Đối với các tỉnh ĐBSCL

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 164 - 199)

6. Kết cấu của luận án

3.5.2 Đối với các tỉnh ĐBSCL

Mọi chủ trương, chính sách của chính phủ có đi vào cuộc sống hay không phụ thuộc chủ yếu vào sự lãnh đạo cũng như điều hành quản lý của chính quyền các cấp, trong đó dặc biệt là cấp tỉnh. Để tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đạt hiệu quả và phát triển bền vững, đề tài xin có một vài kiến nghị đối với các tỉnh như sau:

1, Trên cơ sở quy hoạch của nhà nước về sản xuất lúa, nhất là sản xuất lúa xuất khẩu, các tỉnh cần rà soát lại quy hoạch đã có để có cơ sở bổ sung, hoàn thiện quy hoạch hợp lý, phù hợp với điều kiện của tỉnh. Từng tỉnh cần đánh giá lại diện tích trồng lúa

của tỉnh mình đề có đề án quy hoạch phù hợp, nhất là các tỉnh vừa qua nông dân tự phát chuyển diện tích trồng các loại cây trồng khác sang trồng lúa kém hiệu quả. 2, Nghiên cứu vận dụng các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo gắn với việc xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” như đã trình bày ở trên.

3, Cần có chính sách và cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư đầu tư vào sản xuất và xuất khẩu lúa gạo theo quy hoạch gắn với xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ kết quả nghiên cứu trong chương 3 có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

1, Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính ở chương 2, dự báo khả năng sản xuất và xuất khẩu của ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu dựa trên cơ sở quan điểm và định hướng chiến lược về xuất khẩu nông sản, quan điểm về mở rộng thị trường lúa gạo ở Việt Nam đến năm 2020 và quan điểm về sử dụng các giải pháp tài chính thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo ở ĐBSCL, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm hỗ trợ xuất khẩu gạo của ĐBSCL hiện nay cũng như trong thời gian tới.

Các giải pháp tài chính tập trung chủ yếu vào giải pháp chi ngân sách nhà nước và tín dụng cho vay tạm trữ lúa gạo. Cụ thể:

- Trong chi NSNN tập trung vào các nội dung chủ yếu như:

+ Tăng cường đầu tư cho quy hoạch, xây dựng các vùng chuyên sản xuất lúa gạo tập trung với quy mô lớn.

+ Đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa tập trung quy mô lớn. Bao gồm: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo hàng hóa tập trung quy mô lớn; Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất gạo, nhất là gạo xuất khẩu; Đầu tư hiện đại hóa công nghệ sau thu hoạch.

+ Đầu tư phát triển hệ thống xuất khẩu gạo theo hướng hiện đại.

- Về giải pháp về tín dụng cho vay tạm trữ chủ yếu tập trung đề xuất đổi mới việc thực hiện chính sách ưu đãi và cơ chế giám sát trong mua lúa tạm trữ sau thu hoạch để đảm bảo nguồn gạo xuất khẩu và bảo vệ lợi ích cho nông dân.

2, Luận án còn đề xuất hệ thống giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo để kích thích và ổn định sản xuất, giảm thiểu rủi ro cho nông dân, như:

- Hỗ trợ đối với người sản xuất gạo (chủ yếu là kinh tế hộ gia đình nông dân); - Cần có chính sách tài chính hỗ trợ cho xây dựng thương hiệu lúa gạo và hoạt động quảng bá tiếp thị;

- Có chính sách hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển các Hiệp hội ngành hàng; - Nghiên cứu các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất và xuất khẩu gạo;

- Xây dựng và phát triển hình thức bảo hiểm rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu gạo;

- Chú trọng công tác khuyến nông cơ sở tại địa phương.

KẾT LUẬN CHUNG

Từ kết quả nghiên cứu luận án, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

1, Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung thị trường xuất khẩu gạo, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

2, Hệ thống hóa vai trò và tác động của các giải pháp tài chính đối với động xuất khẩu gạo, trong đó chủ yếu tập trung phân tích các công cụ tài chính chủ yếu như: chi NSNN, tín dụng cho vay tạm trữ lúa gạo .

3, Làm rõ những tác động của các cam kết quốc tế đến hoạch định các chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu gạo.

4, Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực Châu Á, như Trung Quốc, Thái Lan về sử dụng các giải pháp tài chính đối với xuất khẩu gạo, luận án đã rút ra một số bài học cho hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL.

5, Thông qua nghiên cứu đặc điểm tự nhiên xã hội, tình hình sản xuất của ĐBSCL, luận án đã rút ra những thuận lợi và khó khăn của vùng đối với sản xuất gạo, để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp tài chính phù hợp với đặc điểm và điều kiện của vùng. 6, Từ tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam và ĐBSCL trong những năm qua, luận án đã có những đánh giá về khả năng xuất khẩu gạo của vùng.

7, Luận án đã tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính, chủ yếu là chi ngân sách và tín dụng cho vay tạm trữ lúa gạo tác động vào sản xuất và xuất khẩu gạo, từ đó rút ra được những kết quả đạt được (thành công), cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để có cơ sở đề xuất giải pháp ở chương 3.

8, Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính ở chương 2, dự báo khả năng sản xuất và xuất khẩu của ĐBSCL trên cơ sở quan điểm và định hướng chiến lược về xuất khẩu nông sản hàng hoá, quan điểm về mở rộng thị trường lúa gạo ở Việt Nam đến năm 2020 và quan điểm về sử dụng các giải pháp tài chính thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo ở ĐBSCL, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tài chính chủ yếu hỗ trợ xuất khẩu gạo ở ĐBSCL trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp

tài chính chủ yếu tập trung chủ yếu vào giải pháp chi ngân sách nhà nước và tín dụng cho vay tạm trữ lúa gạo.

9, Luận án còn đề xuất hệ thống giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo để kích thích và ổn định sản xuất, giảm thiểu rủi ro cho nông dân.

10, Để tạo điều kiện cho sản xuất và xuất khẩu gạo theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, luận án còn có một số kiến nghị với Chính phủ và các tỉnh ĐBSCL tiến hành nghiên cứu tổng kết các mô hình liên kết trong sản xuất và xuất khẩu gạo gắn với xây dựng “cánh đồng mẫu lớn", nghiên cứu thành lập “quỹ hỗ trợ sản xuất” “ngân hàng lúa gạo” để hỗ trợ đối với sản xuất và xuất khẩu gạo.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Võ Thị Yên Hà (2014), Một số giải pháp tài chính đẩy mạnh tiêu thụ lúa gạo xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long”. Tạp chí nghiên cứu

Châu Phi và Trung Đông, số 1 (101), tr.46-52.

2. Võ Thị Yên Hà (2014), “Tăng cường năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đẩy mạnh tiêu thụ lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí nghiên cứu Tài

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ NN & PTNT (2002), Báo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của mặt

hàng gạo trong bối cạnh hội nhập.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Đề án phát triển thương mại nông lâm thủy sản đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Quy hoạch nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

4. Nguyễn Thế Bình (2009), Quy hoạch, quản lý và sử dụng đất lúa ở ĐBSCL - Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và quy hoạch đất trồng lúa đến 2020, tầm nhìn 2030” tại Cần Thơ

5. Bùi Chí Bửu (2009), Bài học kinh nghiệm về công tác giống cây trồng trong

phát triển nông nghiệp - Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chiến lược đảm bảo an

ninh lương thực quốc gia và quy hoạch đất trồng lúa đến 2020, tầm nhìn 2030” tại Cần Thơ

6. Nguyễn Duy Cần, Võ Hồng Tú và Nguyễn Văn Sánh ĐH Cần Thơ (2011),

Liên kết “4 nhà” trong sản xuất và xuất khẩu gạo: trường hợp nghiên cứu ở tỉnh An Giang

7. Chính Phủ (2012), Công văn số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ

8. Cục Thống Kê tỉnh Long An (2011), Niên giám thống kê, NXB Thanh Niên, TP.HCM

9. Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang (2010), Niên giám thống kê, NXB Thanh Niên, TP.HCM

10.Cục Thống Kê tỉnh Bến Tre (2011), Niên giám thống kê, NXB Thống Kê, TP.HCM

11.Cục Thống Kê tỉnh An Giang (2011), Niên giám thống kê, NXB Thanh Niên, TP.HCM

12.Cục Thống Kê tỉnh Đồng Tháp (2011), Niên giám thống kê, NXB Thanh Niên, TP.HCM

13.Cục Thống Kê tỉnh Vĩnh Long (2011), Niên giám thống kê, NXB Thống Kê, Hà Nội

14.Cục Thống Kê tỉnh Trà Vinh (2011), Niên giám thống kê, NXB Thông Tin Và Truyền Thông, Hà Nội

15.Cục Thống Kê tỉnh Bạc Liêu (2010), Niên giám thống kê, NXB Thông Tin Và Truyền Thông, Hà Nội

16.Cục Thống Kê tỉnh Sóc Trăng (2011), Niên giám thống kê, NXB Thống Kê, Hà Nội

17.Cục Thống Kê tỉnh Cần Thơ (2011), Niên giám thống kê, NXB Thống Kê, Hà Nội

18.Cục Thống Kê tỉnh Kiên Giang (2011), Niên giám thống kê, NXB Thống Kê, Hà Nội

19.Cục Thống Kê tỉnh Hậu Giang (2011), Niên giám thống kê, NXB Thống Kê, Hà Nội

20.Cục Thống Kê tỉnh Cà Mau (2012), Niên giám thống kê, NXB Thống Kê, Hà Nội

21.Cục Thống Kê tỉnh Cần Thơ (2011), Số liệu kinh tế xã hội ĐBSCL 2000 - 2009, NXB Thống Kê, Hà Nội

22.Nguyễn Văn Dần (2009), Chính sách tài khóa công cụ điều tiết vĩ mô nền

kinh tế, NXB Tài Chính, Hà Nội

23.Nguyễn Văn Dần, Đỗ Thị Thục chủ biên (2013) , Giáo trình Kinh tế công , NXB Tài Chính, Hà Nội

