường sá, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc...

Về thuỷ lợi, 5 năm qua toàn vùng ĐBSCL đã đầu tư cải tạo và đào mới trên 4.430 km kênh trục và kênh cấp I đưa nước ngọt tưới sâu vào nội đồng và tăng cường khả năng tiêu úng, xổ phèn cho đồng ruộng và 105 trạm bơm điện quy mô lớn và vừa, hàng vạn máy bơm nhỏ để tưới tiêu với năng lực tưới thiết kế 81.620 ha (thực tưới được 23.380 ha); Xây dựng khoảng 80 cống rộng từ 5m trở lên trong đó có nhiều cống rộng từ 10 – 30m, hàng trăm cống có bề rộng 2 – 4m và hàng vạn cống nhỏ để ngăn mặn, ngăn lũ, lợi dụng thuỷ triều tưới tiêu. Lớn nhất là cống đập Ba Lai có chiều rộng 84m; Xây dựng khoảng 7.000 km bờ bao chống lũ tháng 8 bảo vệ lúa hè thu; Đang xây dựng 450 km đê biển, 1.290 km đê sông và khoảng 7.000 km bờ bao ven các kênh rạch nội đồng để ngăn mặn cho vùng ven biển; Xây dựng hơn 200 km đê bao cho các khu rừng tràm tập trung để giữ nước mưa chống cháy rừng trong mùa khô; Tổng diện tích được tưới 624.645 ha, trong đó, tưới lúa mùa 579.740 ha, tưới màu và cây công nghiệp ngắn ngày 240.651 ha, cây công nghiệp dài ngày 90.501. Tổng diện tích được tưới tiêu 757.680 ha.

Hàng năm Nhà nước dành trên 3.000 tỷ đồng cho xây dựng các cơ sở hạ tầng (không kể đường giao thông). Trong khâu thủy lợi, 90% chi của ngân sách tập trung vào việc nâng cấp hệ thống tưới tiêu cho cây lúa.

Là vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nước nên hàng chục năm Nhà nước rất quan tâm đầu tư xây dựng và hiện đại hóa hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất lúa quanh năm. Hiện nay diện tích tưới chiếm 85% diện tích lúa. Hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống đê, cống đập ngăn mặn và kênh dẫn nước ngọt như Quản Lộ - Phụng Hiệp, Tiếp Nhật và Ba Rinh – Tà Liêm, bắc Bến Tre, nam Măng Thít, Ô Môn Xà Ro...kênh Hồng Ngự dẫn nước ngọt bổ sung từ sông Mêkong vào hệ thống sông Vàm Cỏ. Hệ thống tuy chưa thật hoàn chỉnh khép kín nhưng đã phát huy hiệu quả cao trong những năm qua, giúp đẩy nhanh quá trình ngọt hóa tại các vùng khó khăn về nước, ổn định sản xuất nông nghiệp và góp phần to lớn vào chương trình đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu (Vũ Văn Thặng- 2009). Nhiều công trình thủy lợi trở thành trục tiêu thoát nước cho nhiều thành phố đô thị, góp phần phòng chống ô nhiễm nguồn nước, phòng chống cháy rừng, ổn định cuộc sống, định canh định cư cho đồng bào.

Trước những bất cập trong việc phát triển hệ thống thủy lợi tại ĐBSCL, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng, ngày 25-9-2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1397/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng”. Với tổng kinh phí đầu tư 171.700 tỉ đồng, ĐBSCL từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chủ động cấp, tiêu thoát nước, kiểm soát lũ, kiểm soát mặn ổn định cho khoảng 1,8 triệu ha đất lúa; chủ động nguồn nước đảm bảo lịch thời vụ và

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 87 - 103)