QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VỀ XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 122 - 199)

6. Kết cấu của luận án

3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VỀ XUẤT KHẨU

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện chủ trương chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa như:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động có hiệu quả nhằm bảo đảm quyền tự chủ của các chủ thể kinh doanh; giá cả do thị trường quyết định; các tín hiệu của thị trường là căn cứ quan trọng để phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; khuyến khích cạnh tranh hợp pháp, lành mạnh; nhà kinh doanh được tìm kiếm lợi nhuận một các hợp pháp. (Báo cáo chính trị của ban chấp hành TW tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ - khóa VII).

- Phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa và khống chế những tác động tự phát tiêu cực, khắc phục những mặt khiếm khuyết vốn có của cơ chế thị trường làm cho thị trường thật sự trở thành công cụ quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực…(Báo cáo chính trị của ban chấp hành TW tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ - khóa VII).

- Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đồng thời thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh đó phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ với vai trò nòng cốt định hướng và điều tiết của nhà nước, đáp ứng yêu cầu đa dạng và nâng cao sức mua của thị trường thành thị và nông thôn, chú ý thích đáng đến thị trường các vùng khó khăn; mở rộng thị trường ngoài nước (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX).

- Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường thế giới (Báo cáo của Ban chấp hành TW khoá VIII tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thức IX)

- Chống đầu cơ, không để nông dân bị ép giá khi mua vật tư và bán sản phẩm; phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản trong nước trên cơ sở tạo điều kiện tăng thu nhập của nhân dân và thực hiện cơ chế lưu thông hàng hoá thông thoáng. Thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi đến các đơn vị sản xuất thuộc các thành phần kinh tế đẩy

mạnh xuất khẩu nông sản … (Nghị quyết 06NQ/TW tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị)

- Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá (bao gồm nông sản, lâm sản, thuỷ sản) và muối với người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Hợp đồng sau khi ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng. (Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng)

- Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải được ký với người sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất. Trước mắt thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với các sản phẩm là các mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu: gạo, thủy sản, chè, cà phê, hồ tiêu, quả, dâu tằm, thịt… và các sản phẩm chủ yếu tiêu dùng trong nước có thông qua chế biến công nghiệp: bông, mía, thuốc lá lá, cây rừng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ, sữa và muối… (Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính Phủ)

Tại kỳ họp thứ 7 khóa 11 từ ngày 05 tháng 05 đến ngày 14 tháng 06 năm 2005, Quốc hội Việt Nam ban hành bộ Luật Thương mại số 36/2005/QH11. Luật này có quy định cụ thể hoạt động mua bán hàng hóa qua SGD hàng hóa, trong đó: Mua bán hàng hóa qua SGD hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua SGD hàng hóa theo những tiêu chuẩn của SGD hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai (Theo điều 63, Mục 3, Chương II).

3.2.1. Quan điểm về mở rộng thị trường xuất khẩu gạo ở Việt Nam đến năm 2020

Mục tiêu phát triển thị trường gạo là thu mua hết gạo hàng hoá với giá có lợi cho nông dân. Nâng cao chất lượng hạt gạo để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Mở rộng thị trường xuất khẩu, giữ vững các thị trường truyền thống và khu vực, thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu có yêu cầu cao nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu. Sản xuất lương thực nhằm thực hiện 3 mục tiêu:

- Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong điều kiện dân số tiếp tục gia tăng, đồng thời để phát huy lợi thế của sản xuất gạo trong bối cảnh nguy cơ thiếu hụt lương thực trên thị trường thế giới gia tăng, trong giai đoạn 2010 – 2020 và những năm tiếp theo, quy hoạch diện tích đất cần ổn định khoảng 4,2 – 4,3 triệu ha với sự đảm bảo chất lượng trong sản xuất, bảo quản và chế biến.

- Đảm bảo đủ nguồn thức ăn để phát triển chăn nuôi với tốc độ tăng bình quân 8 – 10%/năm và cung cấp đủ cho công nghiệp chế biến.

- Tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Xuất phát từ các mục tiêu trên, việc sản xuất gạo phải quản lý chặt chẽ diện tích trồng lúa, chủ động tưới tiêu và hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa có điều kiện canh tác tốt vào các mục đích khác. Đầu tư nâng cấp, đổi mới hệ thống tuốt, sấy thóc, phát triển công nghệ chế biến, kho hàng, bến cảng ở các vùng sản xuất tập trung để phục vụ cho xuất khẩu và điều hoà trong nước. Phát triển thị trường lành mạnh, có những chính sách tài chính thích hợp tác động vào thị trường đảm bảo lợi ích cho người trồng lúa, khuyến khích lưu thông, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Căn cứ vào tình hình thị trường gạo trong giai đoạn hiện nay và dự báo trong thời gian tới, các giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng sẽ được trình bày trên cơ sở các quan điểm sau:

Một là, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo hàng hoá trên cơ sở ổn định sức tiêu thụ trên các thị trường hiện tại, phát triển quy mô thị trường hiện tại và tìm kiếm thị trường mới.