24.Nguyễn Văn Dần (2009), Cấu trúc thị trường lý luận và thực tiễn ở VN, NXB Tài Chính, Hà Nội

25. Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình Quản lý chi ngân sách

nhà nước, NXB Tài Chính, Hà Nội

26.Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình Tài chính tiền tệ, NXB Tài Chính, Hà Nội

27. Đinh Thiện Đức (2006), Cung cầu hàng hoá gạo và những giải pháp chủ

yếu phát triển thị trường gạo Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế

28.Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam lý luận

và thực tiễn, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội

29.Đinh Phi Hổ (1995) chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Đồng bằng

Sông Cứu Long, Đề tài nghiên cứu khoa học KX.03.21.C.01, Trường Đại

học Kinh tế TP.HCM

30.Đinh Phi Hổ (2011), Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên

cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển - nông nghiệp, NXB Phương Đông, TP

HCM

31.Học Viện Tài Chính (2000), Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội

32.Nguyễn Đình Hợi (2009), Phát triển thị trường khoa học và công nghệ

trong nông nghiệp Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội

33.Nguyễn Đình Hợi (2005), Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội ngành

hàng trong sản xuất và xuất khẩu lương thực, Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Học Viện, Học Viện Tài Chính, Hà Nội

34.Nguyễn Văn Thường, Trần Khánh Hưng (2010), Giáo trình Kinh tế việt Nam, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội

35.Nguyễn Thị Lan Hương (2011), Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành

36. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (2011), Báo cáo xuất Khẩu gạo phải làm

lợi cho nông dân trồng lúa, ĐH nhiệm kỳ 4 tại Cần Thơ

37.Nguyễn Bình Giang chủ biên (2012) , Tác động xã hội vùng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

38.Nguyễn Văn Lực và Nguyễn Đức Lộc (2012), “Hoạt động sản xuất lúa gạo hàng hóa hướng vào lợi ích của nông dân”, Tạp chí Khoa học phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, ( 1)

39.Nguyễn Đình Long (2001), Báo cáo khoa học nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển

thị trường xuất khẩu nông sản, Hà Nội

40.Lã Văn Lý (2009), Tích tụ ruộng đất gắn với tổ chức sản xuất trên đất lúa ở

Việt Nam - Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chiến lược đảm bảo an ninh lương

thực quốc gia và quy hoạch đất trồng lúa đến 2020, tầm nhìn 2030” tại Cần Thơ

41.Phan Sĩ Mẫn (2010), “ Chính sách và giải pháp đối với sản xuất gạo của nông dân”, tạp chí nghiên cứu kinh tế, (386)

42.Đỗ Hoài Nam chủ nhiệm (1995), đề tài chuyển dịch CCKT ngành và phát

triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, của Viện Kinh t ế thuộc

trung tâm xã hội và nhân văn quốc gia, NXB khoa học xã hội, Hà Nội

43.Dương Ngọc Thúy và Phạm Hoàng Ngân, 2009, Thực trạng cung cầu lương

thực, đề xuất chính sách bảo đảm an ninh lương thực VN-Kỷ yếu Hội thảo

khoa học “Chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và quy hoạch đất trồng lúa đến 2020, tầm nhìn 2030” tại Cần Thơ

44.Phan Công Nghĩa chủ biên (2007), cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội

45.Lưu Văn Nghiêm (2004), “Marketing mở rộng thị trường, tăng hiệu quả xuất khẩu gạo”, Tạp chí kinh tế phát triển số 88-2004.

46.Ngô Văn Khoa (2006), Giải pháp hỗ trợ tài chính nâng cao năng lực cạnh

tranh của một số mặt hàng nông sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập,

Chuyên đề nghiên cứu Phòng Nghiên cứu TCDN, Học Viện Tài Chính, Hà Nội.

47.Trương Thị Sâm chủ biên (2005), các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ở vùng kinh tế trọng điểm phái nam, NXB Khoa học xã hội, TP.HCM

48.PGS.TS Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng

nông sản vào chuỗi giá tị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam,

NXB Công Thương, Hà Nội

49.Vũ Văn Thặng (2009), giải pháp thủy lợi cho phát triển lương thực ở

ĐBSCL - Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chiến lược đảm bảo an ninh lương

thực quốc gia và quy hoạch đất trồng lúa đến 2020, tầm nhìn 2030” tại Cần Thơ

50.Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 1995 - 2012,NXB Thống Kê, Hà Nội

51.Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (2011), Báo cáo

thường niên ngành gạo Việt Nam năm 2010 và triển vọng 2011.

52.Trung tâm thông tin thương mại, Hà Nội (1998), Kinh doanh gạo trên thế giới

Tiếng Anh

1. John Humphrey (2006), Shaping Value Chains in the Agrifood Sector, United Nations Industrial Development Organization

2.Shashi Saren (2008), Adding Value to Agri - Food Exports and Complying

3.Jodie Keane (2008), A New Approach to Global Value Chain Analysis, Overseas Development Institue

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 164 - 199)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w