6. Kết cấu của luận án
1.2.3.1. Cam kết quốc tế và lộ trình thực hiện liên quan tới các chính sách tà
tài chính đối với tiêu thụ nông sản
Khi gia nhập vào WTO, Việt Nam cũng như các nước thành viên khác phải bãi bỏ hoàn toàn các hình thức trợ cấp xuất khẩu cho nông nghiệp (trừ trường hợp được hưởng đối xử ưu đãi dành cho nước đang phát triển).
Trợ cấp nông nghiệp là các hình thức hỗ trợ của Chính phủ cho việc sản xuất, tiêu thụ nông sản (cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho một vùng nông nghiệp hoặc cho một sản phẩm cụ thể).
Sự hỗ trợ này có thể được thể hiện dưới các hình thức:
Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền từ Ngân sách Nhà nước (cấp vốn, góp vốn, bảo lãnh vay…); hoặc:
1. Miễn hoặc bỏ qua một khoản thu lẽ ra phải nộp cho Nhà nước (ví dụ miễn, giảm thuế, phí…); hoặc
2. Nhà nước mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung) với giá có lợi cho doanh nghiệp hơn bình thường; hoặc
3. Nhà nước thanh toán tiền cho một đơn vị tài trợ hoặc yêu cầu các đơn vị ngoài Nhà nước thực hiện một trong các hoạt động nói trên theo cách như Nhà nước làm (mà bình thường không đơn vị tư nhân nào, với các tính toán về lợi ích thương mại thông thường, lại làm như vậy).
Theo Hiệp định Nông nghiệp, về cơ bản Việt Nam được phép thực hiện các loại trợ cấp trong nước đối với nông nghiệp nhưng phải đảm bảo các điều kiện và giới hạn cụ thể. Được phép áp dụng không bị hạn chế đối với các khỏan trợ cấp thuộc 5 nhóm sau:
Nhóm 1 – Trợ cấp cho các Dịch vụ chung
Ví dụ: Trợ cấp cho nghiên cứu khoa học; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo; khuyến nông, tư vấn; kiểm tra sản phẩm vì mục đích sức khoẻ con người; tiếp thị, thông tin thị trường, tư vấn; kết cấu hạ tầng nông nghiệp (điện, đường, thuỷ lợi…)
Nhóm 2 – Trợ cấp nhằm mục tiêu dự trữ an ninh lương thực quốc gia
Điều kiện: Khối lượng lương thực dự trữ phải phù hợp với các tiêu chí định trước, việc thu mua để dự trữ và thanh lý khi hết hạn dự trữ phải thực hiện theo giá thị trường.
Nhóm 3 – Trợ cấp lương thực trong nước
Điều kiện: Tiêu chí để cho hưởng trợ cấp lương thực phải rõ ràng, có liên quan đến mục tiêu dinh dưỡng.
Nhóm 4 – Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai
Ví dụ: Các khoản chi phí hỗ trợ nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho những vùng bị thiên tai như giống, thuốc BVTV, thuốc thú y, san ủi lại đồng ruộng…
Nhóm 5 – Hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất
Bao gồm:
1. Hỗ trợ thu nhập (không được gắn với yêu cầu về sản xuất)
2. Hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho nông dân (khi mất mùa hoặc mất giá);
3. Hỗ trợ bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra; 4. Hỗ trợ hưu trí cho người sản xuất nông nghiệp;
5. Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình chuyển các nguồn lực (đất đai, vật nuôi…) khỏi mục đích sản xuất thương mại;
6. Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình trợ cấp đầu tư (đầu tư nhằm khắc phục các bất lợi về cơ cấu);
7. Hỗ trợ theo các chương trình môi trường (bù đắp chi phí sản xuất phải tăng thêm hoặc sản lượng giảm đi do thực hiện các yêu cầu về môi trường);
8. Hỗ trợ theo các chương trình trợ giúp vùng (vùng có vị trí hoặc điều kiện bất lợi).
Đồng thời phải đáp ứng đủ các điều kiện :
1. Là các biện pháp không hoặc rất ít tác động bóp méo thương mại;
2. Thông qua chương trình do Chính phủ tài trợ (kể cả các khoản đáng ra phải thu nhưng được để lại);
3. Không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất.
Hình thức trợ cấp được phép áp dụng trong mức nhất định gọi là “Mức tối thiểu” và phải cam kết cắt giảm cho phần vượt trên mức tối thiểu: thông dụng nhất ở các nước là các chương trình thu mua nông sản của Chính phủ để can thiệp vào thị trường.
Theo quy định tại Hiệp định Nông nghiệp, thành viên WTO vẫn có thể thực hiện các trợ cấp nói trên nhưng mức trợ cấp phải đảm bảo 1 trong 2 điều kiện dưới đây: 1, Trong mức tối thiểu (mức tối thiểu được tính bằng 5% trị giá sản phẩm hoặc 5% tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp đối với nước phát triển và bằng 10% đối với nước đang phát triển như Việt Nam);
2, Không vượt mức trần cam kết