Việc ổn định thị trường hiện tại giúp giảm bớt rủi ro do những cú sốc thị trường đồng thời tạo nền tảng để ổn định và phát triển sản xuất, tạo điều kiện tăng

trưởng dung lượng thị trường. Ổn định thị trường là ổn định về giá cả lẫn khối lượng tiêu thụ.

Hai là, kết hợp các giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Các giải pháp ngắn hạn thường tác động tới các yếu tố môi trường của thị trường và có tác dụng tức thì như chính sách tín dụng. Còn giải pháp dài hạn thì có tác dụng nhằm ổn định thị trường tạo sự cân đối giữa sản xuất với nhu cầu tiêu dùng, giữa sản xuất với phát triển công nghiệp chế biến, cân đối giữa quy mô sản xuất với trình độ tổ chức sản xuất như là: chính sách đầu tư phát triển sản xuất, công nghiệp chế biến, hạ tầng. Các giải pháp dài hạn chủ yếu tác động đến cung cầu gạo hàng hoá.

Ba là, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, cần áp dụng chính sách bù đắp hợp lý để người sản xuất được hưởng mức thu nhập trung bình, đảm bảo công bằng xã hội.

3.2.2. Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu gạo:

- Sản xuất và xuất khẩu gạo phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia: hiện tỷ lệ dân số chưa đạt an ninh lương thực cả năm chỉ còn dưới 10%. Việt Nam trở thành quốc gia bền vững an ninh lương thực hơn phần lớn các quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Vai trò của Việt Nam trong hỗ trợ an ninh lương thực cho các quốc gia khác ngày càng tăng, cả trong và ngoài khu vực.

- Phát triển thị trường trong nước thông qua việc mở rộng phương thức mua bán thuận lợi cho người tiêu dùng, đồng thời tiếp cận thị trường thế giới, từng bước mở rộng và tạo uy tín để ổn định thị trường xuất khẩu. Việc xuất khẩu gạo cần tiếp tục đi vào nề nếp theo hướng doanh nghiệp nào có uy tín trên thị trường quốc tế cũng như đảm bảo việc thu mua gạo cho nông dân và tạm trữ theo Nghị định của Chính phủ được phép tham gia thị trường này, do đó tiến hành quy hoạch lại doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Doanh nghiệp cũng như nông dân cần bám sát theo những tín hiệu của thị trường để tiến hành sản xuất cho phù hợp. Khi thị trường đầu ra phát triển thì sản xuất sẽ phát triển, cầu tăng thì cung sẽ tăng, sự gia tăng này là bền vững.

- Phát triển sản xuất gạo phải kết hợp với phát triển công nghệ sau thu hoạch và công nghệ xay xát nhằm hạn chế tỷ lệ hao hụt, nâng cao giá trị gạo thương phẩm để có thể duy trì vị thế xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới.

- Hình thành nền nông nghiệp sản suất hàng hóa lớn hướng ra xuất khẩu cùng với việc xây nông thôn mới văn minh, hiện đại, theo hướng CNH – HĐH đất nước.

- Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp gắn liền với bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, bảo đảm người dân ăn no, đủ dinh dưỡng, cải thiện cơ cấu bữa ăn cho phù hợp yêu cầu phát triển thể chất và sức khỏe.

- Tạo nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề trong nông thôn thu hút nhiều lao động, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập, tăng sức mua của thị trường nông thôn, giảm hộ nghèo. Phát triển cơ sở hạ tầng mới đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống, nhất là vùng sản xuất tập trung, nhiều sản phẩm hàng hóa đặc biệt là thủy lợi, giao thông, nước sạch, trường học và trạm y tế.

- Bảo vệ môi trường sinh thái. Gắn việc khai thác, chế biến theo hướng nuôi dưỡng nguồn tài nguyên lâu bền, chất lượng sản phẩm cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Củng cố, hình thành và phát triển các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ hàng hóa nông sản, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững. Tiếp tục đổi mới tổ chức mạng lưới thương nghiệp theo Nghị quyết 12 của Bộ Chính Trị - hình thành chiến lược về thị trường – phù hợp với đặc điểm, điều kiện nhu cầu và khả năng từng địa bàn, vùng lãnh thổ trong việc cung ứng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với thị trường ngoài nước

Quán triệt tinh thần dự thảo chiến lược phát triển nông nghiệp trong thời kỳ 2000-2010 của Bộ NN & PTNT: xuất khẩu gạo từ 4-5 triệu tấn/năm, duy trì mức 5 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,5 tỷ USD, đồng thời dựa vào nguồn hàng xuất khẩu cũng như khả năng xuất khẩu của các công ty lương thực thành viên trong những năm qua, Hiệp hội lương thực đã xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo định hướng sau:

Thứ nhất: Thị trường gạo thế giới đầy biến động. Diễn biến về thời tiết, khí

hậu và mức giá thấp là nhân tố tác động hướng đi của các nước nhập khẩu. Việt Nam phải giữ vững các thị trường truyền thống phù hợp với chất lượng gạo và khả năng dịch vụ của mình. Gạo xuất khẩu phải đáp ứng nhu cầu thế giới về chất lượng, số lượng cũng như giá trị xuất khẩu. Sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dù đó là loại gạo gì, quy mô lớn hay nhỏ. Ngoài ra, đa dạng hóa xuất khẩu chủng loại gạo, cấp loại gạo phải theo hướng dẫn phát triển dần tỷ trọng gạo đặc sản, chất lượng cao, gạo có cấp loại cao trong tổng lượng xuất khẩu gạo nước ta. Nâng cao giá trị hạt gạo từng bước thâm nhập vào thị trường các nước phát triển – đặc biệt là các nước Châu Âu, đồng thời phải tranh thủ thâm nhập vào thị trường Châu Phi nơi có hàng triệu người thiếu đói. Do đó, phải vừa đầu tư về giống để có gạo ngon xuất khẩu vừa đầu tư nâng cấp máy móc xay xát để nâng cao chất lượng và giá cả. Vì vậy, Sản xuất gạo vùng ĐBSCL phải chú trọng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, dựa trên cơ giới hoá, tự động hoá từ khâu gieo trồng – thu hoạch và chế biến để gia tăng chuỗi giá trị của lúa– gạo. Nghiên cứu KHCN về lúa –gạo phải hướng vào quy mô, sản xuất lớn; hướng vào KHCN đầu tư nhiều chất xám, tiết kiệm lao động và chủ yếu hướng vào phục vụ nông dân sản xuất giỏi, xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, cạnh tranh và bền vững.

Thứ hai: Luôn theo dõi dự báo sản lượng gạo, nhu cầu gạo thế giới để có

chiến lược cho từng thời kỳ. Kết hợp chặt chẽ giữa đa phương hóa và tập trung hóa thị trường xuất khẩu, trong đó cần ưu tiên trước hết những thị trường tiêu thụ lớn, ổn định lâu dài. Khi có cơ hội, phải chiếm lĩnh và biến thị trường tiềm năng thành thị trường quen thuộc và truyền thống của mình.

Thứ ba: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức cũng như thành phần tham gia xuất

khẩu gạo để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong mọi lúc, mọi nơi, mọi quy mô. Như vậy trong hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo và cơ chế quản lý vĩ mô cần có các doanh nghiệp lớn (tổng công ty) làm chủ đạo và có các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh, hỗ trợ vừa có cơ chế cứng, vừa có cơ chế mềm để hệ thống này hoạt động

này linh hoạt, thích ứng kịp thời với mọi biến động thị trường. Cần có sự phân chia, phân cấp thị trường cho các loại hình tổ chức xuất khẩu gạo một cách hợp lý.

Tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế, các hiệp định thương mại đa phương và song phương để tạo cơ hội thâm nhập và khai thác các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo.

Kinh doanh gạo cũng như mọi loại hàng hóa khác đều phải phù hợp với quy luật kinh tế thị trường, từ đó xây dựng mọi cơ sở nền tảng cho xuất khẩu gạo phù hợp với nhu cầu thị trường và tập quán thương mại.

3.3. QUAN ĐIỂM VỀ SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG GẠO Ở ĐBSCL THỊ TRƯỜNG GẠO Ở ĐBSCL

Dựa trên tiếp cận cho rằng, phát triển thị trường xuất khẩu gạo vừa phải tuân thủ quy luật thị trường vừa phải sử dụng các giải pháp hỗ trợ người sản xuất, đảm bảo cho họ có mức lãi thỏa đáng để họ an tâm sản xuất gạo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Vì vậy, sử dụng các giải pháp tài chính cần quán triệt một số quan điểm cụ thể sau:

3.3.1. Đầu tư có trọng điểm và đồng bộ cho sản xuất và xuất khẩu gạo ởĐBSCL ĐBSCL

Quan điểm đầu tư có trọng điểm thể hiện sự tập trung nguồn lực ưu tiên cho một vùng hoặc một số lĩnh vực nào đó. Đầu tư trọng điểm là phương thức trái ngược với đầu tư dàn trải, mà nhược điểm lớn nhất là nguồn vốn bị dàn trải, xé nhỏ, khó

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU GẠO VÀ TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO (Trang 122 - 199)